Những bút pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong loại thơ nói chí
Cho hai câu thơ sau: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Câu 1: Hai câu thơ trên nói về nhân vật nào trong truyện Kiều? Câu 2: nêu bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên. Câu 3: Qua hai từ "ghen"," hờn" tác giả đã dự cảm như thế nào về cuộc đời nhân vật
1. Nói về nhân vật Thúy Kiều
Em tham khảo:
2.
- BPTT
+ Ước lệ tượng trưng
+ Nhân hóa
+ Ẩn dụ
- Tác dụng
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của Thúy Kiều, một vẻ đẹp mà khiến cho cả hoa, liễu ( tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên) phải "thua" phải "kém"
+ Dự báo một số phận cuộc đời của nàng.
3.
Ghen hờn, báo hiệu sự đố kị, dự báo một số phận éo le, đau khổ.
Tìm những câu văn câu thơ có sử dụng bút pháp nghệ thuật điệp ngữ
Câu 1: Bài thơ Quê hương:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, bố cục, phương thức biểu đạt chính.
2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ.
3. Xét về mục đích nói, bài thơ trên sử dụng những kiểu câu nào? Chúng được dùng với chức năng gì?
4. Câu thơ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe là lời của ai? Tại sao câu thơ này lại được viết trong dấu ngoặc kép? Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của họ?
5. Ghi lại ba trường từ vựng trong bài thơ và đặt tên cho trường từ vựng đó.
6. Ghi lại các bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới được học ở lớp 8.
những biện pháp nghệ thuật nào thường được ca dao sử dụng???
Yêu thương tình nghĩa là một trong những chủ đề chính của ca dao Việt Nam. Nội dung chủ yếu của các bài ca dao này phản ánh đời sống tình cảm, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa, tình bạn, láng giềng... góp phần tích cực vào việc thể hiện nội dung ấy là một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh ví von, nhân hóa, ẩn dụ và các mô thức ngôn ngữ...
Biện pháp nghệ thuật mà ca dao yêu thương tình nghĩa thường xuyên sử dụng là so sánh (còn gọi là tỉ dụ). So sánh là việc đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những đặc điểm giống nhau nào đó giữa hai sự vật nhằm tạo nên những hình ảnh nghệ thuật mới mẻ tạo những cảm xúc thẩm mĩ cho người nghe, người đọc. Ca dao yêu thương tình nghĩa sử dụng biện pháp so sánh để bóc lột những tình cảm trong sáng, cao đẹp hay những trạng thái cảm xúc cụ thể nào đó của nhân vật trữ tình:
“Tình anh như nước dâng cao
Tình em như dải lụa đào tẩm hương”.
Biện pháp so sánh trong ca dao yêu thương tình nghĩa là cách so sánh trực tiếp. Các từ so sánh thường gặp là; “như’, “như thế'’. Nhờ có so sánh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ cụ thể hơn, dễ hiểu hơn:
“Đôi ta như thể con ong
Con quấn con quýt con trong con ngoài".
Bên cạnh so sánh, nhân hóa cũng là một biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương tình nghĩa.
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai”.
Nhờ biện pháp nhân hóa, những sự vật vô tri vô giác trở nên có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy cũng chính là tình nghĩa của con người được giãi bày, bộc lộ trong ca dao.
Cùng với so sánh nhân hóa, ẩn dụ cũng được sử dụng thường xuyên. Ẩn dụ là phép so sánh ngầm, so sánh gián tiếp. Biện pháp này làm cho bài ca dao được rút ngắn và do đó trở nên hàm súc, cô đọng hơn.
“Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ được dùng nhiều lần trở thành quen thuộc và dần dẩn trở thành những hình tượng mang tính ước lệ, tượng trưng cao như thuyền - bến, cây đa - bến nước, mận - đào, trúc - mai...
Ngoài những biện pháp tu từ trên, ca dao yêu thương tình nghĩa còn sử dụng biện pháp lặp, lặp từ ngữ và lặp câu trúc. Việc lặp lại một số từ ngữ hay cấu trúc nào đó trong nhiều bài ca dao đã tô đậm thêm chủ đề và làm tăng thêm sức biểu hiện. Chẳng hạn, trong bài ca dao sau đây, cấu trúc và các từ ngữ ‘Ước gì... để” được lặp lại nhiều lần:
"Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi
Ước gì anh hóa ra coi
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng”
Việc lặp lại như vậy đã đem lại giá trị biểu hiện đáng kể. Nó đã thể hiện được khát vọng cháy bỏng của chàng trai luôn muốn được gần gũi bên cạnh người yêu, thỏa nỗi nhớ niềm thương mà chàng dành cho người yêu.
Trên đây chính là những biện pháp nghệ thuật truyền thống quen thuộc trong ca dao yêu thương, tình nghĩa nói riêng và ca dao Việt Nam nói chung.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-mot-so-bien-phap-nghe-thuat-thuong-gap-trong-ca-dao-yeu-thuong-tinh-nghia-c37a925.html#ixzz73tFWSXdn
Trả lời
Bốn bài ca dao trên đều đế lại ấn tượng khá sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài nội dung tư tưởng sâu sắc, còn nhờ vào các biện pháp nghệ thuật:
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có giá trị biểu cảm cao. Nhiều bài ca dao sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh để làm nổi bật được tình cảm yêu thương gia đình, so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…).Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.dựa vào "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" hãy trả lời:
- Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài
- Ý nghĩa bút pháp nghệ thuật
- Khái quát nội dung của bài
tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong 2 câu thơ sau ? nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy
trái em thao thức một mối tình mối tình nói hay mối tinh chưa ngỏ
Biện pháp nhân hóa: trái tim em "thao thức"
Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc vớ người đọc
+ Khắc họa rõ nét tâm trạng bối rối của người con gái trong tình yêu
tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong 2 câu thơ sau ? nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật ấy
trái em thao thức một mối tình
mối tình nói hay mối tinh chưa ngỏ
Biện pháp nhân hóa: trái tim em "thao thức"
Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc vớ người đọc
+ Khắc họa rõ nét tâm trạng bối rối của người con gái trong tình yêu
Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao hài hước.
Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:
+ Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập
+ Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao
+ Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm
+ Tạo nhiều liên tưởng độc đáo
Ca dao, dân ca thường sử dụng nghệ thuật truyền thống. Con hãy cho biết:
- Thể thơ và mô típ ca dao thường sử dụng là gì?
- Biện pháp nghệ thuật nào ca dao thường xuất hiện trong ca dao?
- Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ như thế nào?
3. Lấy ít nhất 03 bài ca dao để làm rõ cho câu (a), (b).
- Thể thơ: Lục bát
- Mô típ: Thân em,...
- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, Hoán dụ, nhân hóa
- Ngôn ngữ: giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng sâu lắng, thấm đẫm, hiện thực.
3. Ba bài ca dao :
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu.
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.