Những câu hỏi liên quan
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
11 tháng 8 2021 lúc 20:24

Tham khảo:

Bài 2:

“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.

Bài 3:

Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.

Câu 4:

- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.

- Lão coi nó như một đứa con,  một thành viên trong gia đình lão Hạc

Bình luận (0)
minh nguyet
11 tháng 8 2021 lúc 20:34

Em tham khảo:

2.

Lão đã khóc 2 lần

( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo

( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình

Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu

3. 

Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư

Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu,  trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

4.

Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.

Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên

Bình luận (0)
Minhh Thư
11 tháng 8 2021 lúc 20:48

bài 2

trong đoạn của vb có nhưng mình k nhớ lắm mếu máo,...

bài 3

lão Hạc chọn cái chết bằng bả chó dù có thể chết bằng nhiều cách khác vì lão thương cậu vàng muốn một cái chết như là đền tội cho cậu Vàng một cái chết thật bi thương

bài 4 

cậu Vàng đầu tiên như một người cháu của lão Hạc vì con lão đã để lại , thứ hai như là người bạn bầu bạn với lão mọi lúc ăn cơm , tâm sự với lão, lão còn bắt rận cho cậu coi cậu như người nhà của mình

 

Bình luận (0)
ngọc nguyễn thanh như
Xem chi tiết
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
26 tháng 9 2019 lúc 11:46

Nỗi khốn cùng của lão Hạc được miêu tả theo trình tự thời gian.

Lão Hạc chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì: 

- Lão ân hận vì đã lừa cậu Vàng nên chọn cách chết như một con chó để tạ tội.

- Hoàn cảnh đường cùng, nếu sống thì phải động đến tiền bòn vườn của con, lão chọn cái chết để giữ cho con nguyên vẹn số tiền cũng như mảnh vườn.

Nếu bỏ chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Bình luận (0)
thùy dung
27 tháng 10 2021 lúc 14:57

nỗi khốn khổ của lão Hạc được miêu tả theo trình tự tăng tiến 

lão hạc lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó vì :

- nghèo đến nỗi ko có tiền cưới vợ cho con khiến con phải bỏ đi đồn điền cao su 

- cậu vàng ăn nhiều mà lão lại ko có tiền nên đã bán cậu vàng

- sau khi bị ốm nặng, lão ko còn đi làm , ko có tiền lão lấy đc cái gì thì ăn cái đó

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
phạm hương trà
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 9 2016 lúc 19:26

4, 

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Bình luận (0)
Thảo Phương
29 tháng 9 2016 lúc 20:40

1)Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất của lão, chỗ dựa cuối cùng của lão – cậu Vàng. Để giữ được tấm lòng thanh sạch của mình, lão phải ăn bả chó tự tử, chết như một con chó. Cuộc đời của lão Hạc là một cuộc đời đơn độc, quay quắt trong cái đói nghèo, bị cái đói nghèo đày đọa. Nam Cao đã thông qua cuộc đời của lão Hạc để tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, dồn đẩy người nông dân tới bước đường cùng bằng tiếng nói đanh théo, nhưng không kém phần chua xót.

4)Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Phương Trần Lê
Xem chi tiết
Thu Thuỷ Nguyễn Thị
12 tháng 8 2021 lúc 15:53

Nhan đề " tức nước vỡ bờ" ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà sức chịu đựng đó đã vượt qua giới hạn cho phép và sức ép đó không còn kìm nén được nữa thì lúc đó bờ sẽ vỡ. Và chị dậu trong tác phẩm " Tức nước vỡ bờ" cũng như vậy, chị vốn là người phụ nữ vốn giỏi chịu đựng nhưng sức chịu đựng đó cũng có 1 giới hạn nhất định của nó và hành động của tên cai lệ và người nhà lý trưởng đã phá vỡ giới hạn chịu đựng của chị bằng việc hành hung a Dậu khi mà anh vừa đc thả về sau khi chị đóng thuế cho anh Dậu.

Bình luận (0)
Thu Thuỷ Nguyễn Thị
12 tháng 8 2021 lúc 15:54

lão hạc và chị dậu kh cùng nằm trong 1 tác phẩm nhé bn

 

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Dorami Chan
6 tháng 8 2018 lúc 23:21

lão hạc chọn chết vì ông sống thì ông sẽ khổ vì

                        ông tự dằn vặt mk vì bán cho

                        ông bị người khác làm phiền vì con mảnh vườn

lão hắc dùng ba cho vì ông tự coi mk là đồng loại của vàng ,chết  như cách chết của vàng để đến lời trả ơn cho nó      

                             em mới hc lớp 6 nên làm đc có vậy

                                   có gì sai anh chị thông cảm và sửa cho ạ

Bình luận (0)
Dorami Chan
6 tháng 8 2018 lúc 23:30

chỉ có thể xem phim làng vũ đại ngày ấy 

vi trong phim co nhăn vặt lão hạc  và một số suy nghĩ hay

Bình luận (0)
GV Ngữ Văn
7 tháng 8 2018 lúc 8:58

1. 

- Lão Hạc chọn cái chết trong khi vẫn còn tiền và mảnh vườn vì:

+ Lão luôn day dứt vì làm cha mà không đủ tiền cưới vợ được cho con, khiến đứa con phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.

+ Lão còn day dứt vì vốn coi cậu Vàng như người bạn, như người thân. Nhưng cuối cùng cũng dứt ruột đành lòng bán con chó đi vì không còn đủ tiền nuôi nó và bản thân mình nữa. Ông muốn dành dụm số tiền ít ỏi ấy để về trao cho đứa con trai.

+ Lão Hạc là người có lòng tự trọng cao nên nhất quyết không muốn trông cậy, dựa dẫm vào bà con hàng xóm láng giềng. (giống như việc vợ của ông giáo thường hằn học mỗi khi ông giáo có ý giúp đỡ lão Hạc, Thị nghĩ nhà mình đã quá nghèo khổ rồi, lão có tiền mà không tiêu thì cho lão chết)

- Trong nhiều cách kết thúc cuộc đời, lão Hạc dùng bả chó vì lão ân hận vì đã làm việc không phải với người bạn mà lão trân trọng - bán cậu Vàng cho người ta giết thịt. Nên lão chọn cái chết đầy đau đớn và khiến người khác có thể hiểu lầm. (chính ông giáo cũng hiểu lầm là lão Hạc lại theo gót Binh Tư, dùng bả chó để bắt trộm và giết thịt chó nhà hàng xóm)

2.

- Hoàn cảnh của người nông dân trong xã hội cũ là phải chịu cảnh: một cổ nhiều tròng. Người nông dân nghèo khổ không có tiền, không có tài sản nhưng luôn bị bòn rút (chị Dậu phải lo tiền 2 suất sưu: chồng và em chồng) hay bị đối xử bất công, bị dồn đẩy vào con đường cùng không lối thoát (lão Hạc nghèo không cưới vợ được cho con, quyết không tiêu vào tiền dành dụm cho con nên mới chọn cái chết để chấm dứt mọi nỗi khổ),...

- Trong hoàn cảnh ấy người nông dân vẫn ngời sáng lên những phẩm chất đáng quý:

+ Lòng tự trọng cao (không muốn nhờ vả, không muốn trở nên tha hóa,...)

+ Giàu tình nghĩa (ân hận vì trót lừa con chó, yêu chồng thương con,...)

+ Sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

Bình luận (0)
Vũ Tuấn Cường
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2018 lúc 16:12

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)