Những câu hỏi liên quan
Lê Nguyễn Phương Vy
Xem chi tiết
Thu Trang
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
4 tháng 1 2017 lúc 20:04

2.“Ầu ơ…, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi… Khó đi Mẹ dắt con đi, con đi trường học, Mẹ đi trường đời. Ầu ơ, ầu ơ…”
Nghe tiếng hát ru bất chợt lòng tôi bỗng cảm thấy ấm áp, những ký ức tuổi thơ chợt hiện về trong tôi. Mẹ đã từng chăm lo cho tôi như thế, mỗi giấc ngủ đều có tiếng ru của Mẹ, mỗi bữa ăn đều có dáng Mẹ chăm lo. Nhưng rồi, tôi dần dần rời ra vòng tay ấm áp, xa dần chiếc võng cùng lời ru ấy, nhường lại cho các em, và có chăng chỉ là ở từ xa nhìn, nghe ké, cảm nhận và ao ước.
Từng đứa em tôi lần lượt ra đời, thằng ba với con tư rồi thằng út, nhìn Mẹ lúc nào cũng chăm sóc ba đứa em hơn mình, tôi cảm thấy tình cảm của Mẹ dành cho tôi phần nào đã bị chia sớt đi. Mẹ không còn là của riêng tôi nữa, mà cứ quần quật suốt ngày với phận làm dâu của gia đình 4 thế hệ và làm Mẹ của 4 đứa con, gần như chỉ biết “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, gần như kiệt sức. Với đồng lương cán bộ không đủ nuôi gia đình, Ba đành rời bỏ công việc mà bao năm phấn đấu học hành để về đỡ đần phụ Mẹ, dạy dỗ con thơ. Cuốc sống của Ba Mẹ chỉ dành cho đàn con, suốt ngày đầu tắt mặt tối. Nhiều khi, Mẹ bận công việc bên ngoài, để ba đứa em cho tôi chăm sóc, nhìn chúng nghịch phá không nghe lời, tôi bực quá bắt chúng lại đánh cho một trận, chúng nó thi nhau khóc. Thấy đứa này khóc, đứa kia đua nhau khóc to hơn nữa, giành đồ chơi khóc, đói khát sữa khóc, cứ thấy khóc là tôi cứ pha sữa cho mà uống (uống đến nổi thằng út béo ú và thường xuyên bị tiêu chảy ) thế là nín ngay, không thì khóc mệt rồi lăn ra ngủ. Chiều về, Mẹ thấy chúng nó ngoan ngoãn nằm ngủ còn khen tôi giỏi, và khoe với mấy cô hàng xóm, lúc đó tôi vui lắm cứ như mình lập được công to vậy.
Nhưng có lúc tôi cũng rất hư, dám lôi đám em trốn đi hái bần, tắm sông, bị đòn mấy lần vì không biết bơi. Rồi lần làm cả nhà nháo nhào khóc lóc, cả họ hàng nội ngoại đi tìm vì tưởng bỏ nhà đi, do bị đánh đòn oan ấm ức quá leo lên nóc nhà kho ngủ 1 ngày 1 đêm. Và nghiêm trọng nhất là lần tôi xém đi chầu Đông Hải Long Vương vì dẫn thằng em trốn nhà đi chơi hội chợ, bị Mẹ lôi về, đi lon ton qua cầu dây có đoạn gỗ bị mục, tôi bị hụt chân rơi xuống song. Rất may tôi chụp được sợi cáp phía dưới lòng cầu, tôi – 1 đứa bé 8 tuổi không biết bơi, hoảng hốt đu đeo sợi cáp dưới trời tối đen như mực và la thất thanh: “Mẹ ơi cứu con!”. Mẹ tôi nghe tiếng tôi nhưng tay bồng em tôi như trời trồng, chết điếng không nhúch nhích được, cũng may có Cậu út đi ngang qua với tay cố lôi tôi lên. Tôi vừa leo lên cầu, được Cậu ôm tôi về còn Mẹ thì nắm chặt tay tôi cứ như sợ mất tôi vĩnh viễn vậy. Về đến nhà Cậu tôi kể cho cả nhà nghe, cả nhà tôi chết lặng, Ba tôi ko la mắng gì hết chỉ dặn muốn đi chơi thì xin có người dẫn đi, Nội tôi thì chấp tay lạy trời phật liên tục, còn Mẹ tôi run bần bật, mặt mày xanh lét ko đứng nổi, cả đêm không ngủ được vì ám ảnh. Còn tôi, lúc đầu chỉ biết khóc thút thít cảm thấy mình có lỗi ghê gớm và xin lỗi vì… rớt mất chiếc dép mới xuống sông, đến khi thấy sự lo lắng của cả nhà cho tôi lúc đó, tôi mới hoàng hồn và sợ chết, từ đó đi đâu tôi cũng xin phép và có người đi cùng mới được đi.
