Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen huyen dieu
Xem chi tiết
‏
16 tháng 9 2018 lúc 17:27

mk nghĩ là đánh, đập

đúng ko

mk cx ko biết

$haveamoney$

Pika Girl
16 tháng 9 2018 lúc 17:35

theo minh biet thi bich la danh

bich kia la tieng phat ra hay so lan danh

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 9 2023 lúc 18:52

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 19:31

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.

Nguyễn Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 10 2016 lúc 21:35

Trước tiên bạn giới thiệu về tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố...nêu lên nội dung chính của tác phầm nói về ng nông dân trong xã hội xưa tiu bỉu là chị Dậu, 1 ng phụ nữ đảm đang,mạnh mẽ và có nhìu đức tính tốt .Thân bài bn phân tích từ đầu tới cúi tác phẩm, đặc biệt chú ý tới các tình tiết có xự xuất hiện hoặc liên quan mật thiết tới chị Dậu, từ đó suy ra tính cách của chị thông wa từng hành hành động và chi tiết .Nhất là khi chị Dậu đánh nhau với ng nhà lí trưởng, đó là đỉh điểm của xung đột. thể hiện sự đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt và bản năng tìm tàng trong ng hụ nữ.Hay khi chị chăm sóc chồng, thể hịên sự đảm đang, tấm lòng thương iu chồng, khi chị bán kái Tí lòng chị đau như dao cắt, đóa là lòng iu thương con vô bờ bến và nỗi thống khổ khi dồn vào đường kùng...v...v
Kết bài bn khái quát nghệ thuật và nội dung của tác phẩm thông qua đó thể hiện sinh động tính cách cũng như hành động của nv chị Dậu ,nv đại diện và là nv chính của tác phẩm,chị là ng đại diện cho nông dân thời đó phê phán chỉ trích xã hội nửa phong kíên nửa thực dân tàn ác cùng tiếng gọi đòi quyền sống ^^!Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập ch

Mai Phương Tuyết
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Mai
16 tháng 1 2017 lúc 21:52
I. Mở bài qua truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ

Nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố là những nhà văn xuất sắc chuyên viết về những người nông dân nghèo khổ trong thời thực dân nửa phong kiến. Tiêu biểu nhất là ở tác phẩm Lão Hạc và đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong tiểu thuyết Tắt Đèn. Có tác phẩm thì viết về một lão nông nghèo khổ, có tác phẩm viết về người phụ nữ nông dân. Song ở họ đều có những điểm chung, đó là ở cuộc sống nghèo khổ của người nông dân và tính cách với vẻ đẹp cao quý của họ.

