Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Bảo Kiều Vy
Xem chi tiết
Hoangd Dương
26 tháng 10 2018 lúc 7:45

1. Mở bài: Giới thiệu qua về nơi em được đến đó là Hải Dương (trong kì nghỉ hè)

2. Thân bài:

- Không gian, thời gian: đường về thế nào? (sạch, đẹp và rợp bóng cây).

- Miêu tả những nét đẹp cơ bản nhất của quê: cây đa đầu làng, bến nước…

- Những kỉ niệm thân thuộc thuở nhỏ: cây cầu tre là nơi chúng tôi hay chơi ai đi nhanh hơn, cánh đồng là nơi chăn trâu, thả diều.

- Xúc cảm khi về quê cũng như lúc chia tay: lúc đến cảm xúc vui sướng vì ở quê rộng rãi, thoải mái và nhiều hoa quả trong vườn; khi về thì lưu luyến, không muốn xa.

3. Kết bài: Thể hiện tình cảm sâu nặng đối với quê hương

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
26 tháng 10 2018 lúc 7:47

BẠN THAM KHẢO NHA

Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:

-   Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.

Em phụng phịu:

-   Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!

Cậu vui vẻ cười:

-   Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!

Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.

Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.

Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...

Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!

Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!

Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.

Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!



TÍCH TỚ NHA

Đặng Quang Diễn
26 tháng 10 2018 lúc 8:16

Đề bài: Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa.

Mục đích, yêu cầu

– Chuyện được kể có thật trong cuộc sống. Các em chú ý yêu cầu của đề: kể lần đầu tiên được đi chơi xa. Cái lần đầu tiên ấy chắc sẽ khiến em có nhiều ấn tượng và nhớ mãi. Còn “xa” là khoảng cách từ nhà em đến nơi được đi chơi. Khoảng cách này tuỳ thuộc chuyến đi, tuỳ thuộc hoàn cảnh đi chứ không chỉ là độ dài không gian.

– Kể loại truyện này cũng chính là tường thuật một chuyến đi, vì vậy bố cục sẽ theo mạch thời gian diễn ra sự việc từ bắt đầu đến kết thúc. Khi kể, các em cần miêu tả người, cảnh cho câu chuyện thêm sinh động.

Dàn bài

Mở bài:

– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

Nguyen Kieu Tram
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Triết
28 tháng 3 2020 lúc 10:08

daubanoi! Khodocqua =))))

Khách vãng lai đã xóa
Phương Thảo
30 tháng 11 2016 lúc 18:32

Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm

Trần Ngọc Định
30 tháng 11 2016 lúc 19:08

Bài tùy bút viết về cốm – Một thứ quà làm từ lúa non rất phổ biến ở miền Bắc, đặc biệt nơi làm cốm ngon nổi tiếng là cốm làng Vòng ở Hà Nội.

 

TRINH MINH ANH
30 tháng 11 2016 lúc 20:45

Bài tùy bút nói về một thứ quà của lúa non: Cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng

Dinh Cong Trung
Xem chi tiết
BLACKPINK IN YOUR AREA
13 tháng 4 2019 lúc 21:30

nếu con người cố gắng,rèn luyện trong học tập thì mình có không giỏi cũng trở thành giỏi, tất cả đều nhờ ra sức luyện như thế nào(nó giống như câu:có công mài sắt có ngày nên kim)
TICK NHA!!!

