Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
6 tháng 2 2016 lúc 10:34

a) Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long

* Thế mạnh :

- Diện tích rộng lớn với nhiều loại đất, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, giao thông...

- Tài nguyên sinh vật phong phú, nhất là rừng (rừng ngập mặn, rừng chàm), và cá, chim....

- Các thế mạnh khác : nguồn lợi hải sản, khoáng sản (than bùn, đá vôi, dầu khí...)

* Hạn chế :

- Mùa khô kéo dài (từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau), nước mặn xâm ngập sâu vào đất liền, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.

- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn; một vài loại đất thiếu dinh dưỡng. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

b) Vấn đề quan trọng hàng đầy trong việc sử dụng hợp lí, cải tạo tự nhiên và giải thích

- Vấn đề quan trọng hàng đầy ở đây là thủy lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô.

- Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Huyen Nguyen Phan Thao
6 tháng 2 2016 lúc 16:38

Em mà học giỏi đến thế cơ à . Em chỉ là lớp 6 .

phương em
Xem chi tiết
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
16 tháng 4 2021 lúc 21:18

Câu hỏi:  Phân tích các thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế? Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời: 

- Thế mạnh:

 + Có diện tích rộng với nhiều loại đất,đặc biệt là loại đất ohù sa ngột ở dọc sông Tiền và sông Hậu vs diện tích 1, 2 triệu ha thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

 + Kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện để  phát triển nông nghiệp, giao thông,...

 + Tài nguyên phong phú, đặc biệt là rừngngâph mặn.

- Hạn chế:

 + Mùa khô kéo dài, bị nước biển xâm nhập mặn.

 + Phần lớn diện tích là đất phèn, đất nhiễm mặn.

- Biện pháp:

 + Dự trữ lượng ngọt cho mùa khô bằng các xây các đạp, hồ chứa nước.

 + Cải tạo đất phèn, đất nhiễm mặn.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 3 2018 lúc 11:52

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 6 2019 lúc 5:33

-Vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây là thuỷ lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô

-Nguyên nhân chủ yếu là cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 2 2018 lúc 3:00

Đáp án C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 10 2019 lúc 11:38

Chọn C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 1 2017 lúc 16:24

Chọn đáp án B

Do khó khăn lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài và diện tích đất phèn, đất mặn lớn, nên nếu đẩy mạnh phát triển thủy lợi thì sẽ giải quyết được khó khăn của vùng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 4 2017 lúc 4:18

Chọn đáp án B

Do khó khăn lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long là mùa khô kéo dài và diện tích đất phèn, đất mặn lớn, nên nếu đẩy mạnh phát triển thủy lợi thì sẽ giải quyết được khó khăn của vùng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 4:33

a, Các thế mạnh chủ yếu

   - Đất: diện tích rộng, đặc biệt là 1,2 triệu đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. Cùng với các loại đất phù sa khác (đất phèn, đất mặn), đất đai ở Đổng bằng sông Cửu Long là một thế mạnh quan trọng hàng đầu để phát triển trên quy mô lớn sản xuất cây hàng năm, đặc biệt là cây lúa.

   - Khí hậu: thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn dịnh với nhiệt độ trung bình năm 25127oC. Lượng mưa lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với khí hậu như vậy, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

   - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.

   - Sinh vật: thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

b) Hạn chế

   - Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.

   - Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô, điều đó làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.

   - Tài nguvên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.