Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Quốc Hòa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
9 tháng 2 2017 lúc 10:43

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm".

Quốc Đạt
7 tháng 2 2017 lúc 17:34

Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.

Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.

Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.

Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.

Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.

Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.


Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.

Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng… Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế…

Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.

Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lỗ sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất… Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.

Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!" Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!" Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.

Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi.. Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

Câu nói của thầy Ha-men: “…Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do. Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào họa diệt vong. Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
Tran Ngoc Hoa
7 tháng 2 2017 lúc 17:41

Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.

Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.

Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.

Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.

Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.

Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.


Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:

Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…

Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.

Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng… Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế…

Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Loading...

Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.

Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lỗ sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất… Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.

Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!" Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!" Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.

phat bieu cam nghi ve doan trich buoi hoc cuoi cung

Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi.. Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

Câu nói của thầy Ha-men: “…Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do. Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào họa diệt vong. Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp. (Tham khảo nhé)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2019 lúc 11:32

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

đàm anh quân lê
Xem chi tiết
Namikaze Minato
23 tháng 5 2018 lúc 12:25

Đề 1:Dựa vào văn bản Lao xao, tả khu vườn buổi sáng.

                                                         bài làm

    

Thứ bảy tuần trước, tôi cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức vì đã hơn một năm rồi tôi chưa về thăm ông bà. Tôi nhớ ông bà, nhớ căn nhà nhỏ và cả khu vườn thân yêu.

Sáng chủ nhật, tôi chạy ra vườn chơi. Quả là một buổi sáng đẹp trời! Bầu trời trong vắt, không một gợn mây, Mặt Trời uy nghi ngự trị trên cung điện lộng lẫy những tia nắng ngắm nhìn vạn vật.

Bây giờ tôi mới cảm thấy khu vườn này quả là đẹp và có lẽ đẹp nhất vào những buổi ban mai như thế này. Anh Trống Cồ đã cất tiếng gáy, sân nhà rộn rã nhưng trong vườn còn náo nhiệt hơn. Chị Mái mơ dẫn dàn con đi kiếm mồi. Đàn gà con chạy líu ríu quanh chân mẹ, đôi chân phải bước dài ra trông vừa buồn cười, vừa tội nghiệp. Mẹ con chị cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. Đàn vịt lạch bạch chạy ra ao rỉa lông, rỉa cánh. Tôi ngồi chễm chệ trên đống rơm, ngắm nhìn khu vườn kỳ diệu.

Cây cối lóng lánh sương đêm nên đang rạng rỡ tắm ánh nắng thu chan hòa.

-  Chào anh ổi! Khỏe chứ?

-  Tôi vẫn khỏe! Còn chú thế nào, chú Mít?

Thì ra cây cối trong vườn đang hỏi thăm nhau. Tôi phải công nhận vườn ông bà tôi nhiều cây thật đấy. Tôi thích nhất là cây ổi, thân cây khẳng khiu, nứt nẻ. Tuy hình dáng vậy thôi nhưng đến mùa ổi cây lại cho những trái chín vàng ươm, trái ương phơn phớt xanh rờn và ngọt lịm nữa. Dường như trông thấy tôi, nó xòa cành lá như muốn chào mừng.

Cuối vườn, các luống hoa trao đổi hương thơm và khoe sắc. Giàn thiên lý trổ hoa vàng lốm đốm đang nằm dưới nắng trên chiếc giàn xinh xắn mà ông tôi làm. Hoa lan nở từng chùm trắng xóa. Chùm hoa còn đọng lại những giọt sương long lanh như được một bàn tay khéo léo nào đó chạm trên cánh hoa những hạt châu ngọc. Những ngọn lửa cháy lên hập hùng trong tán lá xanh của hàng râm bụt. Hoa hồng kiêu sa. hoa cẩm chướng mùi thơm nồng nồng. Ảnh sáng mạ vàng những đóa cúc giản dị làm cho nó sáng rực lên như những viên kim cương.

Quanh các luống hoa, bướm bay chập chờn. Ong mật, ong vò vẽ đánh lộn nhau để kiếm mật. Rồi Chích chóc bắt đầu huyên náo, vang vang khắp khu vườn là tiếng hót du dương của một cô Họa Mi. "Chích! Chích! Chích!". Chim Chích Bông chăm chỉ bắt sâu trên từng chiếc lá. Bỗng có tiếng cãi nhau chí chóe từ đâu đó:

-  Miếng này là của tớ mà! - Một con bồ câu kêu lên.

-  Không! Của tớ chứ! Tớ nhìn thấy trước! - Con còn lại nhanh nhảu.

