Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phan do trung 2010
Xem chi tiết
Hoàng Đức
7 tháng 8 2021 lúc 17:34

Bác Hồ là người đã sáng lập và rèn luyện Đảng ta, cùng Nhân dân ta viết nên trang sử vẻ vang, chói lọi, hào hùng của dân tộc. Khi quê hương còn chìm trong bóng đêm bị đô hộ, áp bức bóc lột, chưa tìm được con đường giải phóng cho mình thì Bác đã quyết tâm lên đường bôn ba khắp năm châu, bốn biển, quyết tìm bằng được con đường giải phóng dân tộc khi chỉ với hai bàn tay trắng. Với ý chí sắt đá, lòng yêu nước nồng nàn, vượt qua bao khó khăn, gian khổ Bác cũng đã tìm được ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam, đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Từ thực tiễn cuộc sống và trải qua bao gian khổ đấu tranh khốc liệt đã toát lên vẻ đẹp sáng ngời từ tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác. Bác đã trở thành biểu tượng cho ý chí, nghị lực phi thường, lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, hòa hiếu với tất cả bạn bè các nước của người dân Việt Nam. Bác là tấm gương mà mỗi người cần phải suốt đời phấn đấu học tập, noi theo và thực hành để tự rèn luyện bản thân mình mỗi ngày tốt hơn.

Bác Hồ ra đi về cõi vĩnh hằng khi tròn 79 mùa Xuân, nhưng những thành quả cách mạng mà Người để lại cho dân tộc ta vô cùng to lớn, không có gì có thể sánh ví được. Lời kêu gọi của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cũng chính là mục tiêu cuối cùng mà trọn cuộc đời Người đã đấu tranh, mong muốn đem lại cho Nhân dân ta.

Những cống hiến trọn đời của Bác cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội và những đóng góp to lớn về văn hóa, tư tưởng của Bác đã được quốc tế công nhận, được bạn bè trên thế giới đánh giá cao và tôn vinh. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh Bác là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.

Chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại - Cụ Nguyễn Thị Kép

Khi nghĩ về Bác, tôi lại nhớ vào ngày 8/5/1963, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa II, khi Quốc hội muốn trao cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác Hồ đã từ chối. Bác nói: “…Tôi xin phép Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để tặng thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội… Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, đồng bào miền Nam đang hàng ngày hàng giờ hy sinh xương máu, anh dũng đấu tranh, kiên quyết chống bọn cướp nước hại dân. Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất. Vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng”.

Ngày nay, khi đất nước ta đã hòa bình độc lập, vị thế, uy tín của đất nước ta không ngừng được nâng lên trên trường quốc tế, Nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thì chúng ta không thể không biết ơn, không thể không nghĩ tới, không nhớ về công lao trời biển của Bác. Đảng và Nhà nước ta đã làm được những gì Bác hằng mong, đưa đất nước đến thống nhất, giải phóng dân tộc nhưng thế hệ tiếp nối sự nghiệp cách mạng của Bác đã không còn cơ hội trang trọng trao tận tay Bác chiếc Huân chương Sao vàng cao quý ấy.

Sự hy sinh, tài năng, đạo đức của Bác chính là tài sản tinh thần vô giá không phải chỉ của người dân Việt Nam…

