ĐỀ BÀI: Tại sao nói chiếc lá của cụ Bơ-men trong đoạn trích "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri là một kiệt tác. Hãy trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn.
Trong tác phẩm chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri có đoạn viết: Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ –men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Vậy theo em, vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác.
có thể nói,chiếu lá mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác vì tác phẩm đã được vẽ bằng cả một tấm lòng hi sinh cao cả,cụ Bơ-men đã đánh đổi mạng sống của mình vào bức vẽ ấy để cứu Giôn-xi,mặt khác muốn thực hiện mong ước của cụ là muốn có một kiệt tác,và kiệt tác đó đã cứu một mạng người đang trong trạng thái đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết
Từ những hiểu biết về văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O Hen-ri, em hãy viết đoạn văn theo lối diễn dịch làm rõ: Chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men là kiệt tác. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ trong bài).
Em tham khảo:
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thời gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình(Câu ghép). Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (trích từ tác phẩm cùng tên của O - Hen - ri), em hãy viết 1 đoạn văn (từ 25 - 30 dòng) phân tích nhân vật cụ Bơ-men.
Trích đoạn Chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của nhà văn O Hen-ry là trích đoạn hay và giàu ý nghĩa. Đoạn trích là bài ca ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương đối với mỗi con người. Và tình yêu thương, sự hi sinh cho người khác được thể hiện rõ nét qua nhân vật cụ Bơ-men.
Cụ Bơ-men được giới thiệu là một họa sĩ nghèo, đã ngoài sáu mươi tuổi. Cụ ở cùng tòa nhà với hai họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi. Đã theo nghiệp vẽ hơn bốn mươi năm nay cả đời cụ chỉ có một mơ ước sẽ vẽ được một bức tranh kiệt tác để lại cho hậu thế. Nhưng năm tháng trôi qua, nguyện ước của cụ vẫn chưa thể thực hiện được. Cụ hiện làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ nhằm kiếm sống qua ngày.
Đằng sau vẻ ngoài xù xì, gai góc ấy, ta thấy trong cụ là con người có tấm lòng nhân hậu và yêu thương người khác sâu sắc. Ngày biết tin Giôn-xi có những ý nghĩ điên rồ, rằng sẽ chết khi chiếc là cuối cùng rơi xuống, cụ đã vô cùng đau đơn, thương xót và cũng giận dữ khi Giôn-xi có những suy nghĩ yếu đuối đến như vậy.
Có lẽ trong lúc Xiu buồn rầu, chán nản kéo chiếc rèm lên sau một đêm mưa gió bão bùng để cho Giôn-xi xem, thì từ căn phòng bên dưới cũng là lúc cụ Bơ-men mở tung cánh cửa sổ và đi đến một quyết định cao thượng. Hi sinh bản thân mình cho người khác đâu phải là chuyện đơn giản, dễ dàng, người ta có thể chia nhau cái bánh, miếng cơm, manh áo, nhưng mấy ai dễ chia nhau sinh mạng. Ấy vậy mà cụ Bơ-men đã dũng cảm làm được điều ấy.
Trong đêm mưa gió điên cuồng, cái lạnh thấu vào da, cụ Bơ-men đã mang những dụng cụ cần thiết, một chiếc thang, chiếc đèn bão, màu mực để vẽ nên kiệt tác của mình. Kiệt tác đó được vẽ nên từ tình yêu thương, sự hi sinh cao cả bởi vậy đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Sáng hôm sau, khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo bám trên cây, Giôn-xi đã không khỏi ngỡ ngàng và nhận ra những suy nghĩ sai lầm của bản thân: “Muốn chết cũng là một cái tội”. Cô đã vực lại niềm tin và sự sống trong mình. Nếu không có chiếc lá đó, hẳn Giôn-xi đã bỏ phí cả cuộc đời đang rộng mở phía trước.
Còn đối với cụ Bơ-men sau đêm chiến đấu với cái lạnh lẽo, giá rét, cụ đã mắc căn bệnh sưng phổi và mất không lâu sau đó. Nhưng có lẽ cái chết của cụ cũng không làm cụ vướng bận điều gì, bởi cụ đã thực hiện được nguyện ước của đời mình đó là vẽ nên một bức tranh kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác bởi trước hết ở độ chân thực của nó.
Chiếc lá giống thật đến nỗi, con mắt họa sĩ của hai cô gái cũng không hề nhận ra đó chỉ là sản phẩm của màu vẽ. Không chỉ vậy, chiếc lá được vẽ nên bằng tình yêu thương sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. Và cuối cùng nó là một kiệt tác bởi đã đem lại hi vọng sống cho một con người. Giúp Giôn-xi thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Bởi tất cả những lí do trên nên Chiếc lá cuối cùng đã trở thành kiệt tác nghệ thuật trong cuộc đời cụ Bơ-men. Đồng thời bức tranh ấy cũng gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về giá trị của tác phẩm nghệ thuật: một tác phẩm nghệ thuật chân chính là sinh ra để phục vụ con người, để khiến con người trở nên tốt đẹp hơn.