Thì ra chúng đang cãi nhau vè chuyện thức ăn! Ông tôi bảo sáng nào chúng cũng cãi cọ om sòm kể từ khi ông làm chiếc chuồng chim xinh xắn bằng gỗ thông này. Ông thường xuyên đặt thức ăn vào chuồng cho những chú chim mỗi buổi sớm. Trên tán lá, những chú gõ kiến leo dọc thân cây bưởi mỏ lách cách trên vỏ.

Chà! Bây giờ tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn này. Một cảnh vắng mà dung hòa nghìn thứ âm nhạc: Tiếng gió thổi vi vu, chim khẽ gù dưới lá, lá rì rào...

Một tuần trôi qua thật là nhanh. Nhưng trong suốt thời gian này tôi đã hiểu biết thêm về thiên nhiên và nhất là tôi lại thêm yêu khu vườn của tôi.


Đề 2:Dựa vào văn bản Cô Tô,tả cảnh bình minh buổi sáng

                                                         bài làm.

    Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ . 

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận. 

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao. 

Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày. 

Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa. 
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

Đề 3:Đóng vai một học sinh trong lớp (không phải là Ph-răng) để tả lại buổi học cuối cùng – Dựa vào văn bản buổi học cuối cùng của A.Đô – đê

                                         bài làm

    

Sáng hôm đó khác hẳn mọi khi. Thầy Ha-men đến từ rất sớm chờ chúng tôi ở cửa lớp. Thầy vận y phục rất đẹp như ngày chủ nhật. Thầy mặc chiếc áo rơ đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá son gấp rất mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc trao phần thưởng. Đi đằng sau thầy là rất nhiều người. Cự gia Hô-de, trước đây là xã trưởng với chiếc mũ ba sừng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Ai trông cũng rất buồn rầu.
 
Thầy gọi chúng tôi vào lớp, ổn định chỗ ngồi. Các vị quan khách cũng lần lượt ngồi vào hàng ghế cuối cùng trong phòng học. Điểm danh, thầy Ha-men thấy thiếu Phrăng. Đấy là cậu bạn ngồi ngay cạnh tôi. Cậu ta là chúa đi muộn và rất hay bỏ học. Phrăng ham chơi có tiếng trong lớp. Nếu là thường ngày, chắc chắn thầy sẽ rất bực mình. Nhưng hôm nay thầy lại bảo cả lớp chờ Phrăng. Thầy đứng trên bục giảng chờ đợi rất sốt ruột. Chúng tôi ngồi dưới không dám ho he điều gì. Ai cũng ngồi khoanh tay, im lặng. Tất cả đang tập trung nhìn ra ngoài cửa chờ bóng dáng của cậu bạn mãi chơi. Cuối cùng, cậu ta cũng đến. Hình như cũng cảm nhận được sự khác lạ trong bầu không khí, Phrăng rón rén xin phép thầy Ha-men vào lớp. Và buổi học bắt đầu. Tôi và Phrăng đều không hiểu lí do vì sao thay Ha-men lại tỏ ra trịnh trọng như vậy trong buổi học ngày hôm nay. Nhưng trông thầy quá nghiêm nghị, không ai dám hỏi. Đến khi thầy tuyên bố nay là buổi học cuối cùng của những học sinh vùng An-dát chúng tôi được học thầy, được học tiếng mẹ Pháp thân yêu. Cả lớp ồ lên trong sự ngỡ ngàng. Và rồi ai cũng trong tâm trạng ân hận vì trước nay mình đã không thực sư chăm chỉ học Pháp văn. Đặc biệt là Phrăng - người thường xuyên trốn học. Hoá ra đế tôn vinh buổi học ngày hôm nay, thầy Ha-men đã ăn mặc rất đẹp và tôi cũng chợt hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Các bạn hình như ai cũng có cùng suy nghĩ với tôi. Ai cũng cố gắng học hết mình trong buổi học hôm nay. Thầy Ha-men cũng hết mình truyền đạt cho chúng tôi tất cả những cái hay, cái đẹp của tiếng Pháp. Thầy bảo với chúng tôi, tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng, vững vàng nhất. Thầy bảo chúng tôi phải giữ lấy nó, không được quên lãng nó. Nó chính là linh hồn của dân tộc Pháp. Những đứa học trò chúng tôi im phăng phắc lắng nghe, miệng há ra như muốn nuốt lấy toàn bộ những gì thầy nói.
 
