cảm nhận về lòng hiếu thảo
viết đoạn văn Nêu cảm nghĩ của e về lòng hiếu thảo
Lòng hiếu thảo là 1 trong số những yếu tố hình thành nên giá trị của mỗi con người,trong 1 xã hội văn minh lòng hiếu thảo sẽ là 1 trong số các yếu tố được đặt lên hàng đầu.Mặc dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi song chúng ta vẫn cần biết hiếu thảo,như chăm sóc ông bà,hiếu thảo với bố mẹ,biết kính trên nhường dưới.Khi biết hiếu thảo với những người trong gia đình dù đó chỉ thể hiện qua 1 hành động nhỏ nhưng cũng sẽ góp 1 phần nhỏ nào đó giúp nâng cao ý thức về vấn đề này của mỗi một con người.
bn tham khảo nha! chúc bn học tốt !!!
1) Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thủy
2) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Nhớ làm cả hai đề văn này các cậu nhé?
Tham khảo :
1) Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thủy
Thủy là một em bé rất ngoan ngoãn, hiếu thảo và yêu thương anh trai của mình. Dù mới học lớp 4, ở cái tuổi hồn nhiên ấy nhưng em đã rất khéo léo và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Khi anh trai bị rách áo, em đã khâu vá rất thành thạo, từng mũi kim được đưa thoăn thoắt. Mỗi tối sau khi học bài xong, em lại đưa con Vệ Sĩ vào cah giấc ngủ cho anh. Khi biết bố mẹ chia tay, gia đình phải li tán, hai anh em phải chia số đồ chơi, Thủy đã nhường hết cho anh. Khi thấy Thành chia hai con Vệ Sĩ và Em Nhỏ thi Thủy đã giận dữ vì em không muốn chia rẽ chúng. Nhưng rồi cuối cùng, hai anh em quyết định để lại chúng khi nhìn thấy chúng quàng lên vai nhau..Vì Thủy không muốn những món đồ chơi vốn gắn bó thân thiết giờ phải chia lìa như hai anh em. Như vậy, em không chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên và yêu thương anh mà còn có tấm lòng vị tha. Và khi biết phải về quê sống với mẹ, phải sống xa anh trai và không còn được đi học nữa nhưng em vẫn ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Qua những chi tiết đó, người đọc thấy được em là cô bé rất chu đáo và biết suy nghĩ sâu sắc, một tâm hồn nhạy cảm và yêu thương gia đình.
2) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo
Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.
Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người...
HT
Hi how are you doing this
fagnkJIdf
olfdjhgdfhyfdfVhkjvjksdahahisd
Từ lòng hiếu thảo của bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ". Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo trong cuộc sống ^^
viết bài văn về lòng hiếu thảo
nghị luận đúng ko ạ
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam ta luôn sống với đạo lí lấy chữ Hiếu làm cốt. Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa. Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta.
Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội.
Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Lại có những kẻ này còn quay ngược lại chửi mắng đánh đập, đôi khi còn tàn nhẫn hơn đó chính là giết chính cha mẹ của mình. Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.
Tình yêu của bố mẹ dành cho con bao la là thế. Từ lúc còn là bào thai nhỏ trong bụng mẹ đến khi khôn lớn nên người lúc nào bố mẹ cũng bên con. Dù có nhiều lần con không ngoan không vâng lời nhưng trong sâu thẳm đáy lòng con luôn yêu bố mẹ nhất đời.
Mẹ là người luôn bên con bế bồng chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con có đọc câu chuyện kể về hai chị em song sinh trước khi chào đời có rất nhiều nỗi lo lắng về cuộc sống sau này của mình sợ không được ai cho ăn cho uống che chở như khi còn trong bụng mẹ. Nhưng rồi hiển nhiên ngày đó cũng tới và cũng là ngày họ nhận ra rằng: dù cuộc đời có đầy ắp niềm vui hay đau khổ họ vẫn luôn có mẹ bên cạnh. Bàn tay mẹ chai sần vì con đôi chân mẹ cũng vì con mà trở nên gân guốc. Mẹ bỏ thời gian công sức nấu cho con những bữa cơm ngon dạy con học chở con đi học đi chơi… Thế mà đã quá nhiều lần con vô lễ với mẹ mỗi khi nhớ lại tim con như nhói đau.
Còn bố tuy vẻ bề ngoài dường như khô khan nhưng tình thương bố dành cho con sâu nặng vô cùng. Bố rất ít phạt con nhưng mỗi lần bố phạt là con biết lỗi của con rất nặng. Những lúc ấy con chỉ là một đứa trẻ dại khờ chỉ biết khóc lóc giận dỗi mỗi lần như thế chắc bố thất vọng về con lắm.
Sau những lần con vô lễ với bố mẹ con chỉ muốn bật khóc khi nhớ lại rồi con lại nghĩ: "giá như mình đã không làm thế", "giá như" … Sau con lại không biến những điều giá như ấy thành sự thật. Bố mẹ chắc sẽ vui lắm nụ cười tươi tắn khi bạn khoe điểm 10 đỏ chói hay là lời ân hận khi bạn mắc khuyết điểm… Bố mẹ có thể hi sinh cả đời vì con và cũng không mong cầu gì cho bản thân chỉ mong cho con được lớn khôn khỏe mạnh. Những lần bố mẹ mệt nằm trên giường con lo lắng không sao ngồi yên được. Bố mẹ lo con có tính vô tâm nhưng bố mẹ à con yêu bố mẹ lắm! Con mong sao lúc này bố mẹ có thể nói với con một lời nhờ con làm một việc. Con làm việc gì cũng được chỉ mong sao bố mẹ khỏi bệnh để dạy con học hay phạt con những lúc con mắc lỗi như mọi ngày.
Mỗi người dù là ai, dù ở đâu thì lòng hiếu thảo luôn có trong tim. Con người đôi khi mãi chạy theo cuộc sống vật chất dường như quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp những khó khăn thất bại khi bị cuộc đời vùi dập thì nơi góc trời xa yêu dấu bỗng ta thấy nhớ và yêu bố mẹ nhiều hơn. Ngày xưa ấy mẹ đã nắm tay con đi trên con đường bé nhỏ này. Con nũng nịu bên mẹ đòi mua cho được cái kẹo cái bánh. Thế mà hôm nay tất cả còn đâu. Ngày xưa ấy bố bế con đi chơi con đã hát cho bố nghe bài hát về cả gia đình mình. Thế mà hôm nay bố đã rời xa con mãi mãi… Có những người con khi nhận ra mình vô cùng yêu thương bố mẹ thì đã quá muộn. Thế nên ngay từ khi còn có thể chúng ta hãy thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ đừng để ngày mai khi bố mẹ đã ra đi.
Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con dù con còn nhỏ hay đã trưởng thành. Bố mẹ dành cho con tình yêu thương cao cả. Con vẫn là đứa con bé bỏng của bố mẹ dù con có phạm lỗi lầm. Con có thể là một đứa con bất hiếu không biết nghĩ đến bố mẹ nhưng con nhận ra rằng dường như bố mẹ vẫn thương con. Những người con bất hiếu đã từng coi thường bố mẹ bỏ rơi bố mẹ lúc về già thật đáng xấu hổ.
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.
Để rồi một ngày nào đó bố mẹ lặng lẽ ra đi những con người ấy sẽ mang trong tim một nỗi day dứt một khoảng trống trong tâm hồn mà không có gì có thể bù đắp được.
Đối với riêng em em may mắn có một người cha yêu thương chăm sóc em từng li từng tí nhưng cha em đã mãi mãi ra đi sau một tai nạn giao thông. Hình ảnh cha lại về trong ký ức em. Cái bóng gầy gò liêu xiêu ấy in mãi trong tâm hồn em mỗi sáng cha đi bộ dắt em đến trường. Trên vai cha mang chiếc cặp vừa đi vừa hỏi em chuyện học hành. Bây giờ cha không còn nữa nhưng em vẫn cố gắng chăm ngoan học tập để không phụ lòng cha. Hình ảnh và tình thương của cha mãi mãi theo em trong suốt cuộc đời.
Cảm ơn đời đã cho em có cha và có mẹ! Cha mẹ là điểm tựa vĩnh cửu cho con trên đường đời. Từ tình yêu lòng hiếu thảo với cha mẹ con bước đầu mới hiểu về quê hương đất nước – nơi đã cưu mang tất cả con dân của tổ quốc. Hôm nay bố mẹ chăm sóc con mai kia con lớn con sẽ chăm sóc bố mẹ đền đáp bao công lao dưỡng dục của bố mẹ mà có thể muôn đời sau con không đền đáp hết như nhạc sĩ Trần Quế Sơn đã nói:
Con ra đời mẹ nhé
Con yêu mẹ nhất đời
Muôn ngàn năm sau nữa
Con cõng mẹ đi chơi.
