Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
không có gì
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
14 tháng 12 2021 lúc 20:16

* Những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của các bạn học sinh hiện nay:

Luôn đi học muộnKhông mang đồng phục theo quy định.Trong giờ học ăn quà vặt, làm việc riêng.Kiểm tra quay cóp, chép tài liệu.Không tham gia các hoạt động tập thể do trường lớp đưa ra.

* Tác hại của nó chính là: Những biểu hiện trên chứng tỏ đó là những học sinh chưa có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo cũng như bạn bè, không coi trọng đến những nội quy, quy định của trường lớp. Hình thành nên tính thiếu trung thực, gian lận, không coi trọng phẩm chất đạo đức của mình dẫn đến thiếu tính kỉ luật. Nếu không sửa chữa lại những hành vi đó thì khó có thể thành một người con ngoan trò giỏi được thầy yêu bạn mến.

Đại Tiểu Thư
14 tháng 12 2021 lúc 20:51

Tham khảo:

Câu 1: Bạn Vương Hương Giang            đã  nên rõ rồi nhé.

Câu 2:

Lòng yêu thương con người là phẩm chất quý báu đem lại nhiều tác động, ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống con người. Lòng yêu thương con người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau.

 

Những biểu hiện thể hiện yêu thương con người:

+ Quan tâm,giúp đỡ người gặp nạn.

+ Hiện máu nhân đạo.

+ Ủng hộ đồng bào.

...

 

Trái với yêu thương con người.

+ Đánh đập,chửi bới.

+ Làm điều xấu xa.

....

Câu 3:

+ "Tôn sư sự đề cao vai trò và vị trí của người thầy. Trong quan niệm truyền thống, đó cũng  thể hiện sự tôn kính trước học vấn của thầy, trước sự đức độ của thầy. ... "Tôn sư trọng đạo" theo đó  sự phản ánh tinh thần đề cao vai trò người thầy giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức của nhân dân.

 họ là những người cung cấp, cho ta kiến thức. Họ đã dạy cho chúng ta tất cả những gì trong xã hội dạy ta đạo đức làm người. Dạy ta làm con người đứng đắn. ...  vậy, chúng ta cần phải kính trọngbiết ơn các thầy giáocô giáo ; cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy.

Học sinh cần:

+ Cư xử lễ phép với thầy cô.

+ Vâng lời thầy cô.

+ Nhớ ơn thầy cô.

...

Câu 4:

Khoan dung chính  lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe với người phạm lỗi. Người khoan dung luôn thông cảm cho người khác và sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ đã biết lỗi và hối hận, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng  thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận  sửa chữa sai lầm.

 

Câu 5:

Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được chính phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này.

Mỗi gia đình là mỗi cá thể của Xã hôi. Vậy nên, xây dựng được gia đình văn hóa chính là xây dựng xã hội tốt đẹp.

Xây dựng gia đình văn hóa, chính là đào tạo con người, sống chuẩn mực, yêu thương lẫn nhau. Đây là nhân tố hết sức cần thiết cho xã hội.

Một gia đình văn hóa, sẽ làm gương cho các gia đình khác, tạo hiệu ứng để mọi gia đình khác phấn đấu, noi theo để có thể thành một cộng đồng văn hóa.

Xây dựng gia đình văn hóa còn là giữ gìn, phát huy tốt truyền thống của gia đình, vùng miền, đất nước. Đây là một việc hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.

 

Câu 6:

+ Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

+ Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Me Mo Mi
11 tháng 5 2016 lúc 22:00

-Những việc làm có tính kỉ luật, đạo đức:

+Không nói chuyện riêng trong lớp.

+Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.

+Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường.

+Luôn hối hận khi làm điều sai trái.

+Không hút thuốc lá, rượu chè, cờ bạc, lô đề...

+Làm bài tập đầy đủ trước khi tới trường.

...

-Những việc làm thiếu tính kỉ luật, đạo đức:

+Trốn học đi chơi.

+Dấu dốt.

+Ra vào lớp tự tiện.

+Nghỉ học vô lí do.

+Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra.

+Ăn quà trong lớp.

+Văng tục, chửi thề.

+Trang phục đến trường sai quy định.

...

Tác hại của những biểu hiện trên là chứng tỏ đó là những học sinh vô kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô, coi thường quy định của nhà trường, sống tùy tiện, không biết coi trọng phẩm chất đạo đứccủa mình.

Nguyễn Thành Đạt
17 tháng 10 2019 lúc 20:19

Hay ngoam

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
25 tháng 12 2019 lúc 7:31

- Học sinh được phép góp ý và phát biểu:

- Bằng cách:

     + Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.

     + Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật...

Trà Chanh ™
Xem chi tiết
Trang Thị Anh :)
24 tháng 10 2019 lúc 19:58

2 . Một số biểu hiện thể hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay 

- Vô lễ với thầy cô. 

- Không biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Còn nói chuyện trong giờ học.

- Không học bài, làm bài tập, không vâng lời thầy cô. 