II. Thân bài qua truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ

Với Tắt Đèn, Tắt Đèn là một tiểu thuyết được ra đời trong sự mong mỏi của nhiểu bạn đọc. Dưới chế độ cai trị thực dân nửa phong kiến, dưới sự áp bức cường quyền, người đọc có thể hình dung ra được một bức tranh sầu thảm của người nông dân xã hội cũ trong tác phẩm. Chỉ trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong chương IV tiểu thuyết Tắt Đèn, bức tranh đã hiện lên gần như rõ nét về số phận cay đắng của chị Dậu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo nhất nhì rong làng. Một ngày lo ba bữa cơm đã khó, bữa đói bữa no, lại phải chạy vạy khắp nơi lo suất thuế thuân cho chồng. Thuế người sống đã đành bây giờ lại phải thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Chỉ là cái sự nhập nhằng giữa lịch Tây lịch Ta, chị Dậu đã phải chịu oan ức mà không thể nào bày giải được. Nhà chẳng còn gì, chị đành phải bán đi giọt máu của mình - cái Tý, chẳng có người mẹ nào lại chịu rời xa đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra....nhưng chị Dậu lạ phải chịu cảnh đắng cay ấy. Và rồi, chị đã bị dồn vào đường cùng, con đường hi sinh để bảo vệ tính mạng gia đình.
Nghèo khổ cũng là một cái tội, nó đeo bám chị Dậu dai dẳng mà còn đeo bám cả Lão Hạc - một lão nông nghèo goá vợ. Lão Hạc chỉ có một đứa con trai là độc nhất. Nhưng rồi cái nghèo, cái khổ đã đem nó rời xa Lão. Sau khi vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt, bữa cơm, bữa cháo. Rồi khi cậu con trai đến tuổi lập gia đình, tưởng mọi chuyện sẽ êm xui nhưng nào ngờ nhà gái thách cưới cao quá, mà Lão Hạc không thể lo nổi một số tiền lớn để con cưới vợ. Phẫn chí, anh ta bỏ nhà đi đồn điền cao su xa, bỏ người cha già cô độc ở nhà với "cậu Vàng". Lời của anh trước lúc đi làm xa đã nói lên suy nghĩ của biết bao con người nghèo khổ "Không có tiền, sống khổ, sống sở trong cái làng này, nhục lắm". Vì thế, anh ta quyết tâm "kiếm bạc trăm" mới trở về. Vẫn không tha, cái nghèo đã cướp đi luôn nguồn an ủi, người bạn động viên cuối cùng của lão - cậu Vàng. Đó là kỉ vật mà con trai lão đã để lại cho lão. Nhưng trớ trêu thay, sau một trận ốm dữ dội, lão mất đi tất cả, từ sức khoẻ đến của cải. Cuộc đới của Lão Hạc bắt đầu khốn khổ dần từ đây.
Như vậy, chỉ với vài chục trang văn mà ta có thể hình dung khá rõ sự bần cùng, khốn nạn về cuộc đời của người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Tuy cuộc sống khốn khổ đó đè lên đôi vai gầy guộc của họ nhưng ánh sáng le lói vẫn chiếu sáng tâm hồn của họ, một tâm hồn cao quý, sự lạc quan và lòng tự trọng của chị Dậu và Lão Hạc luôn toả sáng.
Tuy nhiên, dù rất đau xót và thương cảm với những mảnh đời cay đắng, căm ghét tận xương tuỷ bọn lệ nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố vẫn không quên xâu dựng hình ảnh nhân vật bằng cả trái tim yêu thương của chính mình. Cả chị Dậu và Lão Hạc đề là nhân vật điển hình cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam. Chị Dậu tần tảo, chu đáo lo cho cả gia đình mà chồng thì luôn đau ốm nên mọi việc trong nhà đều do một tay chị quán xuyến. Trong khi Lão Hạc cố gắng kím thêm việc làm để có cái ăn, sẵn sàng ăn củ chuối hoặc bất kì thứ gì mà lão có thể "chế biến". Miễn là không đụng vào tiền của con. Sự hi sinh cao cả, chịu thương chịu khó đó là phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
Như nhữn người nông dân khác, cả Lão Hạc và chị Dậu đều có lòng vị tha, trong khi chị Dậu sẵn sàng hi sinh tấm thân để bảo vệ chồng trước sự nguy hiểm thì Lão Hạc dành trọn cả một cuộc đời để lo cho đứa con trai mà mình hết mực yêu quý. Thậm chí, nếu lão chết thì lão vẫn cam lòng miễn là con trai lão không phải cực khổ.
Ở Lão Hạc và chị Dậu đều ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ gia đình của mình. Chị Dậu dám đứng lên chống lại bọn cai lệ hách dịch vì hắn quá nhẫn tâm và có ý định hãm hại chồng mình. Bằng nững hành động, cử chỉ ấy, chị quyết tâm bảo vệ mái ấm bé nhỏ, hạnh phúc nhỏ nhoi ấy bằng cả tính mạng mình. Thế nhưng, Lão Hạc không giống như thế. Nếu người phụ nữ làng Đông Xã vùng lên để được sống thì Lão Hạc lại chấp nhận sự đấu tranh, sự vùng lên có thể cướp mất cả cuộc đời của Lão để rồi lão chết - một cái chết đau thương và thật dữ dội. Một cái chết chỉ để giữ lấy mảnh vườn cho con để khỏi phải làm phiền hà hàng xóm.
Nói tóm lại, số phận của người nông dân được tác giả Nam Cao và Ngô Tất Tố miêu tả vô cùng sâu sắc. Mặc dù cả hai tác phẩm đều chưa được ánh sáng của Cách Mạng chiếu rọi nhưng chúng vẫn sáng ngời, hình ảnh của chị Dậu và Lão Hạc luôn chói loá trên cái tối trời tối đất. Lật từng trang giấy, đọc từng câu văn, người đọc có thể cảm nhận được cuộc dời khốn khổ và phẩm chất của Lão Hạc và chị Dậu một cách chân thực nhất.

Trang Đoàn Thùy
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
20 tháng 4 2023 lúc 21:37

Chị Dậu là một người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và kiên cường. Cô ấy luôn có tinh thần phản kháng mãnh liệt trước mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Không chỉ đơn thuần là sự phản đối với những điều không đúng, Chị Dậu còn dựng lên tinh thần đối đầu với những thứ đã quá muộn màng để thay đổi. Cô ấy luôn tin rằng, nếu cô không đứng lên và tán động, thì không ai có thể làm điều đó được cho cô. Và đó là lý do tại sao Chị Dậu luôn là người dẫn đường, là người chỉ đường cho mọi người xung quanh của mình. Bằng sự kiên trì và quyết tâm, Chị Dậu luôn làm rõ cho mọi người thấy được rằng, không có gì là không thể nếu bạn có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

tranquyetchien
Xem chi tiết
xKrakenYT
18 tháng 12 2018 lúc 15:47

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

Nếu như chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trong những vẻ đẹp nhân ái vị tha và tiềm tàng sức sống, sự phản kháng mãnh liệt thì ở nhân vật lão Hạc ta lại cảm nhận được tâm hồn và tình yêu tha thiết, niềm tin cháy bỏng và một nhân cách cao thượng đáng nể trọng của người nông dần già nua nghèo hèn phải tìm đến cõi chết. Nếu nói lão Hạc chết vì đói nghèo quả là hoàn toàn chưa hiểu hết ý đồ của nhà văn. Nam Cao đã khơi vào "luồng chưa ai khơi" trong hiện thực lúc bấy giờ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương nhân ái, đức hy sinh cao cả của người cha trong hoàn cảnh vật lộn với cái đói. Lão Hạc chết là để bảo toàn danh dự và nhân cách, để giữ trọn tình yêu cho con, để thanh thản ra đi sau những gửi gắm về mảnh vườn, tiền cưới vợ cho con, tiền lo ma chay để khi ra về nơi miền cực lạc xa xôi còn có hàng xóm lo cho. Chính sự chất phác lương thiện đã giúp lão có những hành động đầy tự trọng ấy, lão không muôn liên luỵ đến ai mà chỉ âm thầm chịu khổ một mình.