Chẳng biết từ khi nào, tôi đã ý thức được Ba Mẹ ngày càng già đi theo năm tháng, tóc dần điểm sương, vết chai sần trên tay, vết nứt nẻ ở bàn chân càng nhiều. Tôi cảm thấy xót xa nhưng chẳng thể nào làm gì chỉ có thể nghe lời, phải làm gương và chăm sóc lo cho các em để đỡ đần phần nào cho Ba Mẹ. Tôi không còn so đo với các em hay suy nghĩ ghen tị với mấy đứa trẻ hàng xóm được Ba Mẹ chúng mua quần này áo nọ, đồ chơi xanh đỏ, được ôm ấp vuốt ve, được chở đi đây đó, được nghe những câu nói yêu thương ngọt ngào. Bởi vì tôi hiểu Ba Mẹ tôi không muốn tập cho chúng tôi thói quen nũng nịu, mè nheo, đua đòi, và hơn hết Ba Mẹ tôi không có thời gian nhiều như họ. Nhưng Ba Mẹ tôi cũng chưa để chị em tôi phải thiếu thốn những cái cơ bản nào của 1 gia đình bình dân. Có những thứ hơi xa xỉ như: cái lược cài tóc có nơ, cái đồng hồ báo thức, đồng hồ đeo tay, chiếc xe đạp,… là món quà mà Ba tôi sẽ mua cho chị em tôi khi lãnh thưởng cuối năm, hay học sinh giỏi bộ môn của trường, huyện, tỉnh,... là mục tiêu để ba tôi khích lệ chị em tôi cố gắng.
Ba Mẹ hiếm khi dạy chị em tôi bằng roi vọt hay la mắng như nhiều người, lúc nhỏ chị em tôi nhìn nhận đúng sai qua lời khuyên, giải thích và tuyền tải của Mẹ, lớn lên chút nữa chúng tôi cảm nhận qua ánh mắt của Ba: chỉ cần nhìn thấy ánh mắt không vui và không hài lòng của ba là chị em tôi biết sai, ngưng và sửa chữa ngay lập tức chứ không đợi phải lên tiếng. Cứ như thế, chị em tôi lớn lên từ sự dạy dỗ của Ba, chăm lo của Mẹ không có những câu nói ngọt ngào nhưng chúng tôi vẫn biết cuộc đời Ba Mẹ là mãi hy sinh cho chúng tôi, tình yêu của Ba Mẹ không thể hiện bằng lời mà bằng những nhọc nhằn, dãi dầu mưa nắng; Bằng cả tuổi xuân, bằng những mỏi mòn, trông chờ và hy vọng sự trưởng thành của chúng tôi trong đôi mắt đong đầy vết chân chim.
Giờ đây, con đã lớn khôn, con có thể bước đi trên đôi chân của chính mình, đó là nhờ công ơn nuôi dạy của của Ba Mẹ. Hình như con gái vẫn là giống Ba nhất cả về hình dáng lẫn tình cách ít nói, nhưng vẫn giống Mẹ chút nhẫn nhịn thì phải. Tuy không nói và chưa từng nói lên suy nghĩ và bộc lộ cảm xúc của mình với Ba Mẹ, nhưng trong sâu thẳm con vẫn luôn muốn xin lỗi vì đã có những suy nghĩ ngốc ngếch, có những hành động nông nổi trẻ con, những câu nói nhất thời làm Ba Mẹ buồn lòng.
Và hơn hết, xin cám ơn vì con là con của Ba Mẹ, cám ơn Ba Mẹ đã cho con cuộc sống này, cám ơn những hy sinh mà Ba Mẹ dành cho con và các em!

