Khi lai 2 cá thể có F1 có kiểu di truyền là AaBbCc với nhau; 3 cặp gen này nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có tỉ lệ di truyền cá thể ở F2 đồng hợp 2trội và 1lặn
Câu 12: Ý nghĩa của việc cấy truyền phôi là:
A. tạo nhiều cá thể động vật có kiểu gen giống nhau, áp dụng đối với loài vật quý hiếm sinh sản chậm.
B. phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm --> tạo vật nuôi khác loài.
C. làm biến đổi các thành phần trong tế bào phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho người.
D. cả ba ý trên đều đúng.
Câu 13: Người ta thường sử dụng phương pháp lai tế bào xôma trong trường hợp:
A. lai cùng dòng.
B. lai khác dòng.
C. lai khác thứ.
D. lai khác loài.
Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là
A. 1/128
B. 9/128
C. 3/32
D. 9/64
Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen: AaBbDdEeHh × aaBBDdeehh. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỷ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng trên là
A. 1/128
B. 9/128
C. 3/32
D. 9/64
Cho cây dị hợp hai cặp gen có kiểu hình lá dài, quăn lai với cây có lá ngắn, thẳng; thu được con lai F1 có 50% số cây có lá dài, quăn và 50% số cây có lá ngắn, thẳng.
Biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. Biết hai tính trạng kích thước lá và hình dạng lá di truyền liên kết.
Theo đề bài, cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu hình lá dài, quăn; mà kiểu gen dị hợp luôn biểu hiện kiểu hình trội. Vậy lá dài và lá quăn là hai tính trạng trội so với lá ngắn và lá thẳng.
Quy ước:
A- lá dài > a- lá ngắnB- lá quăn > b- lá thẳngCây P có lá ngắn, thẳng (aa và bb ) tức có kiểu gen ab/ab, cây này chỉ tạo một loại giao tử mang hai gen lặn ab => kiểu hình ở con lai F1 do giao tử của cây P dị hợp quyết định.
+ Xét cây F1 có lá dài, quăn (2 tính trạng trội). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử AB.
+ Xét cây F1 có lá ngắn, thẳng (2 tính trạng lặn). Suy ra cây P dị hợp phải tạo được giao tử ab.
Vậy cây P dị hợp đã tạo được hai loại giao tử là AB và ab; tức có kiểu gen AB/ab
Sơ đồ lai:
P: AB/ab (lá dài, quăn) x ab/ab (lá ngắn, thẳng)
GP: AB, ab ab
F1: kiểu gen AB/ab : ab/ab (kiểu hình 50% lá dài, quăn : 50% lá ngắn, thẳng)
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là
A. 0,48.
B. 0,40.
C. 0,60.
D. 0,16.
Chọn đáp án D.
Tần số AA = (0,4)2 = 0,16.
Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:
• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.
• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.
• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.
Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Chọn đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. Giải thích:
• I đúng vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến; nếu alen đột biến là alen lặn thì kiểu hình đột biến chưa được biểu hiện.
• II sai vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của gen.
• III đúng vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
• IV sai vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần số đột biến khác nhau.
Ở cà chua cho 2 cây cà chua thân cao lai với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen là 3 cao 1 thấp. Xác định kiểu gen của P
Vì F1 có TLKH 3 trội : 1 lặn => nghiệm đúng quy luật phân li => P có cặp gen dị hợp (Aa x Aa)