Những câu hỏi liên quan
Trần Ngọc Bảo Vy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
10 tháng 10 2016 lúc 14:45

Mình tự làm đó! Các bạn góp ý cho mình nhé! Mỏi tay quá

Mỗi loài hoa mang một vẻ đẹp riêng: hoa hồng mang vẻ đẹp kiêu hãnh, hoa cúc mang vẻ đẹp của mùa thu mát mẻ, ... nhưng hoa sen lại mang một vẻ đẹp tao nhã. Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Hoa sen có 8 cánh, bao bọc lấy nhị vàng tượng trưng cho sự đoàn kết, yêu thương con người, lá lành đùm lá rách của nhân dân ta. Hoa sen có màu sắc giản dị, thân thuộc, một chút phớt hồng trắng trên những cánh hoa mang đến cho ta cảm giác gần gũi, thân thương. Thật là hạnh phúc khi mỗi sáng được tận hưởng hương thơm của sen hồng. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Hoa sen tuy gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn, hoa sen mang một hương thơm dịu ngọt của đòng quê, làng ruộng. Nếu ai đã từng gắn bó với làng quê thì chắc phải nhớ những buổi sáng sớm còn tờ mờ sương mai, chèo thuyền ra đón những bông sen còn phảng phất trong màn sương mờ ảo, để rồi lấy những hạt sen vàng, thơm ngát của quê hương, dòng sữa mẹ. Hoa sen không chỉ mang vẻ đẹp bình dị mà nó còn tượng trưng cho cả 1 đất nước, 1 dân tộc hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Con người hiền hoà, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau chính là truyền thống tốt đẹp và quý báu của nhân dân ta được thể hiện qua từng vẻ đẹp của sen hồng. Sen đã trở thành vẻ đẹp cao quý cho toàn thể một đất nước thịnh trị, thái bình. Tại sao chúng ta phải yêu sen, tại sao chúng ta phải giữ gìn một loài cây ở ngoài bùn, tại sao chúng ta phải trân trọng những gì mà sen ban tặng cho ? Qua những câu văn trên thì chắc hẳn bạn đã biết vì sao rồi chứ ! Tôi yêu hoa sen hơn bao giờ hết!

Bình luận (6)
Linh Phương
10 tháng 10 2016 lúc 19:13

   Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh, hoa hồng bạch ngây thơ và duyên dáng hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa Sen lòng độ lượng bác ái từ bi.

       Tuy sống ở bùn nhưng hoa vẫn mang trên mình vẻ đẹp thuần thiết. Tôi yêu hoa Sen nó giản dị nhưng toát lên được nét giản dị của làng quê. Mùa hè của những đóa Sen khoe sắc từ khi còn chúm chím những cánh hồng đến khi xòe những cánh Sen mượt mà. Tấm áo hồng nhạt xen với nhị hoa vàng, tỏa hương thơm ngan ngát. Hoa tươi thắm rực rỡ trên nền áo xanh như những chiếc mũ tai bèo trôi trên từng làn gió đẫm ánh nắng.Ôi chao! vẻ đẹp ấy quyến rũ lòng người. Nhắc đến hoa Sen đâu ai thể quên người đã ra đi tìm đường cứu nước. Với mái lều tranh và đầm Sen trước nhà.

     " Trong đầm gì đẹp bằng Sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

      Nhị vàng bông trắng lá xanh

   Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "

  Mặc dù sống ở bùn hôi tanh nhưng đâu ai biết nó có vẻ đẹp ra sao. Con chúng chúng ta cũng vậy, những người biết tu dưỡng thì dù có ở đâu đi chăng nữa cũng sẽ có một sức mạnh vô song. Tuổi thơ của mỗi con người gắn liền với cây da, cây tre. Có lẽ tôi yêu hoa Sen không chỉ vởi vẻ đẹp của nó mà còn mang đậm dáng người con gái ngày xưa, người con gái làng quê bao giờ cũng là đẹp nhất vì sắc đẹp đó đã được thiên nhiên ban tặng.

   Mỗi buổi sớm ban mai khi trên những chiếc lá đã đọng đầy những giọt sương của tinh túy đất trời. Người dân quê tôi thường dậy lúc 5h sáng để lấy những giọt sương hay lấy những bông hoa về đem ra chợ bán. Cứ vào mồng một chợ quê tôi lại xôn xao ra chợ mua những đóa sen về để trưng bày. Sen không chỉ dùng để trưng bày mà còn dùng để làm thuốc. tâm sen dùng để chữa bệnh, dùng để gói bánh cốm.Cái nong của mùa hạ sẽ tan sẽ tan ra khi được một cốc trà sen. Ôi mới nhắc đến thôi mà tôi lại nhớ đến vị đắng ngọt của trà rồi. Hoa Sen đã trở thành hình ảnh Việt Nam trên bầu trời cao. Hãng hàng không Vietnam Airline đã bay trên khắp thế giới để giới thiệu về đất nước Việt Nam.

    Đúng thế, sen đẹp hương lại ngát thơm. Dùng trong hoàn cảnh nào Sen cũng chứa trong đó sự thuần khiết, cao đẹp. Nó là biểu tượng của phẩm chất và nét đẹp của người Việt Nam.

Chúc bạn học tốt!