Lê Quỳnh Trang
4 tháng 1 2017 lúc 20:05

1.Anh về chợ Búng nhớ em
Sầu riêng , măng cụt nhớ đem quà về
Nếu anh mà có ô kê
Bánh Bèo, Bì Cuốn, khỏi chê anh rồi.
**************************************...
Hương khơi biêng biếc nỗi niềm
Trái sầu riêng - dễ - sầu riêng - riêng mình
Cầu Ngang* bắc nhịp vô tình ?!
Chân qua mê mãi nước nhìn bóng quen...

Lửa bùng - điệu múa - tay mềm
Đất quê - men bóng** tạc nên câu hò
"Chiều chiều mượn ngưa ông Đô..."***
Tiếng chuông thổ mộ đổ bờ tâm linh...

Tím dòng sông - tím lục bình
Con đò ký ức trở mình nghe thương
"Ai đi chợ Thủ - Bình Dương"
Hỏi dùm tôi...lá trầu vườn nhà em...
Bình Dương Một góc tình riêng...!

**************************************...
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ, bán ve
Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu

Lê Quỳnh Trang
4 tháng 1 2017 lúc 20:05

2.Ai về ngang đất Lái Thiêu
Nhớ người con gái mỹ miều nết na
Bình Dương người đẹp mặn mà
Minh tinh Thẩm Thúy, nữa là Việt Trinh
Hàng hàng lớp lớp gái xinh
Còn chờ ai đến trao tình đó nha

shanyuan
Xem chi tiết
Sad boy
27 tháng 7 2021 lúc 9:54

câu 1 : thiếu chủ ngữ 

sửa :  Trong bài Cây tre Việt Nam tác giả đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất tốt đẹp của cây tre.

câu 2 : ko có chủ ngữ và vị ngữ ( câu này sửa thì tuỳ từng ng )

VD : Sau khi học xong văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. em rất ấn tượng và yêu quý cây cầu Long Biên

phạm khánh linh
27 tháng 7 2021 lúc 9:56

a, ko có cn

sửa: 

bài Cây tre Việt Nam đã cho ta thấy vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất tốt đẹp của cây tre.

b, thiếu c-v

sửa : Sau khi học xong văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. ta thấy đc tinh thần anh dũng chiến đấu của dân tộc ta trong chiến trang và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 5 2019 lúc 2:08

Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.

   + Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ

   + Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.

Những bài ca dao xuất hiện hình ảnh chiếc cầu cũng với ý nghĩa tương tự:

   Ước gì sông rộng một gang

Để em ngắt ngọn mồng tới bắc cầu

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 7 2019 lúc 5:13

Câu (c) là câu nhận định đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Kenaki Ken
10 tháng 5 2021 lúc 9:39

Câu (c) là câu nhận định đúng.

Lục Sênh
Xem chi tiết
Ninh
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
9 tháng 9 2018 lúc 9:37

minh k có thời gian 

bn tụ lên mạng tìm

chúc bn 

học 

tốt

Trương Lan Anh
9 tháng 9 2018 lúc 9:46

 văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước... không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

      Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

Thân em như tấm lụa đào

 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

       Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia

 Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu"

      Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù. Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

      “Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

 Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

              Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

      Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

       Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

       Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”...

        Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô

 Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

      Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu

           Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

                      Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

                                    Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

       Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu’’. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

     Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai"

     Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi."

        Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng... Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai

 Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi’’

      Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai... thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.

      Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Lê Trần Quỳnh Anh
9 tháng 9 2018 lúc 10:35

- Ngoài nỗi khổ,  em còn hiểu được niềm khao khát muốn chống lại xã hội phong kiến, muốn được đòi lại tự do của mình. Ngoài ra, bài ca dao số 3 còn phản kháng chế độ trọng nam khinh nữ. Những người phụ nữ muốn được đối xử một cách công bằng, muốn được tự quyết định số phận của mình.

* Phân tích bài ca dao:

+ Bài ca dao chọn: Bài số 2

Phân tích nội dung:

- Những con vật được nhắc tới: Con tằm, con kiến, con hạc, con quốc.

- Con tằm, con kiến là hình ảnh tượng trưng cho những con người có thân phận nhỏ nhoi, yếu ớt, có nhiều đức tính tốt đẹp nhưng vất vả, gian truân trong cuộc sống mưu sinh.

- Hạc là biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội cũ.

- Con cuốc là biểu hiện cho nỗi đau khổ oan trái.

Học tốt hihi :v.                                                                     

Nguyen Yen Chi
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 1 2021 lúc 21:34

Tham khảo:

Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt. Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cần phải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuy nhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũng phải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt.

 

Chúng ta nên hiểu như thế nào là "trong sáng"? Trong sáng chính là sự trong trẻo, sáng rõ, không một chút vẩn đục, trong sáng có nghĩa là ở trạng thái giữ được bản sắc tốt đẹp, không có hiện tượng pha tạp, tạp nham, hoàn toàn lành mạnh. Sự trong sáng trong tiếng Việt là một vấn đề rất rộng mở, bao hàm tất cả những gì liên quan đến việc sử dụng và có ảnh hưởng đến tiếng Việt. Bản chất vốn có của tiếng Việt như thế nào và việc sử dụng đúng bản chất đó ra sao thì đó chính là sự trong sáng của tiếng Việt. Con người chúng ta sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp hàng đầu giữa mọi người với nhau, đối với người Việt ta, sử dụng tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất, đảm bảo được sự hiệu quả trong giao tiếp và truyền đạt.

