Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 8 2017 lúc 2:26

Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong bối cảnh thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bắt đầu tiến hành bình định quân sự. Do đó sự phát triển của các phong trào này đã làm gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề, làm chậm quá trình bình định của chúng.

Đáp án cần chọn là: B

Ngô Ngọc Huy
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
15 tháng 3 2016 lúc 10:52

a. 

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội  ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

 

Nguyễn Thu Thủy
15 tháng 3 2016 lúc 10:52

a. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế từ 1884 đến 1913:

- Từ 1884-1892, ở Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng rẽ, nhiều thủ lĩnh khác nhau, có uy tín nhất là Đề Nắm, đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp ở Cao Thượng, Hố Chuối,... Tháng 4-1892 Đề Nắm bị sát hại.

- Từ 1893-1897, do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo, đây là thời kì hòa hoãn giữa nghĩa quân và thực dân Pháp: Giảng hòa lần thứ nhất nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, nghĩa quân là chủ 4 tổng ở Bắc Giang... Nhưng sau đó Pháp bội ước lại tổ chức tấn công. Đề Thám giảng hòa lần thứ hai (12-1897).

- Từ 1898-1908, trong suốt 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về...

- Tư 1909-1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác, tháng 2-1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.

b. Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian dài 30 năm, vì:

- Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân, sự ủng hộ của nhân dân.

- Sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo đứng đầu là Hoàng Hoa Thám:

+ Địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, tiêu hao địch, nghĩa quân lại không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần di chuyển trên địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập kích, phục kích tiêu hao lực lượng địch.

+ Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hòa với Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân củng cố đồn trại, mua vũ khí, sản xuất, mộ thêm quân... chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu mới.

+ Các đánh giặc độc đáo, bí mật, cơ động bất ngờ, hiệu quả cao.

- Thực dân Pháp muốn tạm thời đình chiến với nghĩa quân để đối phó với phong trào Cần vương và để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Từ đó dẫn đến cuộc thương lượng, giảng hòa của nghĩa quân và thực dân Pháp.

c. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế.

* Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng chênh lệch (sau khi phong trào Cần vương thất bại Pháp có điều kiện tập trung đàn áp). Địch kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị, với thủ đoạn quân sự, dùng tay sai để tìm cách sát hại thủ lĩnh phong trào.

- Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một lực lượng xã hội tiên tiến. Phong trào mang nặng tính địa phương nhỏ hẹp.

- Cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở, đánh theo lối đánh du kích/

* Ý nghĩa lịch sử:

- Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một trang vẻ vang trong một trang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.

- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thừi thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.

cong vu
27 tháng 2 2019 lúc 20:00

chán admin ghê!admin làm trang sao ko copy dc vậy:(((,nếu ko copy đc thì mk nghĩ nhiều người sẽ ko vào lại trang của bạn đâu.Nếu admin đọc đc thì mong admin sửa lại trang nhakhocroi

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 5 2018 lúc 2:58

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía BắC. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

=> Đáp án D: là đặc điểm của khởi nghĩa Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương.

Đáp án cần chọn là: D

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 8 2019 lúc 8:00

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

Đáp án cần chọn là: D

Triêu Lê
Xem chi tiết
Long Sơn
8 tháng 11 2021 lúc 16:45

A

jihun
Xem chi tiết
Hằng
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
31 tháng 3 2022 lúc 14:47

B

băng
31 tháng 3 2022 lúc 14:47

B nha 

huỳnh
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
16 tháng 3 2022 lúc 20:23

Tham Khjaro

 

- Phong trào nông dân Yên Thế chia làm ba giai đoạn: + Trong giai đoạn 1884 - 1892. nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau khi Đề Nắm mất (tháng 4 - 1892), Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào.  
sky12
16 tháng 3 2022 lúc 20:24

Tham khảo:

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế chia làm 4 giai đoạn:

* Giai đoạn thứ nhất, từ 1884 - 1892:

- Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm.

- Năm 1891, nghĩa quân của Đề Nắm làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

- Tháng 3-1892, Pháp huy động quân, ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng.

* Giai đoạn thứ hai, từ 1893 - 1897:

- Sau khi Đề Nắm hi sinh, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

- Trong bối cảnh khó khăn, Đề Thám phải giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng.

- Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng sau đó Pháp bội  ước, tổ chức tấn công lại (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

- Nhằm bảo toàn lực lượng, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

* Giai đoạn thứ ba từ 1898 - 1908:

- Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự chuẩn bị chiến đấu.

- Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

* Giai đoạn thứ tư từ 1909 - 1913:

- Nội năm 1908, thực dân Pháp mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế.

 

- Tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Đỗ Thị Minh Ngọc
16 tháng 3 2022 lúc 20:24

Tham khảo: Tại cái này mình học ở lớp

undefined

Hane Kim
Xem chi tiết
sky12
15 tháng 3 2022 lúc 22:08

Câu 16. Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp là

D. Phong trào nổ ra trong thời gian gần 30 năm thì bị thực dân Pháp đàn áp.

C. Phong trào cuối cùng bị thất bại vì thiếu lực lượng tham gia.

B. Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là sĩ phu yêu nước.

A. Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc.

Tạ Tuấn Anh
15 tháng 3 2022 lúc 22:08

D

kodo sinichi
16 tháng 3 2022 lúc 5:52

D