Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Ánh
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
16 tháng 12 2019 lúc 15:00

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn minh thành
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
4 tháng 1 2022 lúc 16:38

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:

 

"Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa"

Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.

Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?

Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.

 

Bình luận (1)
nguyễn minh thành
4 tháng 1 2022 lúc 17:56

cám ơn bạn!banhqua

Bình luận (0)
songngu
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
24 tháng 11 2017 lúc 12:14

Bài làm

    Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Bình luận (0)
songngu
24 tháng 11 2017 lúc 12:15

ngắn vậy bn

Bình luận (0)
Hot Girl
24 tháng 11 2017 lúc 12:16

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ – Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi)

.v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận …

tk nhaRelated image

Bình luận (0)
pham huu huy
Xem chi tiết
Hướng Dương
13 tháng 12 2016 lúc 20:35

hay bài này cx đk nèhaha

Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đạI, nhà cách mạng tài ba, bác còn là một Danh nhân văn hoá thế giớI, một nhà thơ kiệt xuất. Là người yêu thiên nhiên, nên Bác không bao giờ để ánh trăng vắng trên trang thơ của mình. Bác đã dể lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm, trong đó có bài “Rằm tháng giêng”.

Rằm tháng giêng là tên phiên âm của bài “Nguyên tiêu” nằm trong chùm thơ chữ Hán của Bác viết trong thờI kì kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Rằm tháng giêng năm 1948, trên chiếc thuyền giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc, Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về cách chống Pháp. Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya . Trăng rằm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la làm cho cảnh sông núi thêm thơ mộng. Trước những cảnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ, sau này được nhà thơ Xuân Thủy dịch theo thể lục bát, với tên Rằm tháng giêng:
“Rằm xuân lồng lồng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Đêm trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dạt dào trong tâm hồn vị lãnh tụ trong đêm nguyên tiêu, Bác đã tả cảnh trăng:
“Rằm xuân lồng lồng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn, màu trời thêm xuân”
Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng tròn vành vạnh. Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Đất nước quê hương bao la mang một màu xanh bát ngát: màu xanh lấp lánh của “sông xuân”, màu xanh ngọc bích của “nước xuân” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “trời xuân”. Điệp từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cảnh sông, nước và bầu trời. Bác yêu thiên nhiên nên sống, núi, cỏ cây, hoa lá, nên tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình mang sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.
Hai câu đầu đã thể hiện vẻ đẹp khoáng đạt, thơ mộng tràn đầy sắc xuân gần như trọn vẹn. Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền giữa đêm trăng:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trên con thuyền giữa chốn mịt mù khói sóng, Bác đang bàn việc quân sự. BuổI đầu cuộc kháng chiến đầy gian khổ biết bao, tuy vậy, Bác vẫn ung dung, thư thả ngắm cảnh trăng đẹp trên sông. BuổI họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Lúc này, trăng treo giữa trờI toả sáng khắp mọI nơi làm cho cảnh sông nuớc trong đêm càng thêm thơ mộng. Hình ảnh con thuyền nhỏ chở đầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạn sâu sắc, và cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận. Chắc có lẽ, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt như thế.

Bài Rằm tháng giêng là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuyệt bút của Hồ Chí Minh vớI ngữ điệu nhẹ nhàng. Từ cảnh đêm trăng đẹp, bác đã dẫn ngườI đọc đến vớI tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước dường bao. Qua đó, bài thơ đã bộc lộ rõ tình cảm yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lòng yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ đối với đất nước

Bình luận (0)
Hướng Dương
13 tháng 12 2016 lúc 20:33

Khi nhắc dến dân tộc Việt Nam độc lập tự do hôm nay , không mấy ai quên đựơc công lao của người . Người là một vị lãnh tụ vĩ đại , là một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn nhà thi sĩ yêu trăng . Bác dã dể lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài '' Rầm tháng giêng '' . NĂm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt . Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 - 19448 ) . Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya . Trăng rầm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la . Cảnh sông núitrong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng . Trước những cãnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ :


“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”.

Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui dào đạt trong tâm hồn lãnh tu đêm nguyên tiêu lịch sử.

Hai câu đầu vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời, vầng trăng vừa tròn (nguyệt chính viên). Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình. Đất nước quê hương bao la một màu xanh bát ngát. Màu xanh lấp lánh của “xuân giang”. Màu xanh ngọc bích của “xuân thuỷ” tiếp nối với màu xanh thanh thiên của “xuân thiên”. Ba từ “xuân” trong câu thơ thứ hai là những nét vẽ đặc sắc làm nổi bật cái “thần” của cảnh vật sông, nước và bầu trời.

“Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên”.

(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)

“Xuân” trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ, là vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả mùa xuân, của sông nước, đất trời vào xuân. Nó thể hiện vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước ta: trong lửa đạn vẫn dạt dào một sức sống trẻ trung, tiềm tàng. Ngoài giá trị miêu tả cảnh đẹp đêm nguyên tiêu, vần thơ còn biểu hiện tinh tế cảm xúc tự hào, niềm vui sướng mênh mông của một hồn thơ đang rung động giữa một đêm xuân đẹp, một đêm xuân lịch sử, đất nước đang anh dũng kháng chiến.