 

Một trong những nét trong sáng đầu tiên của tiếng Việt chính ở hệ thống chuẩn mực và quy định về việc sử dụng tiếng Việt, từ việc sử dụng chữ viết, phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, cho đến phong cách ngôn ngữ đều có những quy tắc chung. Mỗi chữ viết có cách viết và cách phát âm khác nhau, có thể ghép với nhau theo quy tắc để tạo nên những từ mới. Mỗi câu đều có cấu trúc ngữ pháp nhất định và mang phong cách ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh sử dụng, tất cả điều đó cấu thành sự trong sáng của tiếng Việt.

 

Thứ hai, tiếng Việt là ngôn ngữ của chúng ta, do ông cha ta là người sáng lập nên, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc, sự trong sáng trong tiếng Việt chính là không có sự pha tạp, việc sử dụng hay mượn từ của nước ngoài phải có chọn lọc, phải phù hợp và có chừng mực, không lạm dụng các từ nước ngoài, tuy nhiên ở trong mỗi hoàn cảnh phải biết dung nạp những yếu tố tích cực để làm giàu, đa dạng hơn vốn tiếng Việt.

 

Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ chính là đang sáng tạo ngôn ngữ, tiếng Việt trong quá trình sử dụng được con người sáng tạo với muôn màu muôn vẻ khác nhau, tuy nhiên sự sáng tạo đó phải nằm trong quy củ, phải tuân theo những quy tắc chung, đảm bảo tính chuẩn mực và hệ thống của tiếng Việt. Không thể sáng tạo một cách nhố nhăng, vô tổ chức, cái sáng tạo phải hướng đến đóng góp cho sự bền vững và phát triển của tiếng Việt. Ngôn ngữ nào cũng vì một mục đích chung đó là giao tiếp trong xã hội loài người, chính vì vậy, nó phải đảm bảo những chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đối với tiếng Việt, tính lịch sự, văn minh chính là một trong những nét trong sáng của thứ ngôn ngữ này.

 

Trong xã hội có bao nhiêu lứa tuổi, bao nhiêu thành phần, tầng lớp và phân chia vai vế thì ứng với đó là có bấy nhiêu cách xưng hô phù hợp. Sự phù hợp trong cách xưng hô không chỉ để nhận dạng mà còn đảm bảo tính nhân văn, tình cảm giữa con người. Ví như xưng hô với ông bà bằng cháu, xưng hô với bố mẹ bằng con, xưng hô với anh chị bằng em và xưng hô với bạn bè bằng cậu/ tớ. Không chỉ riêng trong cách xưng hô mà toàn bộ việc sử dụng tiếng Việt cũng phải đảm bảo lịch sự, có văn hóa, thể hiện ở cách điều chế cảm xúc, biết khiêm nhường, lễ độ và nói năng từ tốn, đặc biệt là biết nói lời xin lỗi, cảm ơn.

 

Vậy làm thế nào chúng ta gìn giữ được tất cả những nét trong sáng trên của tiếng Việt? Trước hết đó là phải tôn trọng tiếng nói, ý thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, nếu không nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến những sai lệch trong bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp hay phải sử dụng ngôn ngữ, chúng ta đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không thể sử dụng một cách tùy tiện, nói năng lung tung. Việc trau dồi vốn tiếng Việt và thường xuyên có ý thức rèn luyện cũng chính là gìn giữ sự trong sáng của tiếng ta. Bởi vậy, chúng ta cần sử dụng lời ăn tiếng nói một cách đúng đắn, không nói năng hàm hồ, dùng từ thô thiển, kích động.

 

Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của chúng ta, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là bảo vệ tiếng Việt, bảo vệ ngôn ngữ của quốc gia chính là bảo vệ tiếng nói của dân tộc, bảo vệ đất nước. Nếu không gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt đồng nghĩa với việc chúng ta dần đánh mất đi ngôn ngữ của chính mình, ngay cả tiếng nói của dân tộc cũng không gìn giữ được thì sẽ chẳng có gì đảm bảo chúng ta có thể bảo vệ đất nước trước những thế lực thù địch đang nhăm nhe.

Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết