Những câu hỏi liên quan
3.Bùi Hoàng Anh
Xem chi tiết
🍼🍼🍼SỮA🍼🍼🍼
13 tháng 11 2021 lúc 16:24

C

Hiền Nekk^^
13 tháng 11 2021 lúc 16:24

A.

Nguyễn Quỳnh Anh
13 tháng 11 2021 lúc 16:25

B nha bạn

Jayden Valeria
Xem chi tiết
dechcandoi
5 tháng 10 2023 lúc 19:51

Câu nói của Giờ óc-gia Ô-oen đưa ra một quan điểm đáng suy ngẫm về cách hủy diệt một dân tộc. Tuy nhiên, có thể có những phản biện về câu nói này. 1. Quan điểm chung: Một quan điểm phổ biến là việc phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết về lịch sử của một dân tộc có thể gây hủy diệt văn hóa và danh tính của họ. Bằng cách này, người ta có thể kiểm soát và thay đổi quan điểm, giá trị và niềm tin của dân tộc đó. 2. Sự phụ thuộc vào lịch sử: Lịch sử của một dân tộc có vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính và tư tưởng của họ. Tuy nhiên, không chỉ có lịch sử mà còn có nhiều yếu tố khác như ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. 3. Sự đa dạng và sự sống còn: Một dân tộc có thể tồn tại và phát triển dựa trên sự đa dạng và sự sống còn của các yếu tố văn hóa và lịch sử của họ. Ngay cả khi sự hiểu biết về lịch sử bị phủ nhận, dân tộc vẫn có thể duy trì và phát triển thông qua việc truyền đạt kiến thức và giữ gìn các yếu tố văn hóa quan trọng. 4. Khả năng phục hồi: Một dân tộc có thể phục hồi và tái tạo sự hiểu biết về lịch sử của mình. Dựa trên nỗ lực của các nhà nghiên cứu, nhà sử học và cộng đồng, sự hiểu biết về lịch sử có thể được khôi phục và truyền đạt lại cho thế hệ tương lai. Vì vậy, mặc dù câu nói của Giờ óc-gia Ô-oen đưa ra một quan điểm đáng suy ngẫm, nhưng cần xem xét các phản biện và nhận thức rằng sự hiểu biết về lịch sử không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một dân tộc.

______________________HT__________________________-

Thanh Đình Lê new:)
5 tháng 10 2023 lúc 19:52

Câu nói của Ô-oen là một lời phê phán sắc bén về cách thức mà các chế độ độc tài và xâm lược có thể áp dụng để kiểm soát và hủy diệt một dân tộc. Bằng cách phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết về lịch sử của một dân tộc, người ta có thể làm mất đi nhận thức về nguồn gốc, văn hóa và giá trị của dân tộc đó. Điều này có thể dẫn đến việc mất đi lòng tự trọng và nhận thức về quyền tự do của dân tộc, từ đó dễ dàng kiểm soát và áp bức họ. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và bảo vệ sự hiểu biết lịch sử của một dân tộc để bảo vệ quyền tự do và sự tồn tại của họ.

pham hong van
Xem chi tiết
Hoàng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
16 tháng 3 2020 lúc 10:12

+ Quá khứ: Thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang  Trung và lòng yêu nước ngày nay của đồng bào. Đó là những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự thời gian với những tên tuổi gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

+ Hiện tại: Đồng bào ra ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước…., những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau… yêu nước, Từ các cụ già tóc bạc… ghét giặc. Tác giả đã liệt kê các dẫn chứng theo mô hình liên kết Từ… đến.

=> Dẫn chứng thời quá khứ cụ thể hơn, ngắn gọn hơn. Dẫn chứng hiện tại khái quát hơn nhưng dung lượng dài hơn.

Có sự khác biệt như vậy vì tác giả muốn chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Những tên tuổi trong quá khứ ai cũng biết. Những tên tuổi thời hiện tại không được nhắc cụ thể nhưng trải đều ra ở mọi ngành nghề, tuổi tác, giới tính, ... qua đó thức dậy lòng yêu nước của nhân dân tham gia vào sự nghiệp cứu nước.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
5 tháng 5 2019 lúc 3:09

- Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.

- Giữ gìn nề nếp tốt của gia đình, dòng họ.

- Ghi nhớ và biết ơn ông bà tổ tiên

- Thường xuyên về quê cùng bố mẹ thăm hỏi người thân và họ hang

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 6 2019 lúc 11:48

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc

    + Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài

    + Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở

    + Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa

→ Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác

    + Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp

- Trong chữ viết, thơ ca

    + Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm

    + Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú

Khanh Linh Ha
Xem chi tiết

 Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Anh Lê
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thanh Ngân
11 tháng 8 2021 lúc 10:10

Câu 1:Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX có phải một xã hội cũ trong một thế giới mới?

Câu 2: So sánh 3 trường học Duy tân cuối thế kỷ XIX của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 3: Chủ nghĩa lãnh thổ quốc gia thiêng liêng đã được khẳng định và giữ gìn như thế nào trong lịch sử dân tộc? Nhà Nguyễn đã lần lượt đánh mất chủ quyền lãnh thổ qua các hiệp ước kí kết với Pháp ra sao? Những sai lầm của nhà Nguyễn làm cho đất nước trở thành thuộc địa của Pháp?

Câu 4: Bài học rút ra từ những sai lầm đó cho hiện nay là gì?

Câu 5: Về phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX: nêu tên, vì sao thất bại, ý nghĩa, sự kiện em ấn tượng nhất.

Câu 6: Làm rõ vì sao Pháp mất 1 thời gian dài mới hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam

Nguyễn Hữu Tài
Xem chi tiết
Khánh Linh
29 tháng 4 2016 lúc 6:02

-  Những việc làm của họ Khúc :

+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc, lập lại số hộ khẩu.

mấy câu kia không biết làm :3 :3