Thầy không chỉ giảng giải mà còn dạy chúng tôi viết. Dạy chúng tôi biết viết tên quê hương đất nước: Pháp, An-dát. Mọi người trong căn phòng học nhỏ bé này đều hết sức tập trung viết từng nét, từng nét của tiếng Pháp, An-đát như thể hiện một tấm lòng, một ý thức. Đến cả nhưng con chin câu ngoài cửa sổ cũng gật gù như tán đồng.
 
Nhưng ấn tượng nhất với tôi vẫn là hình ảnh thầy Ha-men run run trên bục giảng, cố gắng viết thật to:
 

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

 
Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến vậy. Chưa bao giờ tôi biết hai tiếng đất nước thiêng liêng đến thế, cao đẹp đến thế.
 
Tất cả những hình ảnh đó giờ vẫn còn rất rõ ràng trong tôi. Từ buổi học đó đến nay, tôi tuy chưa được gặp lại thầy Ha-men nhưng trong tôi vẫn luôn hiện lên dáng thầy khi đang viết dòng chữ đó. Chính hình ảnh đó là động lực để tôi tham gia chiến đấu, đấu tranh giành độc lập tự do cho quê hương, đất nước.

Đề 4:Dựa vào văn bản sông nước Cà Mau, hãy tả lại 1 dòng sông mà em có dịp đến thăm hoặc được biết đến qua sách báo, ti vi hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

                             bài làm

    Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

Đề 5:Từ văn bản động Phong Nha, hãy miêu tả lại danh lam thắng cảnh này của đất nước.

                                                  bài làm

   

"Phong Nha đệ nhất động", đó là một vẻ đẹp mà không ngòi bút nào có thể tả hết được.

Động Phong Nha là một động du lịch nằm trong quần thể núi đá vôi Kẻ Bàng. Để đến với động Phong Nha chúng ta có hai đường thủy và bộ. Nếu đi đường thủy hạn sẽ có thể nhìn ngắm động và dòng nước trong lành lâu hơn. Trước cổng vào động Phong Nha, nếu nhìn lên trên đầu, bạn sẽ thấy những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Vào trong động, không khí có vẻ mái mẻ hơn. Theo con thuyền nhỏ xuôi dòng vào trong, ở mỗi nơi mặt nước lại có một màu khác nhau. Màu xanh, đỏ, vàng của đèn màu, màu sáng lóng lánh của ánh nắng chiếu qua một vài lỗ thủng trong lòng động. Vào mùa hè, sờ tay vào nước ta cảm thấy dòng nước mát lạnh và vào mùa đông ta lại cảm nhận được hơi ấm của dòng nước. Muốn vào sâu trong động, ta phải mang theo đèn đuốc. Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước cái vẻ đẹp của nó, một vẻ đẹp lộng, lẫy, kỳ ảo, tráng lẹ mà hoang sơ, giàu chất thơ. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện ra với đủ hình dáng và màu sắc đa dạng. Có những khối mang hình con gà, con cóc, những đốt trúc dựng đứng trên mặt nước như các cột chống trời. Lại có cả những khối hình mâm xôi, cái khánh và có những khối hình các ông Tiên đang đánh cờ. Bàn tay tài hoa của tạo hóa đã tạo ra những khối thạch nhũ đẹp như vậy. Không chỉ đẹp về đường nét mà còn đẹp về sắc màu, sắc màu của những hình khối này lóng lánh như kim cương. Trên những vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang còn có những bãi cát và bãi đá rất rộng và đẹp. Khách bản địa hay thập phương tới đây đều thích ghi hình, chụp ảnh và đi thắp hương trên các bàn thờ mà người Chăm và người Việt dựng lên từ thuở nào. Con sông của động Phong Nha chưa ai đến được cuối dòng bởi nó quá dài. Có thể không có lối ra đầu kia mà lại đi thẳng xuống lòng đất. Đi vào khu quần thể động Phong Nha, bạn như đang lạc vào nơi tiên cảnh, cảnh tượng của nơi mà các vị tiên ở. Âm thanh khi ta nói trở thành thứ âm thanh rất lạ, thánh thót và độc đáo. Những tiếng nước gõ long tong đều có âm vang riêng như tiếng đàn du dương êm ái.

Động Phong Nha hiện nay và mai sau sẽ càng thu hút thêm nhiều du khách từ khắp các đất nước về đây. Nếu các bạn chưa được đến động Phong Nha thì hãy một lần đến đó.


Đề 6:Vào vai nhân vật người anh trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi để miêu tả lại hình ảnh phòng tranh mà em gái nhân vật tham gia triển lãm dự thưởng.

