làm sao để nhận bt đc đoạn mạch nối tiếp hay song song
Câu 12. Làm thế nào để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp hay mắc song song?
Câu 13. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? Đặc điểm này được biểu diễn bằng những công thức nào?
Câu 14. Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? Đặc điểm này được biểu diễn bằng những công thức nào?
Câu 12:
Hai bóng đèn được mắc nối tiếp:có 1 điểm chung
Hai bóng đền đc mắc song song:có 2 điểm chug
Câu 13
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của dòng điện, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 14:
Trong mạch điện mắc song song cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.
để đo cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch thì ta phải mắc ampe kế nối tiếp hay song song vậy ?
phải mắc ampe nối tiếp để đo cường độ dòng điện
Cho đoạn mạch gồm các điện trở giống nhau có giá trị là 120 Ω. Hỏi phải mắc bao nhiêu cái điện trở này song song hay nối tiếp vào đoạn mạch để có điện trở tương đương là 5Ω
ta thấy \(R>Rtd\left(120\Omega>5\Omega\right)\) do đó mạch gồm Rx//R
\(\Rightarrow\dfrac{1}{5}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Rx}\Rightarrow Rx=\dfrac{600}{115}=\dfrac{120}{23}\Omega< R\)
do đó trong Rx gồm Ry//R
\(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{120}{23}}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Ry}\Rightarrow Ry=\dfrac{60}{11}\Omega< R\)
do đó trong Ry gồm Rz//R \(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{60}{11}}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Rz}\Rightarrow Rz=\dfrac{40}{7}\Omega>R\)
do đó trong Rz gồm Rt // R
\(\Rightarrow\dfrac{1}{\dfrac{40}{7}}=\dfrac{1}{120}+\dfrac{1}{Rt}\Rightarrow Rt=6\Omega< R\)
trong Rt lại gồm Rq//R
(cứ làm như vậy tới khi \(Rn=R=120\Omega\)) là xong
Nguồn điện trong mạch điện có sơ đồ như hình 28.4 là một pin còn mới có ghi 1,5V.
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch thì phải mắc vôn kế nối tiếp hay song song với đoạn mạch đó? Khi đó chốt (+) hay chốt (-) của vôn kế phải được mắc về phía nào?
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch thì phải mắc vôn kế song song với đoạn mạch đó. Khi đó chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện và chốt (-) của vôn kế được mắc với cực (-) của nguồn điện như hình vẽ sau:
1. Trong đoạn mạch song song, nếu tháo một bóng đèn thì đèn còn lại có sáng không, vì sao?
2. Trong đoạn mạch nối tiếp, nếu tháo bớt một bóng đèn (dây dẫn đã được nối lại như cũ) thì đèn còn lại sáng mạnh hay yếu hơn so với lúc trước, vì sao?
Cho mình sửa câu 2 chút.
Trong đoạn mạch nối tiếp, nếu tháo bớt một bóng đèn(dây dẫn đã được nối lại như cũ) thì đèn còn lại sáng như thế nào (bình thường, mạnh hơn, yếu hơn) so với trước? Vì sao
1. Đèn còn lại sáng vì mạch điện chứa đèn còn lại vẫn kín
2. Đèn còn lại không sáng. Vì mạch hở
Câu 2 mk nghĩ là mạnh hơn vì tháo bớt một bóng đèn thì đó vẫn là mạch điện kín ,dòng điện đi qua bóng đèn còn lại mạnh hơn(dòng điện lúc này chỉ đi qua 1 bóng đèn)
Đó chỉ là suy nghĩ của mk thôi,mk cũng ko chắc đâu!
Để đo hiệu điện thế trong mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế
A. Nối tiếp vào mạch điện
B. Nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
C. Song song vào mạch điện
D. Song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế theo cách nào dưới đây?
A. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt âm của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
B. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
C. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
D. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
Đáp án: C.
Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
Nêu nhận xét về cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp và đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song
* Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp:
- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của đoạn mạch.
I = I1 = I2
- Trong đoạn mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
U13 = U12 + U23 ( hoặc U = U1 + U2 )
* Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:
- Trong đoạn mạch song song, hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn và giữa 2 điểm nối chung đều bằng nhau.
UMN = U12 = U34 ( hoặc U = U1 = U2 )
- Trong đoạn mạch song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi đèn.
I = I1 = I2
1. so sánh cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
2. so sánh hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song
1. Cường độ dòng điện ( I )
- Đoạn mạch // : I = I1+I2
- Đoạn mạch nối tiếp: I=I1=I2
2. Hiệu điện thế
- Đoạn mạch //: U=U1 =U2
- Đoạn mạch nối tiếp: U=U1+U2