Những câu hỏi liên quan
Bùi Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
9 tháng 1 2019 lúc 14:45

I. Mở bài: Giới thiệu 2 tác giả và tác phẩm, dẫn dắt vào yêu cầu của đề.

II. Thân bài:

1. Cảm nhận 2 đoạn thơ.

a. Đoạn thơ của Phan Bội Châu

- Đoạn thơ bày tỏ chí làm trai của người quân tử thời xưa.

- 2 câu đầu: Non sông, nước nhà, chế độ phong kiến đã sụp đổ. Đó là thời đại đầy những bão táp, mưa gió khi mà thực dân Pháp xâm lược, triều đình phong kiến bán nước cho giặc. Điều này khiến những người theo đạo Nho đã mất niềm tin vào bậc thánh hiền, minh quân.

- 2 câu tiếp: Tư tưởng của người quân tử như tác giả đó là được vượt thoát, tìm đường hướng mới để giải cứu nước nhà và dân tộc.

=> Đoạn thơ là lời kêu gọi rũ bỏ chế độ phong kiến để tiếp thu những tư tưởng mới tiến bộ, giải cứu dân tộc.

b. Đoạn thơ của Quang Dũng

- Đoạn thơ cho thấy hình tượng người lính Tây Tiến vừa bi tráng, hào hùng, hào hoa, lãng mạn.

- Câu thớ thứ nhất: Đoàn binh không mọc tóc: đó là đoàn quân không mọc tóc do sốt rét rừng hoành hành khiến họ rụng hết tóc. Đó cũng có thể là do những người lính chủ động cạo trọc đầu để giảm bớt sự bất tiện trong cuộc kháng chiến và tạo điều kiện thuận lợi trong đánh cận chiến.

- Câu thơ thứ hai:

+ Quân xanh màu lá: đó có thể hiểu là những chiếc lá rừng ngụy trang trên balo người chiến sĩ, là màu áo quân phục của người lính. Đó cũng có thể hiểu là nước da xanh xao của người lính do sốt rét rừng hoành hành.

+ Hình ảnh dữ oai hùm làm nổi bật hình tượng người chiến sĩ quả cảm như hùm beo. Câu thơ là sự đối chọi về sức mạnh tinh thần của người lính đối với sức mạnh của thiên nhiên hổ báo. Câu thơ cũng khiến ta liên tưởng tới câu thơ của Phạm Ngũ Lão ở mấy thế kỉ trước: "TAm quân tì hổ khí thôn ngưu". Sức mạnh của binh đoàn Tây Tiến cũng vậy, dũng mãnh như hổ báo, có thể đạp bằng mọi chông gai thử thách.

- Câu thơ thứ 3:

+ Hình ảnh "mắt trừng" cho thấy ánh mắt mở to, luôn tỉnh táo cảnh giác. Đó là hình ảnh người lính chủ động tỉnh táo canh giữ miền biên cương của tổ quốc.

+ "Mắt trừng" kết hợp với hình ảnh "mộng" lại cho thấy sự lãng mạn hào hoa của người lính. Sau những cung đường hành quân vất vả, gian khổ, người lính dường như vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao cảm và gửi đắm nỗi niềm, mộng mơ qua tận miền biên giới, về những đêm liên hoan ấm áp tình quân dân hay những thiếu nữ bóng hồng sơn cước...

- Câu thơ thứ 4:

+ "Đêm": khoảng thời gian nghỉ ngơi, đó cũng là cõi riêng chứa đựng những nỗi niềm của đời người lính.

+ Chữ "mơ" khiến tâm hồn người lính trở lên lãng mạn hào hoa.

+ "Hà Nội dáng Kiều thơm" có thể hiểu là Hà Nội của những chàng trai Hà Thành đẹp như những dáng kiều. Đó cũng có thể hiểu là Hà Nội mà người lính mơ về đó chính là những thiếu nữ, những người tình, người con gái đẹp cả hương và sắc. Dù hiểu theo cách nào ta cũng thấy được sự lãng mạn, hào hoa trong tâm hồn người lính Tây Tiến.

=> Hình tượng người lính thời kháng Pháp là những người lính hào hùng, bi tráng, hào hoa lãng mạn. Họ là những trí thức, thanh niên Hà Thành ra đi vì nghĩa lớn. Hành trang mang theo còn là tâm hồn lãng mạn, mộng mơ.

3. Nhận xét về lí tưởng sống, cống hiến của tuổi trẻ:

- Lí tưởng sống của tuổi trẻ là sự lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sống có trách nhiệm, ham mê tìm tòi tiếp thu cái mới và những tư tưởng tiến bộ.

- Không ngại xông pha đối mặt với những khó khăn thử thách. Dù là thời chiến hay thời bình cũng có những trở ngại nhất định cần vượt qua. Vì vậy, con người, nhất là tuổi trẻ phải có tinh thần dũng cảm và không chùn bước khi đối mặt với khó khăn.

