thuyết minh về hoa đào ai thấy bài nào hay chỉ cho mình với
cách làm bài văn thuyết minh hay
và thuyết minh về hoa đào
Như một vòng tuần hoàn của cuộc sống, đông qua, xuân đến. Chúa xuân mang đến cho vạn vật những tia nắng ấm áp sau một mùa giá lạnh, thổi vào cuộc sống hương vị ngọt ngào của mùa xuân. Nếu như hoa mai tượng trưng cho một cái Tết sung túc ở phương Nam thì hoa đào là biểu tượng cho một mùa xuân bất diệt ở miền Bắc.
Tuy có nguồn gốc xa xôi ở xứ Ba Tư, thế nhưng ngày nay hoa đào có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam đặc biệt là ở miền Bắc và mỗi khi Tết đến Xuân về.
Cây đào thuộc họ hoa hồng, thân gỗ nhỏ, cao khoảng từ năm đến mười mét, lá có hình mũi mác. Hoa mọc đơn độc, có màu hồng hoặc màu trắng, năm cánh mềm mại, mịn màng như nhung. Khi cây ra hoa ngắn, hầu như không có cuống, đài có ống hình chuông, thùy hình trứng, có nhiều nhị. Dòng họ của hoa đào rất da dạng và phong phú. Nếu xếp theo số cánh thì có thể chia đào thành hai loại là đào đơn và đào kép. Còn xếp theo màu sắc thỉ có thể chia đào thành đào phai, đào bích, đào bạch, đào thất thốn. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là đào bích. Đào bích cánh hoa màu hồng thắm, tán tròn nhiều cành cân đối. Đào phai màu nhạt, hồng tươi, trang nhã mà hấp dẫn như đôi má ửng hồng của người thiếu nữ khi thẹn thùng. Đào bạch ít hoa tương đối khó trồng. Đào thất thốn dáng nhỏ, hoa nhỏ, có màu đỏ thẫm.
Hoa đào chỉ trồng được ở miền Bắc và nở đúng vào mùa xuân. Nhưng muốn hoa nở đúng thời vụ thì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm ở người trồng hoa. Và thi sĩ Xuân Sách đã dùng những lời thơ để nêu ra cách làm cho hoa nở đúng ngày Tết:
"Vặt trụi lá, bè trơ cành
Đê cây tức giận nở thành trăm hoa"
Vì vậy, muốn có đào chơi vào ngày Tết thì tháng mười một âm lịch người ta thường ngắt hết lá để nhựa cây tích tụ lên thân làm nụ. Rồi tùy theo thời tiết nóng hay rét nhiều mà người trồng đào phải thúc hay hãm hoa.
Nếu ở miền Nam, xuân về phải có mai vàng, một biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc và sum vầy thì ở miền Bắc có hoa đào mới có mùa xuân. Người miền Bắc ưa chuộng chơi đào vào ngày Tết có lẽ vì màu hồng mang lại sự may mắn và phúc lộc đầu năm. Các cụ ngày xưa thường bảo, cắm một cành đào trong nhà là cản được gió độc và đuổi được tà khí. Và sân nhà ai có trồng đào thì đó là sân nhà phú quý. Những nhà có điều kiện thường sắm cả một cây đào ghép ba tầng, những nhà nghèo hơn cũng có mua một vài nhánh đào chưng trong nhà. Đón xuân mà không có hoa đào cũng tẻ nhạt như thiếu bánh chưng xanh, câu đối đó, tràng pháo hồng. Vì vậy, Tết đến, dù bận việc đến mấy thì người dân miền Bẳc cũng phải mua cho gia đình mình một vài nhánh đào.
Hoa đào không chỉ mang giá trị thẩm mĩ mà còn mang nét đẹp văn hóa đồng thời còn là một dược phẩm, mĩ phẩm độc đáo. Từ xưa, hình ảnh của hoa đào đã được đưa vào thơ ca làm xúc động lòng người. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có nhắc đến hình ảnh cùa hoa đào trong sự luyến tiếc khi cảnh cũ còn mà người xưa không thấy: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Và vẻ đẹp mơn mởn của hoa đào trong ngày Tết còn thể hiện qua câu thơ:
“Một đóa đào hoa khoe tốt tươi,
Tướng xuân mơn mởn thấy xuân cười”.
