Những câu hỏi liên quan
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
8 tháng 5 2017 lúc 21:18
A. Các dạng câu thường gặp: I. Câu bị động đặc biệt: 1.Câu bị động với think/believe/say…:

a,
+CĐ: S (People, They,…..) + say/think/believe…+ that +………
-BĐ: S + is/am/are + said/thought/believed…+ to V…………
It + is/am/are + said/thought/believed… that +…………

b,
+CĐ: S (People,They,…..) + said/thought/believed…+ that….
-BĐ: S + was/were + said/thought/believed…+ to have + V(pII)
It + was/were+ said/thought/believed… that +…………

Eg: - People believe that 13 is an unlucky number.
=> 13 is belived to be an unlucky number.
=> It is believed that 13 is an unlucky number.

- They thought that Mai had gone away.
=> Mai was thought to have gone away.
=> It was thought that Mai had gone away.

2. Câu bị động với “have”:

+CĐ: S + have/has/had + sb + V + st+ …….
-BĐ: S + have/has/had + st + V(pII) + (by sb)...

Eg: I had him repair my bicycle yesterday.
=> I had my bicycle repaired yesterday.

3. Câu bị động với “get”:

+CĐ: S + get/gets/got + sb + to V + st +…….
-BĐ: S + get/gets/got + st + V(pII) + (by sb)...

Eg: I got him to repair my car last week.
=> I got my car repaired last week.

4. Câu bị động với “make”:

+CĐ: S + make/made + sb + V + st +……
-BĐ: S (sb) + is/are//was/were made + to V+ st +……

Eg: The step mother made Littele Pea do the chores all day.
=> Littele Pea was made to do the chores all day.

5. Need:

+CĐ: S + need + to V+ st +……..
-BĐ: S (st)+ need + to be V(pII).
S (st)+ need+ V-ing.

Eg: You need to cut your hair.
=>Your hair need to be cut.
=> Your hair need cutting. II. Câu trực tiếp, gián tiếp: A, Các dạng câu chuyển gián tiếp:

1. Câu mệnh lệnh, yêu cầu:

- Câu mệnh lệnh, yêu cầu có các dạng:

“(Don’t) + V +…..+ (please)”

“Will/Would/Can/Could + S + (not) +……+ (please)?”

“Would you mind + (not) + V-ing +…..?”

=>S + told/asked/warned (cảnh báo)/begged (cầu xin)/ordered (ra lệnh)/reminded (nhắc nhở)+ O
+ (not) toV…

Eg: “Listen carefully” The teacher said to us.
=>The teacher told/asked us to listen carefully.

“Don’t make noise, Jim” The perfect said.
=>The perfect ordered Jim not to make noise.

“Would you mind putting out your cigarette?”- said a woman.
=>A woman reminded me to put out my cigatette.

*Câu yêu cầu với động từ tường thuật “asked” có dạng:

“I’d like+……..”
“Can/Could I have+……..”

Khi chuyển gián tiếp ta áp dụng công thức:
S+asked(+O)+for+st+…..

Eg: In the café,the man said: “I’d like a cup of tea”.
=>The man asked for a cup of tea.

2. Lời khuyên:
- Lời khuyên có các dạng:

“S+should(not)/ought (not) to/had better(not)+V+……..”

“Why don’t you+V+…….”

“If I were you, I would+V+…….”

=>S1+said+(to+O)+that+S2+should+V+…….

=>S+advised/encouraged(khuyến khích)+ O+to V+…….

Eg: “You should run faster” The teacher said.
=>The teacher said that I should run faster.
=>The teacher advised me to run faster.

“Why don’t you take off your coat?” She said.
=>She advised me to take off my coat.

“If I were you,I would stop smoking” He said.
=>He advised me to stop smoking.

“Go on,apply for the job”Mrs.Smith said.
=> Mrs.Smith encouraged me to apply for the job”

3. Câu trần thuật:

Câu trần thuật có dạng: “S+V(s/es/ed/pI/pII)+…….”
=>S+said+that+S+V(lùi thì)+………

Eg: “I will have an important contest tomorrow.”She said.
=>She said that she would have an important contest the next day.