Khách vãng lai đã xóa
Absolute
Xem chi tiết

Công trình Đền thờ Bác Hồ và Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường Thái Bình thuộc phường Hoàng Diệu (TP Thái Bình). Đền thờ Bác Hồ được thiết kế theo ý tưởng đình làng với mái cong truyền thống của đồng bằng sông Hồng, đồng thời mang hơi thở của thời đại mới. Diện tích 3.500 m2, Đền tọa lạc trên đỉnh đồi cao, uy nghiêm và tạo được nhiều lớp kiến trúc gồm Nghi môn, gian tiền tế, đại bái và hậu cung đền thiết kế theo phong cách truyền thống. Đền thờ Bác Hồ mang phong cách Á Đông, gần gũi, trang nghiêm, đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, là công trình tâm linh để nhân dân, nhất là bà con nông dân cả nước, du khách gần xa có dịp bày tỏ lòng biết ơn, niềm thành kính, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - vị cha già dân tộc. Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường Thái Bình được làm bằng chất liệu đá xanh. Hình ảnh Bác được đặt ở vị trí trung tâm, chung quanh là các hình tượng cụ già, phụ nữ, thanh niên, trẻ em... đang hướng về Bác, thể hiện sự kính yêu vô bờ bến. Bằng tất cả các đường nét hài hòa, tinh tế, tượng đài đã thể hiện đậm nét và sinh động những tình cảm mà lúc sinh thời, Bác dành cho giai cấp nông dân và mỗi người nông dân đối với Bác. Chung quanh tượng đài là các mảng phù điêu thể hiện phong cảnh làng quê Việt Nam, đời sống sinh hoạt, lao động của nông dân Việt Nam, đặc biệt là hình ảnh của những người nông dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó là hình ảnh làng nghề, hoạt động văn hóa, hình ảnh chùa Keo, lễ hội đền Trần, múa rối nước... những họa tiết thể hiện sắc thái đặc trưng văn hóa Thái Bình.

Lê Thị Thảo Vân
Xem chi tiết
nhunhi
Xem chi tiết
Yin Ckan
Xem chi tiết
lạc lạc
9 tháng 12 2021 lúc 21:22

Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức".


 

Trần Hữu Tuấn Minh
5 tháng 1 2022 lúc 21:35

  Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ hùng manh,  hiếu chiến được thành lập.

- Mông Cổ muốn xâm chiếm chiếm Đại Việt để đánh lên phía Nam Trung Quốc. Thực hiện kế hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống.

chúc học tốt

 

thạnh nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
21 tháng 3 2022 lúc 21:33

tham khảo

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước.

Năm 1911 là sự kiện trọng đại, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã lênh đênh trên biển nhiều năm, đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, làm đủ mọi loại công việc: cào tuyết, làm vườn, vét bùn, đánh máy, phụ bếp,..., vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu con đường giải phóng dân tộc. Người đã đi qua 28 quốc gia trên thế giới trong vòng 30 năm chỉ với hai bàn tay trắng, trải qua rất nhiều công việc từ lao động chân tay nặng nhọc như cào tuyết, phụ bếp, làm vườn, vét bùn, làm công ở cảng đến những nghề trí óc như viết báo, rửa ảnh,..., không biết bao nhiêu lần bị giam giữ trong ngục tù ở Trung Quốc. Phải trải qua vô vàn những tháng ngày cực khổ nhưng người thanh niên ấy chỉ mong một điều duy nhất vô cùng cao cả đó là làm sao cho nhân dân được tự do, hành phúc, bình yên và khát khao tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc khỏi lầm than. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nhà văn A-lan A-xbon, người Ô-xtrây-li-a đã khẳng định: "Chúng ta phải học ở Hồ Chí Minh bằng cách phát triển những phẩm chất: Kiên nhẫn và vững vàng theo đuổi mục đích và bình tĩnh trong những lúc khó khăn; linh hoạt về tư duy và chính trị xây dựng khối đoàn kết xã hội chủ nghĩa; khiêm tốn và gần gũi với nhân dân...; có sự đồng cảm để đạt tới sự hòa giải dân tộc; có tinh thần quốc tế mạnh mẽ; sự sáng tạo và nhạy bén về văn hóa...; và phẩm chất mà Hồ Chí Minh có một cách dồi dào - đó là sự lạc quan của ý chí". Trên cương vị là lãnh tụ, người cha già của dân tộc, Bác Hồ không có giây phút nào dành riêng cho bản thân mình. Cả cuộc đời Bác đã dành trọn tình yêu cho nhân dân, cho cách mạng với "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Không chỉ là một anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn là danh nhân văn hóa thế giới, kho di sản văn học Người để lại vô cùng giá trị và ý nghĩa, thậm chí có những nét phong cách đặc biệt và vô cùng quan trọng với nền văn học Việt Nam. Bác viết rất thành công những bài chính luận như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,...; rồi cả những bài thơ trữ tình như tập thơ Nhật kí trong tù, Tức cảnh Pác Bó.

