thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học
Thế nào là biểu cảm về tác phẩm văn học?
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi nên.
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
thế nào là biểu cảm 1 tác phẩm văn học
Làm thế nào để làm bài văn dạng phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ?
[ Em sắp làm bài viết 2 tiết về biểu cảm về 1 bài thơ nhưng em không biết làm sao nữa ! Mong các anh/chị hãy giúp đỡ em]
Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người? Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.
Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.
Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu, các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.
Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
có bạn nào học trương trình mơi không nếu có soạn họ bài 4 cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
1) Thế nào là văn biểu cảm , cách làm bài văn biểu cảm (con người , tác phẩm văn học , thiên nhiên )
2) Viết 2 đề văn : cảm nghĩ về thiên nhiên
cảm nghĩ về tác phẩm văn học
3) Ôn tập ca dao , nêu cảm nhận về nội dung giá trị nghệ thuật
4) Ôn tập về các tác phẩm tùy bút:mùa xuân của tôi
1 thứ quà của lúa non cốm
CÁC BẠN GIÚP MK VỚI CHUẨN BỊ NỘP RÙI !!!!!!!!!!!!!!!!!
câu 1)Văn biểu cảm là dạng văn viết bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về một sự vật sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Văn biểu cảm có nhấn mạnh đến yếu tố tâm tư, tình cảm, cảm nghĩ, cảm xúc của bạn đối với nhân vật bạn đang nói đến hoặc đối với sự vật hiện tượng mà bạn đang miêu tả.
cách làm tác phẩm văn học:Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.
- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
Biểu cảm về tác phẩm văn học
tham khảo:
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.
Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
3. Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
a) -Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học mà em yêu thích.
b) Chuẩn bị phát biểu
-Tìm ý phát biểu
-Lập giàn ý phát biểu
-Chuẩn bị đoạn văn, bài văn phát biểu
kiểu này thì chệu thui! @Lo Anh Duc !^^
bạn chọn 1 tác phẩm theo ý thích . Rồi mở bài bạn giới thiệu về tác giả của tác phẩm đó , nêu khái quát về cảm xúc của bạn về tác phẩm . Còn thân bài thì nên vừa phân tích tác phẩm văn học vừa thể hiện cảm xúc , suy nghĩ của bản thân . Cuối cùng thì liên hệ 1 tác phẩm có cùng chủ đề , nội dung cũng tương đương với tác phẩm chọn. kết bài thì có thể nói về giá trị của tác phẩm đó .Và tuy nhiên cũng sẽ có liên hệ tới bản thân đó là bài học rút ra sau khi đọc tác phẩm đó .
@Lo Anh Duc hi vọng những kiến thức khi mik hok đội tuyển có thể giúp bạn hoàn thành bài tập. Nhưng mik nghĩ nếu bạn viết ra nháp thử rùi chỉnh sửa và hok thuộc có lẽ ẽ dễ dàng hơn.
biểu cảm về mộ tác phẩm văn học
Nhớ là phải tự làm !
Biểu cảm về bài thơ "Cảnh khuya"
Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, Bác đã sáng tác rất nhiều thơ, nhưng trong số đó, em thích nhất là bài thơ “Cảnh khuya”. Bài thơ thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Trong đêm khuya thanh vắng, tiếng suối ở đây không phải ào ạt như thác chảy, cũng không róc rách nhưng tiếng nước nhỏ giọt mà ngược lại, đây là tiếng âm thanh rì rầm từ xa vọng đến, nghe như một bản nhạc du dương không người đánh mà do chính mẹ thiên nhiên đang hát ru cho những đứa con bé bỏng của mình ngủ yên. Cảm nhận của Bác thật tinh tế và độc đáo, chỉ là tiếng nước chảy mà Bác lắng nghe như tiếng hát từ xa vọng lại. Với cách so sánh này, nhà thơ đã làm cho cảnh khuya không hoang vắng mà mang đầy sức sống ấm áp của con người. Điều này giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ của Bác. Dưới ngòi bút tài hoa và tình yêu thiên nhiên say đắm của mình, Người đã giúp cho mỗi chúng ta cảm nhận được sự ngọt ngào, du dương của tiếng suối chảy về đêm.
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Hiện ra trước mắt ta là một bức tranh cảnh vật huyền ảo, thơ mộng. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là ánh trăng chiến khu. Ánh trăng sao mà sáng và đẹp thế! Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung, len lỏi xuyên qua kẽ lá rồi in bóng xuống mặt đất tạo thành những đốm sáng lung linh như hoa. Trăng âu yếm, hòa quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ôi! thiên nhiên của đất nước mình đây sao? Bức tranh có trăng, cây, hoa và lá, nhưng bức tranh sống động, bức tranh mang màu sự sống mãnh liệt là nhờ vào tài miêu tả này của Bác. Chỉ đọc thơ thôi mà em tưởng như cảnh thơ đang hiện lên mờ ảo trước mắt mình, lại có khi mơ màng như mình cũng đang đứng trong không gian ấy như Bác.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ được vì cảnh đẹp. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết:
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Hóa ra, không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đọc đến đây, ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác – một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước. Vì đất nước, Bác có thể hi sinh tất cả. Đã bao đêm Bác thao thức, đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Bác vẫn tinh tế cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên.. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác.
“Cảnh khuya” là một bài thơ hay. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của dân tộc ta. Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được sự cảm nhận tinh tế đến nhường ấy.
Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
Tham khảo:
- Thành tựu về văn học:
+ Văn học phát triển rực rỡ với sự xuất hiện của những nhà văn, nhà thơ vĩ đại.
+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Ai-van-hô của Oa-tơ Xcốt; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,…
- Thành tựu về nghệ thuật:
+ Âm nhạc bước vào thời kỳ đỉnh cao của dòng nhạc cổ điển, được ghi dấu với những nhà soạn nhạc thiên tài như: V. A. Mô-da, L. Bét-tô ven, Trai-cốp-xki,…
+ Hội họa có nhiều bước tiến: các nghệ sĩ đã khắc hoạ hiện thực xã hội của thời đại công nghiệp; trường phái Ấn tượng ra đời và phát triển mạnh mẽ trong những năm 1860 và năm 1870 ở Pháp.
- Tác động:
+ Văn học, nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX phản ánh chân thực thế giới tự nhiên - xã hội, đời sống và khát vọng của con người trong thời đại công nghiệp. Điều này đã tác động trực tiếp, hình thành quan điểm tư tưởng của tầng lớp tư sản, đồng thời cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khó.
+ Nhiều tác phẩm tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại áp bức, góp phần tạo nên những cải cách xã hội.