4. Câu hỏi:
a, Yes/No questions:

Yes/No question có dạng: “Trợ động từ+S+V+…..?”
=>S1+asked+O+if/whether+S2(O)+V(lùi thì)+……

Eg: “Do you like SNSD?” Seohyun said to Kyuhyun.
=> Seohyun asked Kyuhyun if/whether he liked SNSD.

b, Wh questions:
Wh questions có dạng: “Wh+trợ động từ+S+V+…..?”
=>S1+asked+O+Wh+S2(O)+V(lùi thì)+…….

Eg: “Where will you go tomorrow?” She said.
=>She asked me Where I would go the next day.

5. Lời mời, gợi ý:
a, Lời mời:

Lời mời có dạng: “Would you like+Noun/toV+……?”
=>S+invited+O+toV+……

Eg: “Would you like to come to my birthday party”Su said to Seohyun.
=> Su invited Seohyun to come to his birthday party.

b, Lời gợi ý:
Lời gợi ý có dạng:

“Let’s+V+…..!”= “Shall we+V+…..?”
“What/How about + V-ing/N +……?”
“Why don’t we/you+ V+….?”

* Nếu chủ ngữ tham gia vào hành động.( “Let’s + V +…..!” ; “Shall we + V +…..?” ;
“What/How about + V-ing/N +……?” “Why don’t we +V+….?”):
=>S + suggested + V-ing +……

* Nếu chủ ngữ không tham gia vào hành động mà chỉ gợi ý cho người khác.( “Why don’t
you+V+….?”)
=>S1 + suggested + that + S2 + should + V +……

Eg: “Let’s go to the movies” The boy said.
=>The boy suggested going to the movies.

“Why don’t you go out for a drink?” Trung said to Nga.
=>Trung suggested that Nga should go out for a drink.

c, Những câu có dạng:

“I’ll+V+…..+if you like.”
“Shall/Can/Could I+V+….?”
“Would you like me+toV+…..?”

Khi chuyển gián tiếp ta sử dụng động từ tường thuật “offered” công thức:
S+ offered + toV +…….+ if you like.

Eg: “Would you like me to finish the work tonight?
=>I’ll finish the work tonight if you like.
=>I offered to finish the work tonight if you like.

“I’ll do your housework for you if you like” She said.
=>She offered to do my housework for me if I liked.

6. Câu cảm thán:
- Câu cảm thán có dạng:

“What + (a/an) + adj + Noun!”
“How + adj + S + V!”
=>S1+exclaimed+that+S2+V/be(lùi thì)+……..

Eg: “What a lovely teddy bear!” The girl said.
= “How lovely the teddy bear is! The girl said.
=>The girl exclaimed that the teddy bear was lovely.

7. Lời nhắc nhở:

“Remember…” Khi chuyển sang gián tiếp ta áp dụng cấu trúc sau:
“Don’t forget…” S + reminded+ sb+ toV+….

Eg: She said to me; “Don’t forget to ring me up tomorrow evening”
=> She reminded me to ring her up the next eveining.

8. Sự đồng ý về quan điểm như: all right, yes, of course (áp dụng cấu trúc sau):

S + agreed + to V…

Eg: “All right, I’ll wait for you” He said.
=> He agreed to wait for me.

9. Câu trực tiếp diễn tả điều mong muốn như: would like, wish. Khi chuyển gián tiếp áp dụng cấu trúc:

S + wanted + O + to V+…

Eg: “I’d like Trung to be a famous person.”Trung’s English teacher.
=> Trung’s English teacher wanted him to be a famous person.

10. Từ chối:

S + refused + to V +…

Eg: ‘No, I won’t lend you my car”
=> He refused to lend me his car.

11. Lời hứa:

S + promised to V+…..

Eg: ‘I’ll send you a card on your birthday”
=> He promised to send me a card on my birthday.

12. Cảm ơn, xin lỗi:

a, Cảm ơn: S + thanked (+O) (for+V-ing/st) +…..

Eg: “It was nice of you to help me. Thank you very much,” Tom said to you.
=>Tom thanked me for helping him.

b, Xin lỗi: S+ apologized (+to O) + for (+not) + (V-ing/st) +…….