Lão Hạc còn là người rất đôn hậu và cao cả, lão đã khóc hu hu, đã xót xa đến tột cùng khi phải bán con chó, lão ân hận, lão khóc như người có tội, lương tâm lão bị dày vò, cắn dứt chỉ vì không thuỷ chung với một con chó. Lòng nhân ái của lão khiến ta cảm động biết nhường nào.

Những đức tính khiến chúng ta phải cảm phục nhất ở lão Hạc đó là lòng yêu thương con bao la, đức hy sinh cao cả. Chính tình yêu con đã giúp lão ngăn con không bán vườn. Lúc khoẻ lão cố cày thuê cuốc mướn, đồng áng từ lúc bình minh đến khi hoàng hôn buông xuống, tất cả chỉ để dành dụm cho con ít tiền. Nhưng sau trận ốm, lão đã chẳng còn gì, thương con nên lão không muốn tiêu phạm vào một đồng tiền nào dành cho con. Lão nhịn ăn, nhịn mặc, một lòng vì con: để rồi lão đã chọn con đường quyên sinh để giữ trọn mảnh vườn cho con. Cái chết dữ dội và kinh hoàng lắm. Lão thương con ngay đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, nhưng lòng lão thanh thản đến êm dịu.

Cảm ơn Ngô Tất Tố, cảm ơn Nam Cao! Họ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

Nhiễm Tịch
18 tháng 12 2018 lúc 15:49

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
- Nguồn : Google

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Hương Yangg
16 tháng 9 2016 lúc 14:20

a. Các từ tượng hình: lật đật, lề bề lệt bệt.
-> Tác dụng: Miêu tả nhân vật chi tiết, sinh động hơn. 

b. Việc đưa bà lão láng giềng vào truyện có tác dụng miêu tả chân thực hơn về tình cảnh của những người nông dân thời đó, nêu lên sự đồng cảm và tình thương giữa người với người vẫn luôn tồn tại trong thế giới tàn bạo thời xưa.

Lưu Hiền
18 tháng 9 2016 lúc 19:45

câu a ko biết

b, Chi tiết nói lên rằng dù trong bất cứ xã hội sông như thế nào, xáu hay tốt thì vẫn còn tồn tại những lòng quan tâm, chăm sóc và cảm thông giữa con người, ko chỉ riêng j ng nghèo mà là tất cả mọi người trong cái xẫ hội ấy, và điển hình là xã hội phong kiến và nửa phông kiến thời xưa

Lê Huyền Trang
Xem chi tiết
Khánh Ly
30 tháng 9 2019 lúc 21:23

Gia đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

Hàn Vy Anh
30 tháng 9 2019 lúc 22:29

Tiểu thuyết Tắt đèn phản ánh không khí căng thẳng ngột ngạt của 1 làng quê trong những ngày sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc loại "cùng đinh" nhất nhì trong làng trong cơn nguy khốn: không có tiền nộp sưu nên anh Dậu bị ốm cũng bị bọn tay sai đánh đập. Chj Dậu đành rứt ruột đem bán đứa con gái đầu lòng 7 tuổi cho nhà Nghị Quế với hi vọng cứu được chồng khỏi cùm kẹp. Nhưng bọn lí dịch chưa tha, bởi chúng bắt chị đóng cả thuế cho người em chồng đã cết từ năm ngoái. Anh Dậu lại bị lính đánh đến bất tỉnh và được làng xóm đem về, khi anh vừa tỉnh dậy thì lính lại xộc vào định trói mang đi. Van xin không được, chị Dậu liều mình chống trả bọn tay sai...

kirikawa
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 21:35

Tham khảo:

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với số phận bất công và những phẩm chất tốt đẹp (câụ bị động). Thật vậy! (câu đaecj biẹt) Chính những số phận và phẩm chất đó của chị Dậu đã thể hiện được giá trị của tác phẩm, và là đại diện của cuộc sống của những người nông dân trong xã hội đương thời. Về số phận, cuộc sống của gia đình chị Dậu cũng túng thiếu giống như những gia đình khác. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Cái nghèo khổ làm cho chị phải nhún nhường, phải nhẫn nhịn để van xin bọn cai lệ tha cho người chồng đang đau ốm của chị. Điều này thể hiện được số phận bất công của những người nông dân thấp cổ bé họng như chị Dậu. Về vẻ đẹp, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho chồng của chị và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của bức tranh xã hội đương thời.