liên hệ bản thân trong câu 5 bài dự thi bác hồ với thanh hóa - thanh hóa làm theo lời bác dạy
Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
*Liên hệ trách nhiệm bản thân : Là người con xứ Thanh, là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường em luôn ý thức trách nhiệm của mình là luôn phấn đấu học tập thật giỏi để phục vụ cho quê hương Thanh Hóa ngày một giàu mạnh, luôn nêu cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng ngày càng giàu đẹp; đồng thời say mê học tập môn lịch sử, tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của quê hương Thanh Hóa anh hùng. Nghi nhớ và làm theo lời căn dặn của Bác Hồ, giúp tỉnh Thanh hoàn thanh tâm nguyện của người Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu.
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Trả lời:
Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989 đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp
Ông cho biết: thời kỳ ấy, Thanh Hóa là địa phương trong cả nước đã sớm thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; chủ động phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn – Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng lên.
Tham khảo nha pạn
Hưởng ứng tuần lễ "Thi đua học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy", em và các bạn trong nhóm chơi thân với nhau làm một việc theo 5 điều Bác dạy đó là "Giữ gìn vệ sinh thật tốt - chúng em tổ chức đi nhătj rác
Tìm hiểu '' Bác Hồ với Thanh Hoá, Thanh Hoá làm theo lời bác''. Helpp
Bác Hồ nói chuyện với các tầng lớp nhân dân Thanh Hóa ngày 13-6-1957. Ảnh: tư liệu
Người đã 4 lần trực tiếp về thăm và nhiều lần gửi thư động viên, thăm hỏi, biểu dương những thành tích của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, tặng huy hiệu của Người cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu.
Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ nhất
Hai tháng sau khi ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 20-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. Sau khi làm việc với đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, Người đã gặp gỡ các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào. Tại buổi nói chuyện này, Người căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu: “Tỉnh Thanh theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt”. “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu... Tôi kêu gọi đồng bào trong tỉnh xắn tay áo làm đi, lần sau về đây, tôi sẽ thấy mỗi người là một người kiểu mẫu”.
Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ hai
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, trong hai ngày 13 và 14-6-1957, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa lần thứ hai. Trong buổi nói chuyện với các đại biểu nhân dân Thanh Hóa, Người đã biểu dương và ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa trong vai trò “hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là sự chi viện sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Người khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa có một phần vinh dự đến đó”.
Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ ba
Lần thứ ba, Bác Hồ về thăm Thanh Hóa trong ba ngày từ ngày 17 đến ngày 19-7-1960. Trên đường từ thị xã Thanh Hóa xuống Sầm Sơn, Bác tặng Thanh Hóa hai câu thơ ứng tác: “Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng. Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”.
Bác Hồ với các cháu Trường Mầm non thị xã Thanh Hóa năm 1961. Ảnh: tư liệu
Bác đã đến thăm và phát biểu tại Đại hội đại biểu Công đoàn Thanh Hóa lần thứ VI. Bác nhấn mạnh vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong phong trào thi đua yêu nước và căn dặn các đại biểu dự hội nghị: “Một là, các cô, các chú phải bàn thiết thực để thi đua thế nào cho nhanh, nhiều, tốt, rẻ, chống được lãng phí, thi đua giữa nhà máy này với nhà máy khác để hoàn thành sớm kế hoạch 3 năm và có thời gian chuẩn bị kế hoạch 5 năm. Hai là, nhà máy phải giúp đỡ HTX cải tiến nông cụ và đẩy mạnh sản xuất vụ mùa. Phải giúp đỡ có kế hoạch, từ đầu đến cuối, giúp cho có thủy có chung”.
Về thăm Thanh Hóa lần thứ ba này, Bác đã đi thăm và thưởng ngoạn cảnh đẹp của Sầm Sơn, gặp gỡ và trao đổi với cán bộ ở đây. Bác căn dặn: Nếu nơi đây có một hệ thống du lịch khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây.
Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần thứ tư
Lần thứ tư và cũng là lần cuối cùng Người về thăm Thanh Hóa năm 1961 trong 2 ngày 11 và 12-12. Bác đã đến thăm Nhà máy Cơ khí Thanh Hóa, HTX Thành Công, HTX nông nghiệp Yên Trường (Yên Định)... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã đạt được. Nói chuyện với đồng bào, cán bộ, Bác khẳng định: “... Tỉnh ta có ngót 12 vạn đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, đó là một lực lượng rất lớn. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô... Ra sức phát triển và củng cố tốt Đảng và Đoàn; đoàn kết toàn dân cùng nhau thi đua tiến bộ. Làm được như thế thì Thanh Hóa chắc sẽ trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc”.
Bác Hồ về thăm HTX Yên Trường tháng 12 -1961. Ảnh: tư liệu
Ngày 12-12-1961, tại Sân vận động tỉnh, Bác đã bắt nhịp cho đồng bào và nhân dân Thanh Hóa bài ca “Kết đoàn”.
Vinh dự, tự hào được nhiều lần đón Bác về thăm, được Bác dành cho những tình cảm đặc biệt và những lời căn dặn hết sức quý báu, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh luôn khắc ghi lời Bác, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đức Minh (tổng hợp)
chúc học tốt
Em hãy viết bức thư kính dâng lên Bác Hồ , với việc làm tốt của em ( hoặc bạn em ) thực hiện theo 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng việc đó có sự ảnh hưởng tích cực và sự lan toản đối với bạn bè
Bài này mik cx sắp phải nộp bài thi rùi nên các bn giải nhanh hộ mik nha!
Bài này bn nào là người Thanh Hóa nếu lm rùi thì giải hộ mik nha! Nếu ko phải giải cx ko sao, miễn là mik có bài nộp là đc rùi, nhanh nha, mik ko còn nhiều thời gian đầu!
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm theo lời bác Hồ dạy:" Giữ gìn vệ sinh thật tốt". Mỗi người cùng chung tay bảo vệ môi trường thì môi trường mới xanh - sạch -đẹp
Câu 1. Đảng bộ Cộng sản tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Nêu họ, tên các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh qua các thời kỳ?
Câu 2. Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thanh Hóa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào? Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở xã, thị trấn nơi em đang sinh sống?
Câu 3. Nhân dân Thanh Hóa đã làm gì để bảo vệ quê hương và làm tròn nghĩa vụ hậu phương với cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Câu 4. Em hãy cho biết, Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là Đại hội mở đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu có ý nghĩa quyết định nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần này đã đề ra?
Câu 5. Trình bày cảm nhận của bản thân về những thay đổi, chuyển biến của tỉnh Thanh Hóa sau 32 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Là học sinh phổ thông, em phải làm gì để góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ từng căn dặn?
Xí xí , cái này tự nghĩa ra ớ hở :( Tui ko sống ở Thanh Hóa nên ko bt
Trước lúc đi xa, người còn " để lại muộn vàn tình thương yêu cho các thanh niên và nhi đồng " nhưng lời dạy và bài viết của người cho thiếu niên và nhi đồng là một trong nhưng di sản vô cùng quý giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta. Là học sinh cấp 2, bản thân em cần làm những gì để xứng đáng với lời căn dặn của Bác ?
giúp mik
thí sinh sáng tác 1 bài văn , tùy bút hoặc bài thơ có chủ đề " Thiếu nhi Việt Nam làm theo 5 điều Bác Hồ dạy " qua đó thể hiện suy nghĩ , tình came của thiếu nhi với Bác Hồ , những làm việc tốt theo 5 điều bác hồ dạy .
help me
bạn tự làm bạn ơi người khác giúp rồi bạn nộp chả khác gì bạn copy bài ng khác thế nên tự sáng tác đi bạn
Trả lời :
Bn +*¨^¨*+ (_ *hoàng anh* _) +*¨^¨*+ ❀◕ . ◕❀ bn đừng bình luận linh tinh nhé.
- Hok tốt !
^_^
https://hoidap247.com/cau-hoi/624307
tham khảo nha
Những câu hát. “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?
A. Bài hát “Đội ca”
B. Bài hát “Quốc ca”
C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”
D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”
Những câu hát. “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?
A. Bài hát “Đội ca”
B. Bài hát “Quốc ca”
C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”
D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”