ĐƠN GIẢN NHẤT NHÉ"""""""""""""'>>:)
Soạn bài nhân hóa
I. Nhân cách hóa là gì?
1. Có 3 sự vật được miêu tả bằng những từ ngữ để gợi hoặc tả con người.
(1) Ông trời mặc áo giáp đen ra trận.
(2) Muôn nghìn cây mía múa gươm
(3) Kiến hành quân đầy đường.
2. So với 3 cách diễn đạt sau thì khổ thơ trên đã làm cho thế giới vô tri trở nên gần gũi, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
II. Các kiểu nhân hóa.
1. Những sự vật được nhân hóa.
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b. Gậy tre, chông tre ; Tre
c. Trâu
2.
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô…)
b. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữ là hành động của con người).
c. Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ « ơi » là cách xưng hô giữa người và người).
III. Luyện tập
1.
- Những từ tạo nên phép nhân hóa.
Bến cảng (…) đông vui. Tàu mẹ, tàu con (…) xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
- Nhờ nhân hóa nên hoạt động của bến cảng rất sinh động. Nó nói được không khí đông vui bận rộn của chính con người đang lao động ở đây.
2. Cách viết này chỉ miêu tả bến cảnh một cách chân thực khách quan, không nói được thái độ tình cảm của người viết, thế giới sự vật không gần gũi với con người.
3. Ở cách 1 là văn bản biểu cảm.
Cách 2 là văn bản thuyết minh.
4. Phép nhân hóa :
a. Là lời tâm sự và xưng hô với sự vật như đối với người. Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư thái độ của mình. Đó là hoàn cảnh ngăn cản khiến cho không tiếp xúc được với người thương nên rất nhớ nhung.
b. Cua cá tấp nập xuôi ngược (…) để kiêm mồi (…) họ cãi cọ om (…) tranh một mồi tép (…) bì bõm lội bùn.
c. Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (…) thuyền vùng vằng, cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về.
d. Cây (…) bị thương (…) bị chặt đứt nửa thân mình
Ở chỗ vết thương (…) thành từng cục máu lớn.
Những từ ngữ trên ở b, c, d đều là những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người dùng để chỉ hoạt động tính chất của vật (cua cá, chim chóc, cây cổ thụ, cây xà nu).
Câu 5.
« Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.”
Câu 1: Phép nhân hóa trong khổ thơ là
(1) Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận
--> Ông trời trở thành dũng sĩ ra trận
(2) Muôn nghìn cây mía Múa gươm
--> Cây mía trở thành người hiệp sĩ múa gươm.
(3) Kiến Hành quân Đầy đường.
--> Kiến trở thành người chiến sĩ.
Câu 2:
Những câu văn đã cho không sử dụng phép nhân hoá, cho nên, dù có cùng một nội dung sự vật như đoạn thơ của Trần Đăng Khoa nhưng không có tính gợi cảm, không thể hiện được một cách sinh động hình ảnh các sự vật trong cơn mưa, không thể hiện được cái nhìn ngộ nghĩnh, hồn nhiên mà tinh tế của trẻ thơ; các sự vật mất đi sự gần gũi với con người, …
II. Các kiểu nhân hoáCâu 1: Các sự vật được nhân hoá trong các câu là:
(1) Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
(2) Tre
(3) Trâu
Câu 2:
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (lão, bác, cô, ...)
b. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính cách của người để chỉ vật (chống lại, xung quanh, giữlà hành động của con người).
c. Nói chuyện, xưng hô với vật như người (từ "ơi" là cách xưng hô giữa người và người)
III. Luyện tậpCâu 1:
Phép nhân hóa thể hiện ở các từ "Bến cảng … đông vui", "tàu mẹ, tàu con", "xe anh, xe em". Nhờ nhân hóa nên hoạt động của bến cảng rất sinh động. Nó nói được không khí đông vui bận rộn của chính con người đang lao động ở đây.
Câu 2:
"Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục."
Cách viết này chỉ miêu tả bến cảnh một cách chân thực khách quan, không nói được thái độ tình cảm của người viết, thế giới sự vật không gần gũi với con người.
Câu 3: Những hình ảnh nhân hoá trong đoạn (1) phù hợp để biểu cảm. Cách viết trong đoạn (2) phù hợp với văn thuyết minh.
Câu 4: Phép nhân hóa:
– (a): núi (ơi), núi (che) – coi sự vật như người để trò chuyện, xưng hô.
– (b): (cua, cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, ...) cãi cọ om sòm – dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người; họ, anh – dùng từ ngữ gọi người để gọi con vật;
– (c): (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn, (thuyền) vùng vằng – dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;
– (d): (cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu – dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của con người để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của đối tượng không phải con người.
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tả từ 5 đến 10 câu trong đó có sử dụng phép nhân hoá.
Gợi ý: Đoạn văn tham khảo
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngử dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.