Eg: “I’m sorry I’m late,” Peter said.
=>Peter apologized for being late.

13. Chúc mừng:

S + congratulated + O + on + V-ing/st+……

Eg: John said, “I heard you received the scholarship. Congratulations!”
=> John congratulated me on receiving the scholarship.

14. Mơ ước:

S + dreamed + of + V-ing/st+..…

Eg: “I want to pass the exam with flying colours,” John said.
=> John dreamed of passing the exam with flying colours.

“I’ve always wante to be rich, ” Bob said .
=> Bob had always dreamed of being rich.

15. Một số câu cần nhớ:

- She said, "Curse(nguyền rủa) this dog!" =>She cursed the dog.

- She said, "Luck!" => She wished me luck.

- She said, "Thank you very much!" => She thanked me very much.

- She said, "Congratulations!" => She congratulated me.

- She said, "Traitor(kẻ phản bội)/Liar(kẻ dối trá)!" => She called me a traitor/liar.

- She said, "Happy Christmas!" => She wished me a happy Christmas.

- She said, "Hell!(chết tiệt)" => She swore(chửi rủa).

- The notice said: "Welcome to Edinburgh" => The notice welcomed visitors to Edinburgh.

- "Good!" he exclaimed => He gave an exclamation of pleasure/satisfaction.

- “Ugh(Ối;Eo ơi)!" she exclaimed, and turned the programme off => With an exclamation of disgust(làm phẫn nộ) she turned the programme off.

- “Hello John”She said. => She greeted John.

16. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp: (mixed forms in reported speech)

Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán:

Eg:

1. He said, “Can you play the guitar?” and I said “No”
He asked me if I could play the guitar and I said that I couldn’t.

2. “I don’t know the way. Do you? He asked.
He said that he didn’t know the way and asked her if she knew it.

3. “I’m going to shopping. Can I get you something? She said
She said that she was going to shopping and asked if she could get me anything.

4. “Hello Seohyun!Where are you going now?” Su said.
Su greeted and asked Seohyun Where she was going then.
Nguyễn Thị Thanh Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Bình
20 tháng 9 2020 lúc 8:17

Giúp mk với ạ 

Khách vãng lai đã xóa
Hàn Băng Dii
20 tháng 9 2020 lúc 8:33

Em mới bắt đầu vào lớp 8 hihi

Khách vãng lai đã xóa
Thư Hoàng
20 tháng 9 2020 lúc 8:36
1.     Vật thể, chất.

-         Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian. Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

-         Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

-         Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

Tính chất vật lý: Trạng thái (R,L,K), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (t0s), nhiệt độ nóng chảy (t0nc), khối lượng riêng (d)…Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác…2.     Hỗn hợp và chất tinh khiết.

-         Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.

-         Hỗn hợp gồm có 2 loại: hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

-         Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

-         Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.

-         Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học…

3.     Nguyên tử.Định nghĩa: Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chấtCấu tạo: gồm 2 phầnHạt nhân: tạo bởi 2 loại hạt: Proton và Nơtron

-         Proton: Mang điện tích +1, có khối lượng 1 đvC, ký hiệu: P

-         Nơtron: Không mang điện, có khối lượng 1 đvC, ký hiệu: N

Vỏ: cấu tạo từ các lớp Electron

-         Electron: Mang điện tích -1, có khối lượng không đáng kể, ký hiệu: e

Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra.

+ Lớp 1: có tối đa 2e

+ Lớp 2,3,4… tạm thời có tối đa 8e

Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ)

4.     Nguyên tố hoá học.

Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân

Những nguyên tử có cùng số P nhưng số N khác nhau gọi là đồng vị của nhau

5.     Hoá trị.

Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử

Quy tắc hoá trị:

 ta có: a.x = b.y

(với a, b lần lượt là hoá trị của nguyên tố A và B)

6/  :  Công thức hóa học

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hay nhiều KHHH và chỉ số ở chân mỗi KHHH.

      Công thức hóa học của đơn chất:

            Tổng quát:  Ax. Với A là KHHH của nguyên tố.