Với Bác Hồ, yêu vẻ đẹp đêm nguyên tiêu, yêu thiên nhiên cũng là yêu đời tha thiết. Bác yêu thiên nhiên nên sông, núi, cỏ cây, hoa lá, tạo vật trong thơ Bác rất hữu tình. Có “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”. Có “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” trong niềm vui thắng trận. Bác yêu hoa núi, chim rừng Việt Bắc: “Xem sách, chim rừng vào cửa đậu – Phê văn hoá núi ghé nghiên soi”; yêu ngọn núi, chim rừng báo mùa thu chợt đến… Thiên nhiên trong thơ Hồ chí Minh là một trong những yếu tố tạo nên sắc điệu trữ tình và màu sắc cổ điển.

Hai câu thơ cuối nói về dòng sông, khói sóng và con thuyền trăng:
“Yêu ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.

Ánh trăng ngày trước (1942-1943) chiếu vào ngục lạnh nơi đất khách quê người, thì đêm nguyên tiêu này là (1948), trăng lại soi xuống con thuyền trong đó Bác đang “đàm quân sự” (bàn bạc việc quân). Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Lại nữa, trường hợp thưởng trăng không phải là trường hợp bình thường diễn ra trên sân nhà, ngõ xóm, hay “đăng lâu vọng nguyệt”, … mà là thưởng trăng trên khói sóng, nơi “yên ba thâm xứ” – cõi sâu kín, bí mật trên dòng sông, giữa núi rừng chiến khu bao la! Người đang thưởng trăng nguyên tiêu không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc khách ngày xưa, mà còn là con người hành động, người chiến sĩ đánh giặc, vị lãnh tụ đang “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiến, bảo vệ non sông đất nước. Quả thật, đây là một trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. “Yên ba” là khói sóng, một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm hco bài thơ “Nguyên tiêu” mang phong vị Đường thi. Ba chữ đàm quân sự” đã khu biệt thơ Bác với thơ của người xưa, làm cho vần thơ mang màu sắc hiện đại và không khí lịch sử của thời đại.

Sau những canh dài bàn bạc việc quân căng thẳng nơi khói sóng sâu kín, trời đã về khuya. Nửa đêm (dạ bán), Bác trở về bến, tâm hồn sảng khoái vô cùng. Con thuyền của vị thống soái, con thuyền kháng chiến trở thành con thuyền trăng của thi nhân nhẹ bơi trên sông nước mênh mông, chở đầy ánh trăng vàng:

“Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền”.

(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền).

“Nguyệt mãn thuyền” là một hình ảnh rất đẹp và trữ tình, nó làm ta nhớ đến nhưng vần thơ hoa lệ:

“Bạn chơi năm ngoái nào đâu tá?

Trăng nước như xưa chín với mười”.

(Triệu Hỗ - Đường thi)

“Thuyền mấy là đông, tây lặng ngắt,

Một vầng trăng trong vắt lòng sông…”

(Bạch Cư Dị)

“Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,

Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu”

(Nguyễn Trãi)

.v.v….

Trở lại bài thơ Hồ Chí Minh, ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Qua bài thơ “Nguyên tiêu”, ta có thể nói, trăng nước trong thơ Bác rất đẹp. Chính vầng trăng ấy đã thể hiện phong thái ung dung, tâm hồn thanh cao của vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc mang cốt cách nghệ sĩ, nhà hiền triết phương Đông.

“Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, man mác phong vị Đường thi. Bài thơ có đầy đủ những yếu tố của bài thơ cổ: một con thuyền, một vầng trăng, có sông xuân, nước xuân, trời xuân, có khói sóng. Điệu thơ thanh nhẹ. Không gian bao la, yên tĩnh… Chỉ khác một điều, ở giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ây, nhà thơ không có rượu và hoa để thưởng trăng, không đàm đạo thi phú từ chương, mà chỉ “đàm quân sự”. Bài thơ như một đoá hoa xuân đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức của Hồ Chí Minh.

Văn tức là người. Thơ là tấm lòng, là tiếng lòng cộng hưởng từ một người đến với muôn người. Thơ Bác Hồ tuy nói đến “trăng, hoa, tuyết, nguyệt…” nhưng đã phản ánh tâm tư, tình cảm, lẽ sống cao đẹp của Bác. Bác yêu nước, thương dân tha thiết nên Bác càng yêu đêm nguyên tiêu với vầng trăng xuân thơ mộng. Trong kháng chiến gian khổ, Bác đã hướng tới vầng trăng rằm tháng giêng, hướng tới bầu trời xuân với tâm hồn trong sáng và phong thái ung dung. Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Biết yêu trăng cũng là biết sống đẹp.