Nhân vật cụ Bơ-men không được tác giả tập trung phác họa quá nhiều, mà chỉ là những nét phác thảo hết sức ngắn ngủi. Nhưng cũng chỉ cần có vậy thôi, ta cũng cảm nhận được giá trị nhân văn và những thông điệp ý nghĩa tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này. Sống là để yêu thương, sẵn sàng san sẻ và hi sinh, đó là lẽ sống cao đẹp mà bất cứ ai cũng cần hướng đến....
Đề bài : Cảm nghĩ của em về kiệt tác " Chiếc lá cuối cùng " của cụ Bơ - men trong “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả Ô-hen-ri.
P/s : Mạng cx đc miễn sao ngắn là đc . Dàn ý thì càng tốt >>>~~@
~~~ Cần gấp nhé ~~~
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả O Hen-ri và truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
- Giới thiệu và khái quát phẩm chất của nhân vật cụ Bơ-men: Cụ Bơ-men không chỉ là một người có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả mà còn là một nghệ sĩ thực thụ, cống hiến cho nghệ thuật.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Lý lịch nhân vật
- Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, nghèo, thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền, suốt bốn chục năm cụ chỉ mơ ước vẽ được một kiệt tác của riêng mình.
- Cụ sống ở tầng dưới, trong tòa nhà mà Giôn-xi và Xiu đang ở, họ là 3 người bạn thân với nhau.
Luận điểm 2: Cụ Bơ-men là một người nghệ sĩ thực thụ
- Là một họa sĩ nghèo, cụ Bơ-men luôn nuôi mong ước vẽ được một kiệt tác, được cống hiến cho nghệ thuật.
- Khi vẽ kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng”, cụ đã vẽ bằng tất cả niềm say mê, tình yêu dành cho nghệ thuật dù trong đêm tối gió rét, cụ vẫn muốn thực hiện tác phẩm đó, đơn giản chỉ để cứu được cô bé Giôn-xi. Nghệ thuật trong cụ chính là nghệ thuật chân chính, nghệ thuật hướng đến con người.
Luận điểm 3: Đức hi sinh cao cả và lòng vị tha của cụ Bơ-men
- Kiệt tác của cụ Bơ-men chính là biểu hiện cao nhất của đức hi sinh và lòng vị tha.
- Khi Giôn-xi đang mất niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống, cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm gió bão bập bùng với hi vọng nó có thể níu kéo lại niềm hi vọng muốn sống của cô bé. Lòng vị tha, sống vì người khác ở cụ thật đáng trân trọng.
- Cụ đã dùng cả tính mạng của mình để đổi lấy sự sống cho một cô gái trẻ, kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” đã cứu sống được Giôn-xi nhưng cũng đã cướp đi sinh mạng của cụ. Một mạng đổi một mạng, nhưng với cụ, Giôn-xi còn trẻ và cô còn tương lai, cô đáng được sống hơn một người già đã “gần đất xa trời” như cụ. Sự hi sinh cao cả ấy xuất phát từ tấm lòng của một nghệ sĩ chân chính, của một con người vị tha, nhân hậu.
- Tác giả để Xiu kể về cụ Bơ-men vào cuối tác phẩm để kết thúc câu chuyện gây ra sự bất ngờ cho cả Giôn-xi và người đọc, làm nổi bật lên đức hi sinh và lòng vị tha của cụ.
- Xiu gọi bức vẽ là “ kiệt tác” không chỉ bởi nó quá đẹp, quá giống thật mà còn vì nó mang cả tấm lòng nhân đạo của cụ Bơ-men, tình thương giữa những người nghèo khổ, và nó có giá trị bằng chính mạng sống của cụ - một thứ không gì có thể mua được.
C. Kết bài:
- Khái quát lại phẩm chất của nhân vật: Cụ Bơ-men khiến người đọc xúc động bởi những phẩm chất đáng quý của một con người nhỏ bé nhưng lại cao thượng vô cùng.
- Liên hệ và đánh giá nghệ thuật viết truyện hấp dẫn của O Hen-ri và tấm lòng nhân đạo của ông.
O-hen-ri là nhà văn Mỹ với phong cách sáng tác có sức hút lớn đối với người đọc, Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” là một trong rất nhiều tác phẩm có sức neo giữ lâu trong long người bởi hệ thống nhân vật, lối suy nghĩ và cả những khát vọng trong đó rất mãnh liệt, cháy bỏng. Đặc biệt hình ảnh “chiếc lá cuối cùng” – kiệt tác cuối đời của cụ Bơ men lại để lại trong long độc giả nhiều cảm xúc nhất. Đó là một hình ảnh giàu tính nghệ thuật, giàu tính nhân văn sâu sắc.
“Chiếc lá cuối cùng” xoay quanh cuộc sống của cô gái trẻ Giôn xi mắc bệnh hiểm nghèo, người bạn Xiu và ông họa sĩ già Bơ men. Cuộc sống của họ chật vật, tẻ nhạt trong một khu tập thể tồi tàn có dây thường xuân bám xuân quanh. Chiếc lá trên những dây thường xuân kia chính là “số phận” là Giôn xi phó mặc cho nó, rằng đến khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng chết. Thật nghịch lí, trớ trêu thay cho thân phận một kiếp người còn quá trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, là những người đi tìm cái đẹp, vì cái đẹp để hoàn thiện nó và hoàn thiện bản thân mình.
Suy nghĩ của em về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men trong “Chiếc lá cuối cùng”-Văn lớp 9
Cụ già Bơ men đã sống và cống hiến cho nghệ thuật, nhưng cả cuộc đời cụ chỉ mong có được một kiệt tác để đời. Nhưng đó dường như là ước mơ quá xa vời đối với cụ. Cụ thương cho cô gái trẻ Giôn xi tuyệt vọng nhìn những chiếc lá rơi, thương cho những kiếp người nhỏ bé trong xã hội không một nơi bấu víu. Có lẽ đây chính là động lực để cụ sáng tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” có ý nghĩa lớn đối với GIôn xi. Có thể nói kiệt tác đó vừa bắt đầu một cuộc đời mới nhưng đồng thời lại khép lại một đời người
Bức tranh “chiếc lá cuối cùng” do cụ Bơ men vẽ có ý nghĩa rất lớn, tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như là điểm nhấn để người đọc nhớ về tác phẩm này. Nó vừa giàu giá trị nghệ thuật vừa giàu giá trị nhân văn sâu sắc.
Xét về phương diện giá trị nghệ thuật trước hết cần thấy rằng đây chính là một kiệt tác nghệ thuật hội họa với những nét vẽ như thật, khiến cho Giôn xi cứ tưởng rằng đó là chiếc lá cuối cùng còn sót lại. Kiệt tác này là điểm nhấn tạo nên điểm sáng cho cả tác phẩm. Đây cũng chính là sự tài hoa, tinh tế của O hen ri khi dẫn người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Kiệt tác của cụ Bơ men chính là nút thắt tháo gỡ những lo âu, trăn trở về số phận của GIôn xi, khiến cô có niềm tin và kiên cường hơn nữa đối với cuộc sống hiện tại.
Bức tranh này được vẽ trong một đêm mưa gió, một đêm có lẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng còn sót lại đã rụng từ đêm đó. Nhưng cụ Bơ men đã đội mưa, đội gió vẽ lên nền tường chiếc lá sinh mệnh kéo dài sự sống cho Giôn xi. Hành động này của cụ khiến người đọc nghẹn ngào, bởi một trái tim biết hi sinh, biết thương yêu và biết cho đi. Ông đã đánh đổi mạng sống của mình để mang lại cuộc sống mới cho cô gái trẻ đang tràn đầy nhiệt huyết. Một hành động cao đẹp gắn liền với tâm nguyện suốt của cuộc đời của ông họa sĩ già. Ông đã dành cho Giôn xi những điều tốt đẹp nhất, với những nét vẽ tinh tế giữa trời nhiều giông bão.
Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.
Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.
Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, có thể nói nhân vật Cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại không? Vì sao? (4,0 điểm) Hình thức (0,5 điểm): Đoạn văn viết mạch lạc, trình bày sạch, đẹp, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, độ dài khoảng 10 đến 12 dòng theo kiểu quy nạp.Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, có thể nói nhân vật Cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại không? Vì sao? (4,0 điểm) Hình thức (0,5 điểm): Đoạn văn viết mạch lạc, trình bày sạch, đẹp, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, độ dài khoảng 10 đến 12 dòng theo kiểu quy nạp.
Viết đoạn văn khoảng 10-15 câu, trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, trong đó có sử dụng trợ từ, thán từ, câu ghép và phép nói giảm, nói tránh (gạch chân và chú thích).
Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra.
Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Phần II: Tự luận
Giải thích tại sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O.Hen-ri lại được coi là một kiệt tác.
Giải thích:
- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.
- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.
vì:
+chiếc lá vẽ giống y như thật khiến cả hai họa sĩ trẻ đều không nhận ra.
+chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu sống được Gion-xi.
+chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng của cụ Bơ-men
Từ câu chuyện về cụ Bơ Men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống (Nghị luận về một đoạn về một vấn đề tư tưởng đạo lí)
Các anh/chị giúp em gấp ạ
viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp trình bày biểu cảm nhận của em về hình ảnh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ bơ men
TK Chiếc lá cuối cùng nhà văn Mĩ O. Hen - ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng "chiếc lá" chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn - xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn - xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn - xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ - men.