Khi đất nước bình yên, mọi người bình ổn cuộc sống, đất nước đang trên thời kì phát triển và hội nhập trên thế giới nhưng tư tưởng của Bác vẫn còn mãi và soi sáng cách mạng Việt Nam.

Phạm Hồng Nhung
Xem chi tiết
Bùi Huyền Trang
5 tháng 3 2019 lúc 21:22

Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào giải phóng thủ đô được 5 ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108). Lúc này việc chọn cho Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và sau nhiều lần trao đổi, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác về ở và làm việc tại dinh toàn quyền cũ, ngôi nhà to đẹp nhất nước lúc bấy giờ.

Ngày 15-12-1954, nhân đến thăm bộ đội diễn tập duyệt binh để chuẩn bị tham gia đón Trung ương Đảng và Chính phủ về thủ đô, Bác cùng các đồng chí giúp việc ghé vào thăm nhà mới được phân. Ai cũng nghĩ ngôi nhà này thật sự xứng đáng với Bác. Nhưng bất ngờ đã xảy ra.

"Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao".

   Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Sau khi xem xét cả trong lẫn ngoài, Bác nói với các đồng chí đi cùng: "Ngôi nhà rất đẹp, không thua kém những công trình đẹp nhất ở thủ đô Paris.

Các chú cần có kế hoạch quét dọn, sửa chữa để dùng vào việc khác, như làm nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi chẳng hạn, còn Bác dứt khoát không ở đây". Sau khi xem xét một số ngôi nhà ở khu vực xung quanh, Bác quyết định chọn chỗ ở cho mình là ngôi nhà cấp 4 của người thợ điện.

Ngày 19-12-1954, nhân kỷ niệm 8 năm ngày Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc, từ nhà thương Đồn Thủy Bác dọn đến nơi mới. Đây là căn nhà mái bằng, cách nhà sàn hiện nay khoảng 100m, bị bỏ không khá lâu, quanh nhà và lối đi cây và cỏ dại đã mọc đầy. Bộ phận văn phòng khẩn trương dọn dẹp, làm vệ sinh.

Chỉ một thời gian ngắn, cảnh vật xung quanh ngôi nhà đã thay đổi hẳn. Con đường vào nhà được rải sỏi. Bác cho trồng hàng dâm bụt 2 bên đường. Tuy nhiên, do nhà đổ mái bằng nên mùa hè rất nóng, còn mùa đông lạnh giá, ánh sáng mặt trời không đủ cho Bác làm việc. Khoảng hơn 3 giờ chiều đã phải thắp đèn.

Các đồng chí lãnh đạo mỗi lần đến làm việc rất băn khoăn về nơi ở và làm việc của Bác, nhiều lần đề nghị Bác chuyển nơi khác nhưng Bác vẫn giữ ý kiến của mình. Bác nói: "Hãy nhìn nhân dân sống như thế nào để sống cho phù hợp. Sống phù hợp với nhân dân mới hiểu được nhân dân".

Không làm quá to, không dùng gỗ tốt

Sau 4 năm ở tạm trong một ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, tháng 5-1958, Bác Hồ chính thức chuyển sang ở ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch. Người thiết kế ngôi nhà sàn là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên là kiến trúc sư cung đình Huế, người đã thiết kế lễ đài Ba Đình để đón Bác Hồ, Đảng, Chính phủ về thủ đô ngày 1-1-1955.

Theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn Bác đã làm việc ở chiến khu Việt Bắc, nhỏ đủ ở 1 người, không làm quá to, không dùng gỗ tốt. Vì thế, căn nhà sàn được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhìn ra hồ nước theo hướng Đông-Nam, với 3 phòng nhỏ.

Tầng dưới không vách chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp Bộ Chính trị, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng. 

Kiến trúc sư Ninh kể lại: ''Một ngày đầu mùa hạ năm 1958, trong khi tôi đang phụ trách sửa ngôi nhà chính của Phủ Chủ tịch thì được giao thêm nhiệm vụ làm một ngôi nhà để Bác ở.

