Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 22:18

Một con người sinh ra mang trên mình số phận, địa vị khác nhau nhưng về tính cách lẫn tâm hôn lại là một. Khi bạn biết nhận ra và sửa lỗi cũng chính là lúc bản thân bạn được cảm thấy một phần nào đó nhẹ nhõm, không có sự áp lực cao. Đúng một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận biết ra những lỗi lầm của mình. Nhưng tuy nhiên không hẳn người nào cũng như vậy, giá trị nhân phẩm của mỗi con người đều được đánh giá qua cử chỉ hành động của họ chứ không đơn thuần là sắc nét, hình thể. Họ được sinh ra để làm gì, để công hiến và sửa đổi bản thân. Những người được sinh ra đều được được ông trời cho kiếp người. Vì thế phải làm sao để con người đó trở nên tốt đẹp với bản thân và mọi người xung quanh. Khi bạn biết nhận lỗi cũng là lúc bạn được nhiều người yêu quý, tôn trọng bạn hơn phần nào. Đó là một trong những thứ mà con người chúng ta chưa bộc lộ ra ngoài và có những người còn không có phẩm chất đó.

Chúc bn hx tốt!

duong le
Xem chi tiết
Thúy Lê
Xem chi tiết
Hoàng Mai An
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
....
16 tháng 4 2021 lúc 12:22

Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

Go Biggo
Xem chi tiết
Thời Sênh
28 tháng 7 2018 lúc 11:52

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

nguyen thi vang
28 tháng 7 2018 lúc 14:48

Nhà thì nghèo nên Lão Hạc không lo nổi tiền giúp con trai lấy vợ nên anh ta phẫn chí bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Trước khi đi cậu con trai có để lại một con chó. Lão Hạc âu yếm gọi con chó bằng một cái tên rất thân thương"Cậu Vàng". Vì con lão đi làm nên có mỗi Cậu Vàng bầu bạn với lão, khi ăn lão cho Cậu Vàng cùng ăn, khi thì mang ra ao tắm, khi thì mắng yêu như một đứa cháu. Không những thế, vì thương con lão tiết kiệm tiền, ăn uống đạm bạc "kiếm gì ăn nấy". Khốn khó đến độ mà phải bán "đứa con tinh thần" - Cậu Vàng của Lão đi. Lão đau khổ và day dứt lắm chứ ! Bệnh tật mà lão không dám động vào tiền của thằng con trai đặng lấy tiền đó cho nó cưới vợ. Số phận khốn khổ cùng cực như vậy nên đã đưa lối Lão tìm đến cái chết. Lão chết đi để dành dụm tiền cho con trai, lão chết vì hoàn cảnh đưa đẩy... Qua đây cũng nhận thấy rằng Lão Hạc là một người cha rất mực thương con.

Nguồn : nguyen thi vang.

Thảo Phương
28 tháng 7 2018 lúc 18:06

Qua văn bản "Lão Hạc" , nhà văn với giọng văn xã hội đầy thuyết phục Văn Cao đã cho ta thấy lão Hạc là một người cha yêu thương con cái hết mức. Rõ thấy qua những tình tiết trong câu chuyện, con trai không đủ tiền cưới vợ, lão Hạc vẫn chấp nhận để con đi làm nơi đồn điền cao su, nơi không rõ sau này sống chết ra làm sao. Mảnh vườn nhỏ bằng số tiền vợ chồng già trước đây ông dành dụm tiền mua được cũng để cho con, con đi lão Hạc đâu bán mà Lão con bòn vườn cho con trai lão, cái tiền bòn vườn ấy được lão cất giữ cẩn thận phòng khi con trai về có tiền mà hỏi vợ. Năm qua năm, tháng qua tháng, con trai không ở nhà, lão Hạc chỉ có "cậu Vàng " bầu bạn, là món quà duy nhất người con trai để lại tại nơi đây, lão thương yêu cậu Vàng như con trai của mình, coi như người bạn thân vậy! Thế nhưng, cái bần túng của người nông dân nghèo lại khiến lão mệt mỏi, lão bị ốm, cái tiền dành dụm cho bòn vườn cho con trai lão không đụng đến một xu, lão ăn rau, ăn cá sống qua ngày , cứ thế mà ăn. Thế rồi, chắc như định được ngày mất, lão đã bán "cậu Vàng" , số tiền ít ỏi đó lão góp với số tiền mình bòn vườn cho con trai và ít tiền lẻ của bản thân mà đưa nhờ ông giáo, nhờ ông giao giữ, trông coi mảnh vườn đợi khi con trai lão về. Đến chết, lão cũng như vậy, không ăn uống nổi một bữa no nê, lão chọn cái chết đau đơn giảm đi mọi tội lỗi gây ra với "cậu Vàng" . Ta thấy đó, Lão hạc đâu có trách móc con cái, lại khi đến chết còn suy nghĩ đến tương lai con cái của mình, nó chứng tỏ tình yêu mãnh liệt mà người nông dân nghèo dành cho đưa con nơi phương xa.

Mi Mi Lê Hoàng
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 23:32

- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.

- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.

- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác

=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.

- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.

- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.

fghrf
30 tháng 1 lúc 20:15

dfsfaf

minh chứng 1
Xem chi tiết