- Khi trước mặt thầy cô thì ngoan ngoãn, vâng dạ nghe theo nhưng khi không có thầy cô thì vô lễ, hỗn láo.1. - Thực hiện tốt nội quy của trường đề ra - Hoàn thành tốt các câu việc được giao - Rèn luyện tính kỉ luật - Cố gắng học và làm bài thật tốt  
Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hải Lâm
24 tháng 10 2019 lúc 19:59

Câu 1:

- Những dự định của em về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh là: 

Chấp hành đẩy đủ các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp học.Học tập nghiêm túc để xứng đáng con ngoan trò giỏi.Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật. Sau này lớn lên thành người có ích cho xã hội

Câu 2:

- Có thái độ vô lễ đối với thầy cô: gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường nhừng môn học mà mình cho là môn học phụ... Ra vào lớp không xin phép thầy cô giáo.

- Không làm bài tập và học bài cũ.

- Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.

- Không thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra.

Khách vãng lai đã xóa
ღ๖ۣۜLinh
24 tháng 10 2019 lúc 20:04

1.- Những dự định của em về rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh là: 

Chấp hành đẩy đủ các nội quy, quy định của nhà trường, của lớp học.Học tập nghiêm túc để xứng đáng con ngoan trò giỏi.Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật. Sau này lớn lên thành người có ích cho xã hội.
Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 14:41

- Học sinh được phép góp ý và phát biểu:

- Bằng cách:

+ Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật.

+ Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật...

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
26 tháng 1 2018 lúc 16:26

- Trốn học đi chơi

- Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra

- Dấu dốt

- Ra vào lớp tuỳ tiện

- Nghỉ học không xin phép

- Ăn quà vặt trong lớp

- Trang phục khi đến trường không đúng quy định

Tác hại của những biểu hiện trên là chứng tỏ đó là những học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tuỳ tiện không biết coi trọng phẩm chất đạo đức của mình. Đó là những con người thiếu trung thực, thiếu kỉ luật và không có lòng tự trọng, vi phạm đạo đức của người học sinh, nếu không biết sửa chữa, điều chỉnh mình thì không thế trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 15:01

- Trốn học đi chơi

- Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra

- Dấu dốt

- Ra vào lớp tuỳ tiện

- Nghỉ học không xin phép

- Ăn quà vặt trong lớp

- Trang phục khi đến trường không đúng quy định

Tác hại của những biểu hiện trên là chứng tỏ đó là những học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tuỳ tiện không biết coi trọng phẩm chất đạo đức của mình. Đó là những con người thiếu trung thực, thiếu kỉ luật và không có lòng tự trọng, vi phạm đạo đức của người học sinh, nếu không biết sửa chữa, điều chỉnh mình thì không thế trở thành con ngoan và trò giỏi, người công dân tốt.


Vũ Thúy An
4 tháng 10 2017 lúc 8:56

Những biểu hiện thiếu tính kỉ luật:

-Quay cóp trong khi đi thi

-Hút thuốc lá,uống rượu

-Không tích cực khi tham gia các hoạt động của lớp,trường

-Không nhận lỗi khi làm điều sai trái

-Không làm bài tập trước khi đến lớp

-Dối Trá

Tác hại:Chứng tỏ đó là những học sinh có tính kỉ luật,thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo,coi thường qui định của nhà trường,sống tùy tiện không biết coi trọn phẩm chát của mik.Đó là những con người thiếu trung thực, kỷ luật và không có lòng tự trọng.Không đúng vs đạo đức của 1 người hs

Phạm Mỹ Dung
5 tháng 10 2017 lúc 10:31

* Những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của các bạn học sinh hiện nay:

Luôn đi học muộn Không mang đồng phục theo quy định. Trong giờ học ăn quà vặt, làm việc riêng. Kiểm tra quay cóp, chép tài liệu. Không tham gia các hoạt động tập thể do trường lớp đưa ra.

* Tác hại của nó chính là: Những biểu hiện trên chứng tỏ đó là những học sinh chưa có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo cũng như bạn bè, không coi trọng đến những nội quy, quy định của trường lớp. Hình thành nên tính thiếu trung thực, gian lận, không coi trọng phẩm chất đạo đức của mình dẫn đến thiếu tính kỉ luật. Nếu không sửa chữa lại những hành vi đó thì khó có thể thành một người con ngoan trò giỏi được thầy yêu bạn mến.

dễ mà leuleu

Đặng Thị Nam Thái
Xem chi tiết
Phung Châu Giang
5 tháng 12 2018 lúc 11:26

          Ví dụ về tôn trọng kỉ uật 

- Chấp hành các quy định của nhà trường đề ra : không đi học muộn, làm bài tập trước khi đến lớp....

- Chấp hành các quy định của nhà nước đề ra : đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, .....

- Chấp hành mọi quy định do tập thể đề ra

     Mình nghĩ được mới từng này, lúc nào mk nghĩ r amk sẽ bổ sung thêm 

                       hk tốt Châu Giang

Trang Thiên
Xem chi tiết
Magic Kid
5 tháng 3 2017 lúc 10:26

Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.

Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…

Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.


Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.

Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.


Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽ giữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên con đường đúng đắn mà mình đã chọn. Nào các bạn! Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn trong học đường và ngoài xã hội để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.