Nguyen
14 tháng 4 2019 lúc 7:42

Nhà bác học Ê-đi-xơn đã có câu “Thiên tài chỉ có 1% là sự thông minh, còn 99% còn lại là sự nỗ lực và rèn luyện”. Quả thực, trong cuộc sống, không ai vừa sinh ra đã có cho mình sự thông minh, mà ai cũng cần phải trải qua một quá trình tu dưỡng rèn luyện. Vậy nên, dù cho năng lực của bạn có hạn chế đến đâu thì chỉ cần bạn có sự nỗ lực, bạn sẽ thành công, giống như ông cha ta đã có câu “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Ở đây, “dốt” có thể hiểu là sự hạn hẹp trong cách suy nghĩ, đứng trước một vấn đề nào đó, không có khả năng giải quyết, không thông minh, không nghĩ ra được những ý tưởng mới mẻ nào. Tuy nhiên, ông cha ta lại khẳng định “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” tức là dù bạn có kém cỏi, không có năng lực như những người khác, nhưng nếu bạn “học lâu” hay chính là chăm chỉ, nỗ lực học tập những gì mà bạn chưa tốt, trải qua thời gian, chắc chắn bạn sẽ hiểu được và có được năng lực như bao người để đi đến thành công. Quan niệm trên của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Tại sao lại như vậy? Trước hết cần phải hiểu, không có chặng đường thành công nào là trải đầy hoa hồng, cũng không có một điều gì trong cuộc sống này là dễ dàng vượt qua, vẫn luôn có những khó khăn, thử thách là những “bài toán khó” khiến con người phải trăn trở, suy nghĩ. Chẳng ai là có thể ngay lập tức băng qua được tảng đá lớn để đi tiếp nếu như không có cách để vượt qua. vforum.vn Tiếp đến, năng lực của mỗi người là khác nhau, nhưng có một điểm chung là ai cũng cần có một khoảng thời gian nỗ lực, rèn luyện, học tập thì mới có thể tích lũy được năng lực ấy. Do đó, mỗi người đều cần phải học tập, tu dưỡng thì mới có thể đi đến được thành công. Nếu anh “dốt”, nhưng anh lại chỉ ham chơi, lười biếng, không chịu học hỏi, không có sự cần cù thì anh vĩnh viễn cũng chẳng đạt được điều mà mình mong muốn, vì thành công chẳng bao giờ tự tìm đến và con người mới chính là người đi tìm thành công ấy. Dù cho năng lực của bạn giới hạn, bạn không thông minh, không tài giỏi nhưng ông cha ta đã có câu “Cần cù bù thông minh”, chỉ cần bạn biết cố gắng, chăm chỉ hết mình, đặt ra mục tiêu và quyết tâm vì mục tiêu ấy, bạn sẽ thành công và được mọi người xung quanh công nhận. Kiên trì, nhẫn nại, hết mình là những đức tính mà mỗi người cần có nếu muốn đi tới cuối con đường, nơi ánh sáng thành công đang lấp lánh. Đặc biệt là trong xã hội phát triển hôm nay, đòi hỏi những con người biết chăm chỉ, không ngừng học hỏi những cái hay, cái mới để góp phần cống hiến cho dân tộc, đưa đất nước ta phát triển. Lời dạy của ông cha ta thật giá trị và còn vẹn nguyên suốt đời, nó là một bài học hữu ích cho bất kỳ ai, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay.

đức hiếu đỗ
Xem chi tiết
Luyện Văn Thịnh
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 12 2020 lúc 21:25

Đơ à !!!

Sao lại lấy bài Ngữ Văn 8 Tập 2???

Nguyễn Văn Thắng
Xem chi tiết
Vũ Thị Thu Nguyệt
16 tháng 9 2017 lúc 11:43

trong khi chồng đi lính , vũ nương chỉ bóng mk trên vách bảo là cha đản vì khi đản sinh ra đã không nhìn thấy mặt cha nàng làm thế để trong tâm hồn con vẫn có cha ,con sẽ nghĩ rằng cha thương con và hằng đêm vẫn về thăm con và vs nàng cũng cảm thấy đỡ nhớ chồng hơn.chi tiết cái bóng hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương yêu con và thương nhớ chồng.việc đưa yếu tố kì ảo vào chuyện làm hoàn thiện vẻ đẹp của vũ nương và làm cho câu chuyện kết thúc có hậu.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 10 2023 lúc 15:05

Bài tùy bút giúp em hiểu ra rằng, hát ru không chỉ là một loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà nó còn là giai điệu của quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp. Tiếng hát vang lên là cả quê hương yêu dấu hiện ra trước mắt, khiến người nghe không khỏi nhớ, mong chờ và trân trọng những kỷ niệm, hình ảnh của quê hương mình. Một quê hương bình dị với tiếng hát ru hòa với tiếng võng mỗi buổi trưa hè cũng đủ khiến ta ấm lòng tại phương xa. Vì vậy, nó không chỉ là tình yêu quê hương thắm thiết mà mở rộng ra nó còn là tình yêu đất nước tha thiết, yêu từng giá trị văn hóa dân tộc.

nguyen nho bang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
25 tháng 12 2018 lúc 17:10

Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì?

Biểu hiện sự suy sụp của nhà Trần trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và mâu thuẫn xã hội sâu sắc làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân, nông nô, nô tì. Từ đó hiểu và nêu lên được cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội cuối thế kỉ XIV. Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.