Mùa xuân năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung sau khi đại thắng quân Thanh, đã mang một cành đào từ Thăng Long về Phú Xuân để tặng cho công chúa Ngọc Hân- người vợ yêu quý của người – để báo tin thắng trận. Trong lịch sử y học Á Đông, danh y Tuệ Tĩnh đã ghi lại nhiều phương pháp chăm sóc da mặt cho phụ nữ bằng hoa đào.
Cây đào không dễ trồng như cây mai. Nó là một loại cây ưa đất thịt, phân bón vừa phải, cần nhiều ánh sáng, thoáng và thông gió. Ở miền Bắc Việt Nam, người ta trồng đào để lấy hoa chơi Tết, sau ngày Tết, người ta tiếp tục trồng đào trở lại.
Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Đúng là muôn hồng, nghìn tía, cái đẹp đi đến từng người, từng nhà và hoa đào là một món quà mà thiên nhiên ưu ái dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào vẫn Còn sống mãi với thời gian như lời thơ của Chế Lan Viên:
“Một cành đào ứa nhựa
Nặng bàn tay anh cầm,
Nghe hương thầm lan tỏa
Qua màn sương thời gian”
Các bước làm bài văn thuyết minh:
Bước 1:Xác định đối tượng thuyết minh.Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viếtLựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợpSử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.Bước 2: Lập dàn ýBước 3: Viết bài văn thuyết minhII. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh
* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
Cấu tạo của đối tượngCác đặc điểm của đối tượngLợi ích của đối tượngTính năng hoạt độngCách sử dụng, cách bảo quản* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
Nguồn gốcĐặc điểmHình dángLợi ích* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
Nêu một định nghĩa chung về thể thơNêu các đặc điểm của thể thơ:Số câu, chữ.Quy luật bằng trắc.Cách gieo vần.Cách ngắt nhịp.Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.* Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
Vị trí địa lí.Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.Cách thưởng ngoạn đối tượng.* Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
Hoàn cảnh xã hội.Thân thế và sự nghiệp.Đánh giá xã hội về danh nhânLưu ý: Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
* Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.Cách thức chế biến, thưởng thứđể thuyết minh về hoa đào mình cần làm những bước nào
Thuyết Minh Về Cây Đào Ngày Tết
Lưu ý:KO CHÉP MẠNG
Ai nhanh mình tick cho Nếu ko làm hết đc cả bài thì làm mở bài thôi cũng ok nhưng phải dài và hay một xíu nhaaa ^____^
Bài làm
Đông đi xuân đến, Tết lại tới, trăm ngàn cây hoa đưa nở. Nhà nhà đi mua cây và hoa tấp nập. Nhà em cũng vậy, nhà em đã mua cây hoa đào về để đón tết.
Cây đào này được bố em mua vào hôm qua, cái cây được bọc kín hết nụ, khi bỏ những cái bọc để bọc hoa đào ra, thì trước mắt em chính là một cái cây đào cực đẹp. Thân cây đào được uốn cong như là thân của những con rồng đang bay uốn lượn trông rất oai hùng. Những cành và nhánh nhỏ của cây đào được chia ra rất nhiều và rộng, nhỏ dần về phần đầu như một ngon đuốc hồng tươi. Những bông hoa vừa mới trổ bông trông rất non nớt. Mỗi bông hoa có 5 cánh tựa như những ngôi sao màu hồng được gắn trên cây, trông rất đẹp mắt. Em cảm giác như cây đào này như một thiếu nữ trẻ trung mặc bộ váy hồng thướt tha. Khi được mua cây đào về, nhà em ai nấy cũng đều gật đầu khen đẹp, có lẽ cây đào rất hãnh diện về vẻ đẹp kiêu sa của mình. Khách đến chơi nhà cũng tấm tắc khen đẹp, nhiều người còn đòi bán lại nhưng gia đình em lại không bán vì gia đình em rất yêu cây đào này.
Có lẽ tết năm nay sẽ chính là tết hạnh phúc nhất từ trước đến nay vì gia đình em có thêm một người bạn là cây đào này.
lên google nha b
chúc hok tốt
viết một bài văn về cây hoa đào mùa tết
ai nhanh hoặc hay nhất mình tick cho
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
tui nhanh nhất nhé !
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
- Mở bài và kết bài thuyết minh về cây hoa thiên lý . Ai giúp mình với
Mở bài:
Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.
Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.
Kết bài:
Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.
Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương
Mở bài:
Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.
Kết bài:
Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.