Tôi vừa mừng vừa lo và đề nghị được thăm chỗ ở cũ của Bác. Sau khi xem xét kỹ chỗ ngủ, chỗ làm việc của Bác, tôi nảy ra nhiều suy nghĩ. Cái lớn lao, cao cả của Bác không những toát ra qua sự nghiệp vĩ đại của Người mà còn toát ra qua những cái tưởng như rất bình thường, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.

Đối với Bác không cần sự tô vẽ, vì mọi sự tô vẽ, trau truốt, đều trở nên thừa. Ý nghĩa ấy đã giúp tôi phác ra cái hướng chính của việc thiết kế ngôi nhà ở mới của Bác. Tuy vậy tôi vẫn chưa hết lo. Tôi muốn làm một ngôi nhà giản dị nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông để giữ gìn sức khỏe cho Bác. Nhưng tôi vẫn sợ bản thiết kế của tôi bị gạt bỏ, nếu nó tốn kém quá.

Nước chưa giàu, dân còn khổ, không nên tốn kém

Trong thời gian Bác đi công tác, tôi và đơn vị thi công bắt tay vào làm, với suy nghĩ ngôi nhà phải được cất xong trước ngày Bác về. Trước hôm Bác về, mọi việc đã đâu vào đấy. Nhìn ngôi nhà sàn 2 gian thoáng đãng, tầng dưới 4 phía để trống, tầng trên chia thành 2 phòng, 1 phòng Bác ở, 1 phòng Bác làm việc, xung quanh là hành lang rộng có mành che, chúng tôi vừa mừng vừa hồi hộp không biết có vừa lòng Bác không.

Như đọc được ý nghĩ của chúng tôi, Bác tổ chức liên hoan ngay tại gian dưới của ngôi nhà mới. Không khí buổi liên hoan vừa thiêng liêng vừa đầm ấm. Đó là hình ảnh một người cha hiền dịu trong gia đình và đàn con quây quần chung quanh. Bác giục chúng tôi ăn kẹo, uống nước. Sau khi phát huy hiệu của Bác cho từng anh em chúng tôi, Bác khen:

- Các chú làm như thế là nhanh, tốt, bảo đảm thời gian nhưng còn một khuyết điểm. Các chú có biết khuyết điểm gì không?

Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Tôi giơ tay xin Bác cho nói:

- Thưa Bác, so với ý Bác dặn có tốn kém hơn đôi chút ạ!

Bác cười, chòm râu bạc rung nhè nhẹ:

- Chú nói đúng.

- Thưa Bác, làm nhà để Bác ở chúng cháu ai cũng cố gắng làm tốt, làm đẹp. Trong phần việc của mình, mỗi người thêm thắt một ít nên cộng lại tốn kém chút ít, nhưng chúng cháu muốn Bác ở cái nhà đẹp hơn, tốt hơn thế này.

Bác hơi chơm chớp mắt rồi chỉ lên nhà:

- Nước ta chưa giàu, dân ta chưa còn khổ, chưa đủ nhà ở, Bác ở thế này là tốt lắm rồi, các chú không phải lo cho Bác.

Tất cả chúng tôi đều rưng rưng. Nói về chức vụ, Bác là lãnh đạo cao nhất. Nói về sự cống hiến, Bác là người cha già của nền độc lập Việt Nam. Vậy sao về mặt hưởng thụ, Bác chỉ chịu hưởng phần tối thiểu. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến nước ta chưa giàu, dân ta còn khổ, nhân dân miền Nam chưa được giải phóng. Sau này, tôi còn được gặp Bác nhiều lần, có bận tôi được đi công tác xa với Bác.

Và mỗi lần gặp Bác tôi lại hiểu thêm nhiều chân lý sáng ngời. Ánh sáng của những chân lý ấy mãi mãi soi rọi bước đường đi lên của mỗi chúng ta. Là một người trong nghề kiến trúc, theo tôi, Bác là một nhà kiến trúc vĩ đại đã xây dựng nên Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng cho dân tộc ta.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhà sàn Bác Hồ đã trở thành di sản văn hóa quý giá, biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực, cảm hóa được tình cảm của con người''.

jenny
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:38

Tham khảo

- Việt Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam.

- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông.

- Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam.

- Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp ba lần diện tích đất liền).