“Nguyên tiêu” là một bài thơ trăng tuyệt tác của nhà thơ Hồ Chí Minh. Con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận ... chuc pn hoc tottttleuleu

 

Bình luận (0)
Yến Nhi Phạm Trần
22 tháng 12 2017 lúc 11:45
Bác Hồ là một lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng là một thi nhân toàn tài của dân tộc. Trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác sống ở chiến khu Việt Bắc. Dù bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể làm ra nhiều bài thơ, trong đó có tuyệt tác về cảnh trăng xuân "Rằm tháng giêng". Bài thơ Nguyên tiêu là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy dược một cảnh trăng xuân đẹp diệu kì và giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Hai câu thơ đầu là một bức tranh xuân của trời đất, của rừng núi ở chiến khu Việt Bắc.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Vào đêm Tết Nguyên tiêu, ánh trăng sáng nhất, tròn và đầy đặn nhất. Trăng tròn vành vạnh sáng tỏ một vùng trời bao la. Ánh trăng rọi sắc sáng xuống mặt sông trải dài vô tận. Ánh trăng xuân, trời xuân, sông xuân, nước xuân hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh bồng lai tiên cảnh. " Như thể cả vũ trụ này mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều xuân." Một không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.
Bác đã miêu tả một cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Với nghệ thuật điêp ngữ "xuân", bức tranh trở nên hữu tình và thơ mộng, tràn đầy sức sống. Có thể thấy Bác rất yêu chuộng thiên nhiên, đặc biệt là ánh trăng. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ để giải tỏa nỗi ưu phiền, làm quên đi sự vất vã và khó khăn của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.
Khi mới đọc hai câu thơ đầu, ta cứ tưởng Bác đang an nhàn ngắm trăng, thả tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên. Nhưng đến câu thứ ba thì thật bất ngờ vì hiện ra hình ảnh Bác trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:Giữa dòng bàn bạc việc quân,Một hoàn cảnh khó khăn do chiến tranh gây nên. Vì thế nước đang rất nguy ngập nên Bác phải bàn việc quân trên một chiếc thuyền nhỏ gần như ở giữa dòng sông (thâm xứ) trong màn đêm thanh tĩnh. Nhưng trước tình cảnh hiểm nghèo như thế, Bác lại có tâm trí để vẽ nên một bức tranh thủy mặc, cho thấy trong con người chiến sĩ kiên cường ấy vẫn có tâm hồn của một thi sĩ cách mạng rung cảm trước thiên nhiên:Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.Khuya về, chiếc thuyền lướt trên dòng sông trăng. Ánh trăng xuân lai láng lòng thuyền. Một không gian của cảnh trời nước bao la cũng như ngập tràn ánh trăng. Như một hình ảnh tươi sáng báo trước sự tất thắng của cuộc kháng chiến, một phần quà xứng đáng của đất mẹ cho người chiến sĩ lạc quan, yêu thiên nhiên và luôn hết lòng vì nước vì dân. Câu thơ đã tỏa sáng tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ.
Qua cách làm thơ tài tình của tác giả, hai câu thơ cuối trở nên lung linh, tuyệt đẹp, qua đó khẳng định giá trị của bài thơ. Giọng thơ trẻ trung, yêu đời. Nghệ thuật thơ vửa cổ điển vừa hiện đại - Bác làm theo thể thơ cổ nhưng xen vào đó là từ ngữ, cảm xúc của mình. Bác quả là một thi sĩ toàn tài của nhân loại.
Ánh trăng rất đẹp nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái ung dung, lạc quan của Bác. BÁc luôn lo cho vận mệnh của dân tộc, đất nước nhưng vẫn dành thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Một tinh thần lạc quan cách mạng đáng phải kính phục và học tập.
Bình luận (0)
❤Firei_Star❤
Xem chi tiết
Hạ Băng
12 tháng 12 2018 lúc 20:12

MK KO GIỎI VĂN, MONG BN THÔNG CẢM 

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. 

Bình luận (0)
Cathy Trang
Xem chi tiết
Dạ Nguyệt
14 tháng 12 2016 lúc 20:33

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

 

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

 

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

  
Bình luận (0)
Cô gái tháng 2
23 tháng 2 2017 lúc 21:09

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Phương Thảo
23 tháng 11 2016 lúc 13:31

bn tham khảo rồi viết nha hihi

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....)
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

Bình luận (0)
Linh Phương
23 tháng 11 2016 lúc 15:26
Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu:Thu dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước:Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui.Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
Bình luận (0)
Thảo Phương
23 tháng 11 2016 lúc 16:43

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà.

Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu: “Thu dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” 

Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

 Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước: “Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui. “Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”  Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.  Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.
Bình luận (0)
Hà Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Anh
11 tháng 12 2020 lúc 21:26

undefinedundefined

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo Anh
11 tháng 12 2020 lúc 21:27

chữ mình xấu mong bạn thông cảm bucminh

 

Bình luận (1)
Nguyên Trinh Quang
Xem chi tiết
HBT_thợ săn địa ngục
17 tháng 11 2017 lúc 20:27

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)
HBT_thợ săn địa ngục
17 tháng 11 2017 lúc 20:28

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)
uzumaki naruto
10 tháng 12 2017 lúc 15:43

kick tớ đi

Bình luận (0)