Đề bài: Hãy viết bài văn thuyết minh về hoa đào
Đáp án
Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu loài hoa: tết đến xuân về, một loài hoa không thể thiếu trong không gian trang trí của gia đình - nhất là gia đình ở miền Bắc, góp phần tô điểm hương sắc ngày tết mùa xuân chính là hoa đào.
b. Thân bài (9đ)
- Nguồn gốc và các loại hoa đào (3đ):
+ Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN).
+ Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít người có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi). Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất.
- Cấu tạo hoa đào (1.5đ):
+ Đào là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.
- Đặc tính sinh trưởng (1.5đ):
+ Cây đào ưa thích ánh nắng và chịu rét, chịu hạn, sợ úng. Thích hợp với đất pha cát và thoát nước tốt, không chịu kiềm, không thích hợp với đất dính. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18°C-25°C.
- Cách trồng đào (1đ):
+ Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả. Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7 - 9.
+ Gieo hạt.
- Cách chăm sóc (1đ) :
+ Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp.
+ Tạo tán, tạo thế
- Giá trị và ý nghĩa của hoa đào trong đời sống: tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc, cho sự sinh sôi nảy nở, cầu sức khỏe và xua đuổi bách quỷ mang đến bình an, gợi nhắc tình nghĩa thủy chung. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định giá trị của hoa đào. Cảm nghĩ, tình cảm của em về loài hoa đó (yêu quý, trân trọng...)
Thuyết minh về cây bút chì có sử dụng biện pháp nghệ thuật
Ai có bài nào hay gửi vào giúp mình với
Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.
Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. Đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phẳng hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.
Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.
Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.
Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.
Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.
Chúc Hok tốt !!!!!!!!!!!!!
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng e-mail vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi phải không bạn!
Thuyết minh về chú chó nhà em lớp 9 ? ai có dàn bài hay bài văn mẫu nào hông cho tớ tham khảo với nhá... !!!
Mở bài:
Nhiều cách, trực tiếp hoặc gián tiếp. Cứ chọn cái nào thu hút ng` đọc
VD: Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm, thậm chí hơn cả loài mèo nữa .
Thân bài:
1. Phân loại:
Chó ta chó tây chó bẹc, chihuahua v.v...
Nhưng chủ yếu ta thuyết minh về chó nhà.
3. Cung cấp những tri thức về đặc điểm hình dạng:
- Từ khái quát đến cụ thể, từ đầu --> đuôi (Thông tin trên mạng, trong đời sống, và cả ở bài của Susu kia nữa). Chú ý nếu nh~ đặc điểm nổi bật: Là loài đv ! có 3 mí chẳng hạn v.v...
3. Thuyết minh về đặc điểm sống(Cứ tìm trên mạng nhé):
- Đặc điểm phát triển cơ thể - ko fải là miêu tả như trên nhá (mấy ngày mở mắt, biết đi, tự lập, trưởng thành v.v..).
- Đặc điểm sinh sản (lứa, số con 1 lứa v.v...)
- Đặc điểm tổ chức: bầy đàn/ riêng lẻ v.v..., quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái v.v..
- Đặc điểm sống: các tập tính, thói quen...
Vd: Chúng thường khoanh vùng sống bằng nước tiểu...
4. Vai trò:
- Là vật nuôi (chỉ rõ ra là vật nuôi ntn nhé)
- Là ng` bạn
- Ngoài ra: chó đặc vụ, cảnh sát v.v...
Nhớ fân tích từng vai trò (tại sao nó lại có thể làm thế, nó làm thế ntn)
5. Quan hệ của chúng với con ng`:
- Thân thiết, trung thành v.v...
6. Mở rộng vấn đề:
- Thái độ hiện trạng của con ng` (tình cảm, yêu quý, làm thịt v.v...) ==> Đánh giá nên hay k nên
- Giải pháp và hướng đi cho việc đối xử với loài vật này.
Kết bài: đánh giá chung và riêng về nó..
( dàn bài này mk lấy trên mạq ak, pn tham khảo nha)
Dựa vào gợi ý hãy lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về cây hoa đào
Mở bài giới thiệu về cây đào
Thân bài ns về nguồn gốc, đặc điểm, giá trị , cách chăm sóc, nhìn nhận về cây đào
Kết bài nói về cây đào mang lại cho con người việt nam những ý nghĩa j
Mik cần bài này gấp giúp mình với
Bạn tham khảo nha :
1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.
2) Thân bài
a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.
b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.
c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.
3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.