AI GIUPSMK SOẠN BÀI"NHÂN HÓA" VỚI MK CẦN NGAY BÂY GIỜ
giải giùm mk với nha ~ mk cần ngay bây giờ ai trả lời mk cũng tick hết á miễn là đúng là được ai nhanh nhất mk tick chjo người đó 2 tick nha ( bài điền do,... đó nha)
1 Are
2. Does
3.is
4. are
5. Are
6. Does
7. Are
8. doesn't
9 don't
10 am -am
11 Are
1are
2does
3is
4are
5are
6does
7are
8doesn't
9don't
10am-am
11are
Soạn giúp bài bến tre ngữ văn 9 ạ
Cần độ chính xác nha
Cần ngay bây giờ luôn
Cảm ơn trước henn
1. Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn này ở vào một cảnh ngộ éo le, ní nghèo trong những ngày cuối đời mình. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất có thể nói là không thiếu một xó xỉnh nào, thế về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyên được dù chỉ là nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát ra cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông, nơi bên quê thân thuộc đó, vẻ đẹp bình dị mà hết sức quyến rũ.
Xây dựng tình huống ấy, Nguyễn Minh Châu nhằm phát hiện những luật của đời sống và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời con người. Theo cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bât thường, nhe nghịch lí, ngẫu nhiên... tất cả vượt ra ngoài những dự định, và ước mơ cả những hiểu biết và toan tính của con người.
Qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ, tác giả còn muốn mang đên người đọc một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kêt những nghiệm của cả đời người: “con người ta trên đường đời thật khó có được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẩn mới đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này khi sáp giã biệt cuộc Nhĩ mới cảm nhận, thấm thìa được.
2. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, giữa một buổi sáng đầu thu, Nhĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của mình, là một vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh không thể nhận thấy được.
Trước mắt anh là một không gian có chiều sâu, rộng từ những làng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
Vẻ đẹp đó chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế những bông hoa bằng lăng cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn, con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt trời lẽn những khoảng bờ bãi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhỉ một thứ màu vàng dan xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá, như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Những cảnh sắc đó vốn quen thuộc gần gũi, nhưng giờ đây lại như rất mới mẻ với Nhĩ, như thể lần đẩu tiên anh mới được gặp.
Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời. Điều ước muôn ấy của anh cũng chính là sự tỉnh thức về những giá trị vững bền bình thường và sâu xa của cuộc sống. Những giá trị đó lức còn trẻ, thường bị người ta bỏ qua hay quên làng khi những ham muốn xa vời đang lôi kéo mình.
Ở đây với Nhĩ, sự tỉnh thức này còn xen lẫn cả với niềm ân hận và nỗi xót xa: “Họa chăng chỉ có anh đã từng trải đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ dẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bèn kia”.
3. Có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Trước hêt, điều này thể hiện ở việc lựa chọn và xử lí tình huông truyện. Tác giả đặt Nhĩ, nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đậc biệt ngoặt nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết. Trong văn học xưa nay, đã có không ít tác phẩm khai thác tình huống như thế. Nhưng thường thì các nhà văn khác dùng tình huống này để nói về khát vọng sống, ngợi ca sức sống mãnh liệt của con người hay biểu dương lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng (ví dụ như truyện Tinh yêu cuộc sống của Giắc Lân-đơn, Chiếc lá cuôi cùng của 0 Hen-ri). Còn ở truyện này, Nguyễn Minh Châu không khai thác tình huống truyện theo hướng đó mà nhằm qua đây chiêm nghiệm một triêt lí về đời người.
Nhân vật Nhĩ trong truyện này, tuy là một nhân vật tư tưởng, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn, anh đã hiện lên thật cụ thể, chân thực và sinh động. Nhĩ không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. Trái lại, đời sống nội tâm của anh, diễn biến tâm trạng của anh dưới sự tác động của hoàn cảnh ngặt nghèo đã nối được nhà văn miêu tả thật tinh tẽ và hợp lí.
ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chi của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường, cũng có thể nói là ki quặc: " Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát y như dang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.
Hành động này cùa Nhĩ có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
Nhưng cũng có thể hiểu một cách khái quát hơn. Đây là ý muôn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
5. Trong truyện ngắn này, nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng nghĩa là mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng
- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông ngoài ý nghĩa thực như chung ta đã biết còn là vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc như một bãi bồi, một bến quê nói rộng ra là quê hương xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.
- Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế trên là đường gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.
- Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng như đã phân tích ở câu trên.
6. Truyện ngắn này chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ: "Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh đửợc những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dần ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đầu đời, lời lẽ không bao giờ giải thích kết”.