                                                 X là chỉ số, cho biết 1 phân tử của chất gồm mấy nguyên tử A.

            *Với kim loại x = 1 ( không ghi ) – ví dụ: Cu, Zn, Fe, Al, Mg, …

            *Với phi kim; thông thường x = 2. ( trừ C, P, S có x = 1 ) -  Ví dụ: 

      Ý nghĩa của công thức hóa học: CTHH cho biết:

                1. Nguyên tố nào tạo nên chất.

                2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.

                3. PTK của chất.

7/ Sự biến đổi chất:

 Hiện tượng vật lí: Là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. 

 Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. 

8/ Phản ứng hóa học : là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.

   * Chất ban đầu ( chất tham gia) là chất bị biến đổi trong phản ứng.

   * Chất mới được tạo ra là sản phẩm.

   * Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình chữ như sau:

Tên các chất phản ứng à Tên các sản phẩm

9/Định luật bảo toàn khối lượng :

             Trong một PỨHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chấ tham gia phản ứng.                  

10/Tính chất của oxi:

10.1/ Tính chất vật lí của Oxi:

            Khí Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn khôngkhí; hóa lỏng ở -1830C, Oxi lỏng có màu xanh nhạt.

10.2/ Tính chất hóa học của Oxi:

  a)Tác dụng với phi kim:

+ Với lưu huỳnh:   Lưu huỳnh cháy trong không khí hoặc trong Oxi với ngọn lửa nhỏ, có màu xanh nhạt, tạo ra khí Lưu huỳnhđioxit (SO2) & rất ít Lưu huỳnh trioxit (SO3).

+ Với Photpho:  Phôtpho cháy mạnh trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tạo ra bột khói trắng tan được trong nước. Bột trắng đó là Điphôtphopentaoxit P2O5

b)Tác dụng với kim loại:   Sắt cháy trong không khí hoặc trong Oxi sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là sắt(II, III) oxit Fe4O4 (sắt từ oxit)

a)      Tác dụng với hợp chất:   Khí Metan cháy trong không khí hoặc trong Oxi  tỏa nhiều nhiệt.

Khách vãng lai đã xóa
Châu Hoàng Nam
Xem chi tiết
Quang Nhân
9 tháng 4 2017 lúc 20:46

Mình cũng đang cần nè bạn

Hoàng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
27 tháng 11 2016 lúc 17:04

Mk ko cần bài thành ngữ nữa, các bạn giúp mk bài" Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Minh Thư
1 tháng 12 2016 lúc 10:26
Câu 1:a. Bài văn viết về bài ca dao : Đêm qua ra đứng bờ ao.b. Ghi lại bài ca dao :“Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao maiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng giải Ngân HàChuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”.Câu 2:

-Tưởng tượng : Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh ánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

-Liên tưởng :..một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.

-Hồi tưởng : Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ…đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

-Suy ngẫm :

+Thì ra cái vùng sao như cát….da diết vô cùng.

+Lại con sông Tào Khê…cũng thấy như thế.

Chúc bạn học tốt!

Mai Phương
Xem chi tiết
Bồng Bông cute
10 tháng 4 2016 lúc 17:34

chị vào trang soanbai.com xem là có.vui

Mai Phương
10 tháng 4 2016 lúc 22:43

Mik đã vào rồi nhưng ko có 

đỗ thành đạt
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
11 tháng 12 2016 lúc 15:10

Lớp 9?Mình muốn giúp nhưng mà chưa học đến mức đấy!

Nguyễn Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
11 tháng 6 2018 lúc 20:25

Nội dung chính

1. Đọc hiểu văn bản2. Tiếng việt3. Tập làm văn1. Đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản ở THCS có yêu cầu cao hơn so với việc tập đọc ở chương trình tiểu học, nên lên lớp 6 phân môn tập đọc ở lớp 5 được thay đổi bằng đọc hiểu văn bản. Đồng thời so với lớp 5 thì phân môn đọc hiểu văn bản yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung của các văn bản, nắm chắc được thể loại văn bản, chỉ ra được các nét đặc sắc nghệ thuật.

