Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 4 2019 lúc 8:04

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

- Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

- Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

- Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

- Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

- Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

- Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 11 2019 lúc 7:54

+ Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.

     Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.

   + Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.

     Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Hiếu
26 tháng 2 2016 lúc 20:50

Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Thúy An Hasu Kama
27 tháng 2 2016 lúc 21:47

Cây có hoa là 1 thể thống nhất vì nó có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa các chức năng của các cơ quan.

Ví dụ như: Lá cây có cấu tạo phù hợp với chức năng quang hợp, trao đổi khí và thoát hơi nước. 

chu thi ha thanh
Xem chi tiết
FC TF Gia Tộc và TFBoys...
31 tháng 1 2016 lúc 18:42

Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất.
Ví dụ: khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả.

Học Anh Văn
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
24 tháng 5 2016 lúc 11:46

 Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.
VD : Khi lá hoạt động yếu , thoát hơi nước kém thì sự hút nước của rễ giảm , sự quang hợp lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng

=> cây sinh trưởng chậm ảnh hưởng nhiều đến sự ra hoa kết trái 
 

Nguyễn Trang Như
24 tháng 5 2016 lúc 11:48

Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó.Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng.Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Kuroko Tetsuya
1 tháng 3 2017 lúc 16:06

Cây có hoa là 1 thể thống nhất vì :
- Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
- Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
- Tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnhhưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
Ví dụ : Khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nướccủa rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân, rễ, nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết quả và tạo hạt.

Tick cho mình với nhé bạn!

Chúc bạn học tốt!ok

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 10 2019 lúc 14:29

1- Đúng , mối quan hệ sinh thái là mối quan hệ tác động qua lại với nhau

2- Sai chỉ có 5 mối quan hệ 2,4,5,6,11

3- Sai chỉ có 5  ví dụ 1,3,7,9,10

4- Đúng

5- Đúng

6-  Đúng

Đáp án D 

Tẫn
Xem chi tiết
TSS_MUA BÁN CÀY THUÊ NIC...
18 tháng 3 2018 lúc 10:25

+ Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.

     Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.

   + Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.

     Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Lê Nguyễn Việt Hương
18 tháng 3 2018 lúc 9:48

Mọi cơ quan của cây có hoa đều có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó

Trong moi hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng

Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây

Tẫn
18 tháng 3 2018 lúc 9:53

Bạn ơi thiếu ví dụ rồi

36.Trần Minh Thắng
Xem chi tiết
lạc lạc
13 tháng 12 2021 lúc 7:08

c

Kaito Kid
13 tháng 12 2021 lúc 7:13

C

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
11 tháng 11 2019 lúc 15:36

  - Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).

   - Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.

   - Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

Giải bài 5 trang 96 sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11