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-bai-ben-que-trang-100-sgk-van-9-c36a23803.html#ixzz5ArKAloMP
Tóm tắt:Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu kể về câu chuyện cuộc đời Nhĩ. Lúc còn trẻ, Nhĩ đã được đặt chân đến nhiều mảnh đất khác nhau trên khắp thế giới qua những chuyến công tác, nhưng bây giờ anh lại mắc phải căn bệnh tai quái khiến “bán thân bất toại”, chỉ có thể sống dựa vào gia đình, vợ con. Cho đến khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông mà lâu nay mình đã bỏ quên, nhưng khi nhận ra thì đã muộn. Nhĩ không còn cơ hội đặt chân lên mảnh đất ấy. Qua câu chuyện, tác giả thể hiện những suy ngẫm về triết lí cuộc đời con người.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “trên những bậc gỗ mòn lõm”): Tình cảnh hiện tại của Nhĩ thể hiện qua cuộc trò chuyện giữa Nhĩ và Liên.
Phần 2 (tiếp theo đến “lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ”): Nhĩ nhờ con trai thứ hai là Tuấn thay mình sang bên kia sông và hành trình sang bên kia sông của Tuấn.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Chuyến ghé thăm của cụ giáo Khuyến và hành động khoát tay của Nhĩ.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt. Từng di khắp nơi, về cuối đời Nhĩ lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển được. Chính vào thời điểm ấy, Nhĩ lại phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê thân thuộc, một vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ.
Đặt nhân vật vào trong tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.
Qua những suy nghĩ của nhân vật, Nguyễn Minh Châu còn muốn mang đến cho bạn đọc một chiêm nghiệm khác: "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình" và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tảo tần, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận, thấm thía được.
Câu 2: Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được:
- Đó là một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
- Đó là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, "những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông...". Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.
Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Trong hoàn cảnh của Nhĩ, đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.
Câu 3:
Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lý tình huống. Trong văn học, nhiều tác giả cũng đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh hiểm nghèo để làm nổi bật lên khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng... Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc.
Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mặt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành "nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con - trong hoàn cảnh bình thường - còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.
Câu 4:
Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường: "Anh cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát - y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế nhưng qua suy nghĩ của Nhĩ trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác: đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái "vòng vèo, chùng chình" để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Câu 5: Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực vừa là nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
- Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người.
- Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng (đã phân tích ở câu 4).
Câu 6:
Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện: trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.
Luyện tập
Câu 1 (trang 108 SGK): Đọc và nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu của truyện.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu có những nét đặc sắc:
+ Hình ảnh thiên nhiên giàu màu sắc biểu tượng:
-> Những bông hoa bằng lăng cuối cùng trở nên đậm sắc hơn: những bông hoa ấy như là chút hơi thở, chút gắng gượng cuối cùng trước khi lụi tàn, nó cũng như cảnh ngộ của Nhĩ, đang trong ở trong khoảnh khắc cuối cùng của đời người, vì vậy cố gắng dành hết mọi sức lực để thực hiện ước muốn mà cả đời anh đã quên lãng là đặt chân đến bãi bồi bên kia sông.
+ Thiên nhiên đẹp đẽ, giàu màu sắc trữ tình: thể hiên qua hình ảnh bãi bồi bên kia sông, nó thể hiện tình yêu với mảnh đất quê hương của nhân vật Nhĩ.
Câu 2 (trang 108 SGK) : Nêu cảm nghĩ về đoạn văn “Không khéo rồi thằng con trai anh…lời lẽ không bao giờ giải thích hết”.
Đoạn văn trên là lời gửi gắm của tác giả về triết lý cuộc đời thông qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Những dòng suy nghĩ ấy đã đánh thức trong mỗi người đọc về nghịch lý của cuộc sống. Con người ta trong cuộc sống sẽ gặp phải những vòng vèo, chùng chình khiến ta lãng quên mất những giá trị hạnh phúc, những vẻ đẹp bình dị mà bền lâu ở ngay xung quanh chúng ta như bãi bồi bên kia sông. Khi con trẻ, con người chỉ chăm chăm tìm kiếm những vẻ đẹp nơi phương xa mà không nhận ra chính gia đình, quê hương mình mới là những giá trị, những cái đẹp đích thực. Nhưng đến khi con người nhận ra được điều này thì đã muộn, cũng như Nhĩ, vì căn bệnh khiến liệt nửa người dưới mà anh không còn cơ hội để đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nữa. Con trai anh là Tuấn cũng không thể giúp bố hoàn thành tâm nguyện cuối cùng.
Ý nghĩa - Nhận xét
- Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.
- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.
giúp mk với nhoa~~~ thanks mk cần ngay bây giờ
1. They often (visit) visit their parents in the holidays.
2. We (speak) are speaking French at the moment.
3. I (watch) watch TV about 3 hours a day.
4. My family usually (go) goes to the movies on Sunday.
5. Look at the girl. She (ride) is riding a horse.
6. We (play) are playing tennis now
7. Minh sometimes (practice) practices the guitar in his room.
8. Do you (like) like chocolate ice cream.
9. I really (like) like cooking.
10. Hung can't answer the phone because he (take) is taking a shower
1: visit
2: are speaking
3: watch
4: goes
5: riding
6: are playing
7: practices
8: do-like
9: like
10: is taking
bài này là bài chia động tứ có đúng ko hả bạn
cho mk hỏi câu cuối cùng BÀI 1 của VBT TOÁN LỚP 5
chỉ em vs ạ dâng cần gấp ngay bây giờ lun
cảm ơn ai đã giải cho mk
Làm ngay bây giờ cho mk vs, mk cần gấp lắm
ai giúp mình câu này với, mình cần ngay bây giờ, cảm ơn các bạn nhiều=3
Câu 1 và 2 là lí thuyết nên mình không làm nha, bạn có thể ôn lại trong sgk
soạn bài nhân hóa và so sánh (tiếp)
Giúp mk với ...................
1. Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B Những ngôi sao Thức (ngoài kia) Chẳng bằng Mẹ đã thức vì chúng con Mẹ Là Ngọn gió của con suốt đời 2. Không dùng từ NHƯ mà CHẲNG BẰNG, LÀ. 3. Tìm thêm từ ngữ so sánh. a. Ngang bằng: - Tựa như, chừng như - Bao nhiêu… bấy nhiêu b. Không ngang bằng. - Chưa được - Chẳng là… II. Tác dụng của so sánh 1. Tìm phép so sánh - Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyển […] - Có chiếc là như con chim bị lảo đảo mấy vòng […] - Có chiếc là nhẹ nhàng […] như thầm bảo. - Có chiếc là như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình […] 2. Đọc và thuộc phần Ghi nhớ trang 42. III. Luyện tập 1. a. - Mặt nước con sông như gương trong. - Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè. (Đều so sánh ngang bằng) b. Hai tiếng “Chưa bằng” tạo nên so sánh không ngang bằng. c. - Hai câu đầu có như: so sánh ngang bằng. - Hai câu sau có như: so sánh không ngang bằng. 2. - Xem câu 3 trang 40. - Có lẽ so sánh cuối nói về “những cây to (…) nom như những cụ già vung tay hô …” là hay nhất. Vì nó độc đáo, gây bất ngờ, vì nó chuyển nghĩa nói về sự kế tục của các thế hệ nếu muốn ăn đời ở kiếp với vùng rừng núi Trường Sơn nhiều thác dữ. 3. - Dòng thác lồng lộn và thở hồng hộc như một đàn hổ hữ. Con thuyền của dượng Hương Thư cưỡi lên bờm sóng nước mà tiến nhanh về phía trước. Nước dữ dội chẳng bằng ý chí gang thép của người hiệp sĩ rừng Trường Sơn đã dạn dày trận mạc. - Như: so sánh bằng. - Chẳng bằng: so sánh không bằng.
Bài viết : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-so-sanh-tiep-theo-22-950.html
Câu 1:
Câu 2:
chẳng bằng: chênh lệch, không ngang bằng
là: ngang bằng
Câu 3: Một số từ so sánh khác:
a. Ngang bằng: như, như thể, tựa như, hệt như, ...
b. Không ngang bằng: hơn, hơn là, kém, khác, ...
Ví dụ:
– Nó vui sướng hệt như khi được điểm 10. – Bằng tuổi nhau nhưng nó học kém tôi 1 lớp.
II. Tác dụng của so sánhCâu 1: Tìm phép so sánh
- Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên
- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại…
- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.
Câu 2:
Phép so sánh giúp cho người đọc hình dung những chiếc lá rụng một cách cụ thể, sinh động, với nhiều dáng vẻ khác nhau.
Bằng phép so sánh, người viết thể hiện được những cảm nhận tinh tế của mình trước sự rụng của những chiếc lá, qua đó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về sự sống, sinh tồn và cái chết, sự tiêu vong,…
III. Luyện tậpCâu 1:
a.
b. b) Phân tích tác dụng gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em thích trong số các phép so sánh trên.
Tham khảo:
"Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."
Câu 2: Những câu văn nào trong bài Vượt thác có sử dụng phép so sánh. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
– Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
Nhờ bạn xem lại câu 3 phần c bài Vượt Thác.
Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, … là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự "hùng vĩ" của con người trước thiên nhiên.
Câu 3: Đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư
"Hình ảnh dượng Hương Thư "như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào" gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu."
Mình cần bài 2,3.Ngay bây giờ ạ
Viết mở bài tả Đảo Hòn Ngư
Mik cần gấp ngay bây giờ,ai nhanh mik cho 3 tick (ko chép mạng)
Đảo Hòn Ngư nằm cách bãi biển Cửa Lò khoảng 4m. Đảo Hòn Ngư gồm 2 đảo lớn và nhỏ. 2 hòn đảo đều có vẻ đẹp riêng đáng mến. Với nét đẹp của mình, hòn đảo luôn luôn thu hút được khá nhiều khách du lịch và các nhà văn thơ. Nhờ cảm hứng từ vẻ đẹp Hòn Ngư, các nhà văn thơ đã sáng tác ra rất nhiều bài tả văn hoặc những bài thơ hay từ đó.