                                                          bài làm

    Mỗi người khi sinh ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc học rất giỏi .Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.

Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ loại màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi còn nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, hóa ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả.Ôi ! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi...Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nạng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ửởtai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!

Tôi hiểu sai về em! Tôi thấy thật ân hận: Tôi thật không ngờ bằng lòng nhân từ, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em, tôi đã thay đổi. Tôi thật biết ơn em, tôi sẽ là người anh gương mẫu, tốt đẹp như em mong đợi.

Đề 7:Hãy miêu tả hình ảnh ngọn lửa hồng trong bài thơ đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.

                                               bài làm.

    

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

             Người Cha mái tóc bạc

             Đốt lửa cho anh nằm

             Rồi Bác đi dém chăn

             Từng người từng người một

             Sợ cháu mình giật thột.

             Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

             Anh đội viên mơ màng

             Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

             Bóng Bác cao lồng lộng

             Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

            Bác thương đoàn dân công

            Đêm nay ngủ ngoài rừng

            Rải lá cây làm chiếu

            Manh áo phủ làm chăn

            Trời thì mưa lâm thâm

            Làm sao cho khỏi ướt!

            Càng thương càng nóng ruột

            Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

            Bác vẫn ngồi đinh ninh

            Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

            Mà sao Bác vẫn ngồi

            Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

            Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

           Anh đội viên thức dậy 

           Thấy trời khuya lắm rồi...

           Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

           Mời Bác ngủ Bác ơi!

           Trời sắp sáng mất rồi

           Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

            Lòng vui sướng mênh mông

            Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.



Đề 8:Trong bài thơ Lượm có một số câu thơ bị ngắt làm đôi, có một số câu thơ đứng riêng lẻ thành một khổ.Em hãy phân tích dụng ý của tác giả.  

                                                        bài làm

    

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

 Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

 Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

 Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



 

Tình yêu của đời tôi
Xem chi tiết
Trương Ngọc Linh
Xem chi tiết
Hà Chipp
1 tháng 10 2023 lúc 19:03

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã khắc họa những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc Phrăng đi học muộn. Tác giả đã khắc họa ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho Phrăng muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng cậu đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường. Trên đường tới trường, Phrăng cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình cậu đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Đến khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrăng “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phăng đi học muộn nhưng thầy Ha-men lại rất ân cần thay vì giận dữ: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.

Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Ha-men nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng. Từng lời thầy nói trong nghẹn ngào khiến Phrăng đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay. Ban đầu, cậu cảm thấy choáng váng, xúc động vô cùng. Và rồi không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrăng đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.

Những lời bộc bạch của thầy Ha-men chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Trong buổi học cuối cùng này, ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới… nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất. Điều đó khiến nó giống như là một cuốn tự truyện của cậu bé Phrăng. Những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân thật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Bài này cô lớp mình cho viết nếu hay bạn tham khảo nhé!

Đoàn Minh Trí
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Minh
Xem chi tiết
Tiểu Phúc Hắc
15 tháng 10 2017 lúc 20:54

Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.

Từ hán việt:hoàng hôn

Nghĩa

nhạt nhòa: rất nhạt

ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên. 

hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối

Công Chúa Mắt Tím
15 tháng 10 2017 lúc 21:04

Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng

          Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ

Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.

Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )

Cảm ơn bạn,bạn nha!

Boss‿❤PRO
23 tháng 12 2017 lúc 13:09

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2019 lúc 5:30

- Đó là chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh tật. Chiếc lá sinh động giống như thật, được vẽ bởi một ngươi nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.

- Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm. Đó chính là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Đó còn là biểu tượng của nghệ thuật chân chính- nghệ thuật vì con người.

Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Smile
14 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhan đề tác phẩm " Buổi học cuối cùng " phần nào hé lộ cho đọc giả biết nội dung chính của tác phẩm . Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp , chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những lời tâm sự của người dân vốn là xứ sở rượu vang nổi tiếng này .

Ý nghĩa nhan đề “Buổi học cuối cùng”:

- Kết thúc những ngày sống trong độc lập tự do

- Báo hiệu những ngày đen tối dưới ách phát xít Đức

- Sự tiếc nuối đối với việc không được học tiếng mẹ đẻ

Kim An
14 tháng 4 2021 lúc 20:55

Ý nghĩa là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của học sinh ở một trường thuộc vùng quê An-dát , là buổi học quan trọng của cậu bé Phrăng và dân làng , thầy giáo của cậu