Viết bài văn nêu cảm nhận của bản thân về lòng hiếu thảo
Từ cảnh ngộ và tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo(khoảng 10-15 câu)
Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
1.
Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Tham khảo
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Chính vì thế, chúng ta cần phải luôn hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, cơn đau của con, thao thức lo toan. Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Chẳng ai biết giới hạn cuối cùng của việc thế nào là trọn đạo; chỉ biết rằng, nụ cười mẹ cha khi thấy con được điểm tốt, niềm mãn nguyện khi con biết vâng lời phải, sự tự hào khi con lớn khôn, đấy là minh chứng cho thấy con đã làm đúng đạo của mình rồi. Cha mẹ sẽ hạnh phúc làm sao khi bạn mạnh khỏe, ngoan ngoãn học hành. Cha mẹ sẽ đau đớn biết bao khi nhìn nguồn sống, niềm tin của mình sa ngã? Chẳng cần làm những điều cao cả, đôi khi chỉ cần chạy đến ôm mẹ như thuở còn thơ thôi, ấy cũng đã là trọn đạo rồi. Mỗi con người có một cách thể hiện tình cảm, lòng hiếu thảo với cha mẹ khác nhau, chúng ta hãy sống trọn đạo làm con để cuộc đời thêm ý nghĩa hơn.
Tham khảo:
Mỗi chúng ta được sinh ra và trưởng thành là một ân nghĩa vô cùng to lớn mà ta cần khắc ghi nhờ công lao của cha mẹ. Chính vì thế, là một người con, chúng ta cần sống với lòng hiếu thảo để cha mẹ không phiền lòng. Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; bên cạnh đó, còn là việc đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già. Người có lòng hiếu thảo là những người con biết nghe lời ông bà, cha mẹ, lễ phép với mọi người trong gia đình, sống và yêu thương mọi người dưới một mái nhà. Họ cũng là những người có ý thức học tập, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực cũng như có ý thức giúp đỡ ông bà, cha mẹ từ những việc nhỏ nhất; có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công sinh thành, không tranh giành, ghen ghét, đấu đá với các anh chị em. Lòng hiếu thảo có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người: Lòng hiếu thảo giúp con người ta gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc. Việc mỗi người sống có lòng hiếu thảo sẽ giúp chúng ta rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp khác và sống có ích hơn. Xã hội có những con người sống với lòng hiếu thảo là một xã hội phát triển tốt đẹp. Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo. Bên cạnh đó, có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… Là một người học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước và cũng là những người con trong gia đình, chúng ta cần sống yêu thương gia đình, vâng lời ông bà, cha mẹ, phụ giúp mọi người từ những việc nhỏ nhất để tỏ lòng biết ơn,… Mỗi một hành động nhỏ đẹp đẽ sẽ khiến cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương hơn. Hãy làm một người con hiếu thảo ngay từ hôm nay.
Tham khảo
Từ xưa đến nay, người dân ta luôn lấy lòng hiếu thảo làm gốc. Và con cháu đời sau cứ thế học tập, noi theo. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm. Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người. Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ. Khi nhận về phải biết cho đi, đề đáp những công ơn, tình cảm cao đẹp đó một cách trọn vẹn nhất. Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng. Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật. Khi chúng ta sống với lòng hiếu thảo, không chỉ khiến gia đình ta hạnh phúc mà nó còn là tiền đề quan trọng để tạo dựng tinh thần đoàn kết, lan tỏa thông điệp đạo đức tốt đẹp, tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người, những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có. Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho chúng ta rất xứng đáng cần nhận được sự đền đáp trọn vẹn.
viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu về lòng hiếu thảo
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành.
Tham khảo
viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về lòng hiếu thảo
Em tham khảo:
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”
Tham khảo!
Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Tham khảo:
Lòng hiếu thảo là 1 trong số những yếu tố hình thành nên giá trị của mỗi con người,trong 1 xã hội văn minh lòng hiếu thảo sẽ là 1 trong số các yếu tố được đặt lên hàng đầu.Mặc dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi song chúng ta vẫn cần biết hiếu thảo,như chăm sóc ông bà,hiếu thảo với bố mẹ,biết kính trên nhường dưới.Khi biết hiếu thảo với những người trong gia đình dù đó chỉ thể hiện qua 1 hành động nhỏ nhưng cũng sẽ góp 1 phần nhỏ nào đó giúp nâng cao ý thức về vấn đề này của mỗi một con người.