Các văn bản trong chương trình lớp 6 sẽ được học theo các chuyên đề chính sau:

– Văn học viết: được học các tác phẩm truyện hiện đại gắn liền và quen thuộc với đời sống như: bài học đường đời đầu tiên, sông nước Cà Mau, vượt thác, bức tranh của em gái tôi, buổi học cuối cùng, cây tre Việt Nam, Cô Tô,… và tác phẩm thơ về cách mạng như: đêm nay Bác không ngủ, Lượm. Các tác phẩm văn học này gần gũi với cuộc sống, đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc mới mẻ.

– Văn bản nhật dụng: văn bản này nói về những vấn đề trong cuộc sống: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, động Phong Nha.

– Văn học dân gian: được học các thể loại như: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười với các truyện tiêu biểu như: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm, treo biển, lợn cưới áo mới…

 2. Tiếng việt

Nếu ở lớp 5 ở phân môn này có tên gọi là luyện từ và câu thì lên lớp 6 phân môn sẽ được gọi là tiếng việt. Sở dĩ gọi là phân môn tiếng việt vì ngoài việc học luyện từ và câu thì các em còn được học thêm các đoạn văn và câu chuyên sâu hơn.

Cụ thể trong chương trình văn lớp 6 học sinh sẽ được học các kiến thức về từ và câu sâu hơn, kỹ hơn.

– Từ loại: Ôn lại các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, được học thêm kiến thức về cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Làm quen với các phó từ, chỉ từ, số từ, lượng từ.

– Ý nghĩa của từ: các hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

– Câu: Tìm hiểu kỹ hơn về câu trần thuật, câu cảm thán.

– Biện pháp nghệ thuật: Ôn tập lại các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, lặp từ, đảo ngữ, học thêm các biện pháp tu từ mới như ẩn dụ, hoán dụ.

 3. Tập làm văn

Tiếp tục kế thừa tập làm văn của lớp 5 với hai dạng văn là văn tự sự và văn miêu tả. Tuy nhiên trong hai dạng này mức độ yêu cầu cao hơn.

– Văn tự sự: Tìm hiểu chung về văn tự sự, nhân vật và sự việc trong tự sự, cách làm bài văn tự sự, cách viết đoạn văn, bài văn tự sự (mở bài, thân bài, kết bài), ngôi kể lời kể, lời nói trong văn tự sự, luyện nói văn tự sự.

-Văn miêu tả: Tìm hiểu chung về văn miêu tả, quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả, phương pháp tả cảnh…

– Ngoài ra chương trình văn 6 còn được học loại văn bản mới đó là hành chính công vụ với hình thức là viết đơn: cách viết đơn và sửa lỗi.

gem227
11 tháng 6 2018 lúc 20:28

Văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian , một loại nghệ thuật không chuyên. 

-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát... 

- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn taị cố định ( tồn taị bằng văn tự ), tồn taị hiện ( tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn taị bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp. 

-.Tính tập thể của văn học dân gian mang dac trung truyen thong dan toc 

Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian. 

Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm 

Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốngiùp nghệ nhân dân gian ứng tác( sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống 

- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến ( gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm ) , tính truyền miệng , tính vô danh . 

-Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân : 

Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội...Từ đặc trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.

Chúc bạn học tốt nha !!!

Kagome Higurashi
11 tháng 6 2018 lúc 20:28

chỉ k được 1 lần thôi má ơi, chiêu này xài xa xưa rồi. Đố ai k được 3 lần đấy Tích tích ~ Bạn ko được k lần thứ 2 Hể ?!

Đỗ Đức Hà
Xem chi tiết
Vu Manh Hieu
Xem chi tiết
Songoku Sky Fc11
31 tháng 7 2017 lúc 18:48

Toán lớp 7 - Tổng ôn tập kiến thức đại số 6 - YouTube

Clip ghi nhớ kiến thức Đại số 7 chương 1 phần 1[Toán 7] [Toan15b] - YouTube

k nhé

Vu Manh Hieu
31 tháng 7 2017 lúc 19:02

? minh nhờ tổng hợp lại kiến thức đại số 7 mà dòng đầu lại là ôn tập kiến thức đại số 6