Những câu hỏi liên quan
Đặng Ân
Xem chi tiết
Chie Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 11:31

Tham khảo
- Bảng 1
loading...
loading...

Bình luận (0)
Cam Ngoc Tu Minh
13 tháng 8 2023 lúc 12:56

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 5 2017 lúc 5:32

* Xây dụng Chính quyền Xô viết:

- 25-10-1917 thành lập chính quyền Xô Viết.

- Để đập tan nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ. Xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.Chính quyền Xô Viết đã:

- Thông qua sắc lệnh hòa bình và ruộng đất.

- Thực hiện các biện pháp nhắm thủ tiêu chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biết đẳng cấp, những đắc quyền của giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết.

- Thành lập các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương.

- Thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản.

- Thành lập Hồng quân công nông để bảo vệ chính quyền mới.

- Tiến hành quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

* Bảo vệ chính quyền Xô viết:

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng cách mạng trong nước mở cuộc cách mạng vũ trang.Nước Nga là một nước còn non trẻ.

=> 1919 chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách“Cộng sản thời chiến”:

 

Chính sách cộng sản thời chiến gồm hai nội dung chính:

- Quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp; thu lương thực thừa của nông dân.

- Thực hiện lao động cưỡng bức.

=> Nga giải quyết được vấn đề trước mắt; chính quyền Xô viết được bảo vệ, giữ vững.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
11 tháng 4 2017 lúc 10:39

1.Xây dựng Chính quyền Xô viết

Ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.

Các sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô viết đã được thông qua : Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết nhanh chóng thực hiện các biện pháp nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Các cơ quant rung ương và Xô viết các địa phương được thành lập, thay thế hoàn toàn chính quyền tư sản. Hồng quân công nông được thành lập để bảo vệ chính quyền mới.

Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của gia cấp tư sản, thành lập Hội đồng Kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

2.Bảo vệ Chính quyền Xô viết

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết non trẻ. Trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững Chính quyền Xô viết.

Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 Chính quyền Xô viết thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.

Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân (từ 16 đến 50 tuổi)…nhằm phát động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, Hồng quân và nhân dân Xô viết đã từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của lực lượng cách mạng trong và ngoài nước. Cuối năm 1920, chiến sự chấm dứt, Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.

Bình luận (0)
Võ Đỗ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Phan Hoàng Trung
3 tháng 1 2023 lúc 21:44

Câu 8:

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 11:

Thời gianChiến sựKết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

 

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
 Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
11/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc

Câu 14:

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
lê quốc anh
Xem chi tiết
THUẬN DƯƠNG VĂN
Xem chi tiết
qlamm
23 tháng 12 2021 lúc 19:18

31. a

32. a

33. c

34. b

35. b

36. a

37. d

38. a

39. a

40. a

Bình luận (0)
Đã Ẩn
Xem chi tiết
♥ Pé Su ♥
15 tháng 12 2020 lúc 20:54

Đối với nước Nga :

- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga .

- Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

- Đối với thế giới :

- Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .

-Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

- Đối với Việt Nam :

- Là động lực thúc đẩy phong trào nhân dân VN đứng lên chống lại áp bức bóc lột .

- Để lại nhiều bài học quý giá để giai cấp vô sản VN học tập.

-Bác Hồ đã học hỏi , đi theo đường lối của Nga để giải phóng dân tộc .

                                                             ..... Linh Vy .......

Bình luận (0)