Bình luận (0)
Vượng Bùi
Xem chi tiết
_Tokkoy_
Xem chi tiết
linh nguyễn ngọc
Xem chi tiết
Châu Nguyễn Minh
Xem chi tiết
Van Toan
28 tháng 1 2023 lúc 19:26

Tuy con người đã có những con tàu lớn vượt biển khơi nhưng những cánh buồm vẫn còn sống mãi cùng sông nước và con người.

Những từ in đậm là CN,không in đậm là vị ngữ

Bình luận (2)
⭐Hannie⭐
28 tháng 1 2023 lúc 19:27

loading...  

Bình luận (1)
Mai Hoàng Khánh
28 tháng 1 2023 lúc 19:35

Viết đoạn văn tả buổi sơ kết kì 1 ở lớp

Bình luận (2)
đặng trà ngọc khuê
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
14 tháng 4 2022 lúc 17:44

bạn tham khảo nha

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

Bình luận (0)
laala solami
14 tháng 4 2022 lúc 17:45

tham khảo

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

Bình luận (0)
Chi Mary
Xem chi tiết
KT( Kim Taehyung)
Xem chi tiết
Linh Linh
31 tháng 3 2019 lúc 20:34

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

Bình luận (0)
Linh Linh
31 tháng 3 2019 lúc 20:34

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn” nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn. Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.

Bình luận (0)
Vũ Đức Hiếu
31 tháng 3 2019 lúc 20:36

 ” Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Nhận định của tác giả Hoài Thanh là vô cùng đúng đắn.

Trước tiên ta phải hiểu câu trên có ý nghĩa như thế nào? văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng tức là văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống của con người vô cùng phong phú, phức tạp. Cuộc sống của chúng ta vốn muôn màu, muôn vẻ và cũng vì thế mà văn chương rất đỗi phong phú, đa dạng. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy được. Trong văn bản ” Sông nước Cà Mau” Đoàn Giỏi đã tái hiện một cách chân thực, sống động cảnh sông ngòi chằng chịt như mạng nhện với thiên nhiên hoang sơ, những địa danh đặc biệt của vùng đất mũi với những cái tên theo đúng đặc trưng riêng của chúng và cảnh buôn bán nhộn nhịp, tấp nập trên khu chợ nổi. Tìm hiểu văn bản ta có thể hình dung rõ nét cảnh thiên nhiên và con người ở vùng đất cực nam của Tổ Quốc. Hay trong tác phẩm “Tắt đèn”   nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa chân thực xã hội phong kiến thối nát, đời sống cực khổ của nhân dân mà cụ thể là nhân vật chị Dậu. Vì sưu cao thuế nặng, chị đã phải bán chó, bán con để chuộc chồng. Tuy nghèo khó, bần hàn song chị vẫn dũng cảm ném nắm tiền vào mặt tên quan phủ để bảo vệ sự trong sạch của mình. Nỗi đau, sự uất ức, tủi nhục, cảnh nghèo đói, cực khổ bị vắt kiệt sức lực của người dân dưới chế độ phong kiến đã khiến người đọc vô cùng thông cảm, tiếc thương cho số phận của những “con cò” khốn khổ. Như vậy, văn chương đã thực sự làm tốt công việc của mình, nó còn chạm đến trái tim người đọc, khiến họ vui, buồn, thương xót, căm phẫn theo nhịp điệu của bài văn.  Không chỉ có chức năng tái hiện mà văn chương còn ” sáng tạo ra sự sống”. Tức là nó giúp con người biết ước mơ về những gì chưa có để biến chúng thành hiện thực trong tương lai. Trong tác phẩm” dế mèn phiêu liêu ký” của Tô Hoài, kết thúc câu chuyện Mèn đã kêu gọi bạn bè sống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đó chính là ước mơ, là hòa bình, hữu nghị về một thế giới không còn chiến tranh, hoàn toàn tươi đẹp, tràn ngập tiếng cười mà tác giả muốn gửi gắm qua thế giới loài vật sinh động. Hay trong truyền thuyết ” Sơn Tinh  Thủy Tinh”, khi hai thần giao chiến với nhau, trước cơn thịnh nộ long trời nở đất của Thủy Tinh, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh ” bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” bảo vệ nhân dân. Đó là ước mơ từ xa xưa của nhân dân ta, muốn chống chọi được với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mình. Ngày nay, không phải là sức mạnh kì diệu của thần thánh mà chính là bàn tay, ý chí của con người chứ không gì khác đắp lên những con đê vững chắc như bước tường thành để chống chọi với lũ lụt, giông bão và sự giận dữ của thiên nhiên. Vậy là từ những ước mơ cao đẹp trong văn chương, con người đã có động lực, niềm tin và hiện thực hóa chúng trong tương lai, càng ngày càng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp.

Tóm lại nhận định của Hoài Thanh vô cùng đúng đắn, và vì văn chương có công dụng to lớn như vậy, mỗi chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp của văn chương.

Bình luận (0)
tranhoailam
Xem chi tiết
tranhoailam
15 tháng 10 2021 lúc 20:18

ai trả lời giúp em với

 

Bình luận (0)