 

Bình luận (5)
TRINH MINH ANH
10 tháng 10 2016 lúc 19:33

Bài văn của 2 bạn hay thiệt!!Đúng là mình cần phải học hỏi và mong 2 bạn chỉ giáo cho nha!!!

Bình luận (0)
   凸(¬‿¬)凸 ๖ۣۜMika
Xem chi tiết
   凸(¬‿¬)凸 ๖ۣۜMika
13 tháng 10 2016 lúc 15:16

các bạn viết 1 bài văn về cây tre nhà mình cần gấphehe

Bình luận (0)
Em Đức Chinh
13 tháng 10 2016 lúc 19:47

me too

Bình luận (0)
Linh Phương
14 tháng 10 2016 lúc 11:16
     Đây là một bài mẫu còn nếu bạn cần thì tớ có thể cho bạn lick bài hoa Sen tớ đã làm. 

Trên khắp đất nước bao la, nơi nào cũng có một chút đầm hồ là nơi ấy có một loài hoa quy, ai cũng yêu mến, nhất là trẻ con. Cây hoa ấy giống như một con nhà nghèo sống lam lũ trong đất bùn nhưng không chịu hèn kém mà vẫn cao sang, vừa xinh đẹp vừa sẵn sàng chia sẻ hết mình cho người khác.

Từ bao giờ nhỉ? Từ cụ kị ông bà cho đến cha mẹ và nay là chúng ta, vẫn gặp hoa sen. Giông tố không làm hoa sợ, nắng gắt hoa vẫn cứ tươi cười. Mới nhú lên hoa là chiếc ngòi bút. Khi nở xòe là mặt trời không tỏa nắng làm cho thôn làng thơm tho như được xức một thứ nước hoa của trời đất kết thành.

Màu hồng thắm gọi là "màu cánh sen" thật riêng biệt. Không chói chang cũng không nhợt nhạt, hình như chỉ đủ lòng ta xao xuyến bâng khuâng mỗi khi nhớ về quê hương có những đầm sen lá xanh bông trắng, bông hồng.

Có ai khi bé không thích được  một bông hoa sen. Màu đẹp, hương thơm. Ngắt cánh hoa làm con thuyền mơ tưởng đến xứ sở thần tiên, cái nhị vàng buộc chỉ thả xuống, nó xóc như một người đang biểu diễn xiếc. Gương sen non hạt còn rỗng, đập vào trán kêu cái bép mà chơi đố nhau rồi thong thả đưa nó vào hàm răng sún mà nhai, như nhai cả nắng gió thoang thoảng cái mùi hương trên đồng xanh và bàng bạc ánh trắng cùng màu hoa đã vào hồn ta nhìn năm vẫn mới.

Hạt già của sen thường được làm mứt ngày tết. Lá thưởng để gói xôi hoặc gói cốm. Chiếc ngó sen suốt đời bí mật trong bùn cũng trở thành thuốc bổ, thuốc an thần. Nhị trắng nho nho như những hạt vừng gọi là "gạo sen" được người lớn đem ướp trà và trở thành một thứ trà quý hiếm.

Chit có đức Phật mới được ngồi trên "tòa sen" cao sang và đáng kính trọng. nói cách khác, hoa sen là một loài hoa mọc ở chỗ bùn đất tầm thường trở nên cao quý.

Lạ một điều là khi ta bẻ các cuống hoa, luôn gặp những sợi tơ vương vấn. Phải chăng đó là hồn hoa, hồn cây, hồn quê hương nhắc ta đừng bao giờ quên đất mẹ, đừng quên nơi sinh thành.

Màu hoa đỏ đã thơm. Đến cái lá cũng thơm. Có một lá son che đầu trên đường đi học về là ta có một chiếc ô màu xanh, cứ ngan ngát cùng ta như người bạn, với câu ca dao:

Trog đầm gì đẹp bằng son.....

Cây tre quanh làng, cây sen trong đầm, trong ao... Quê hương ta thành nơi đẹp ngàn đời và sẽ còn là mãi mãi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:29

Sài Gòn không nóicó cơn mưa đêm vừa ghé chơi đây…Sài Gòn là thành phố giàu có, sung túc, thu hút hàng ngàn người tứ xứ đổ về sinh sống, làm ăn. Giữa chốnphồn hoa đô hội tất bật và bộn bề ấy, mưa Sài Gòn xuất hiện để làm chậm lại nh*****p sống, giúp người ngườicó thêm những phút giây ngắn ngủi để nhìn lại mình cùng bao kỉ niệm đã qua.Tuy cùng là mưa, nhưng ở mỗi vùng miền sẽ có từng đặc điểm khác nhau. Mưa phùn Hà Nội thanh thoát, nhẹ nhàng, lất phất từng hạt nhỏ xíu trắng tinh. Mưa dầm xứ Huế dai dẳng, lắm khi kéo dài mấy ngày liền. Còn mưa Sài Gòn, hễ nhắc đến thôi là ai cũng nghĩ ngay đến những trận mưa xối xả, dữ dội, nhưng chợt đến, rồi lại chợt đi. Cứ như đùa giỡn, trêu ngươi, hễ thích là mưa lại về. Những lúc hiền lành, mưa báo cho người người biết để chuẩn b*****: mây đen kìn k*****t, ùn ùn đổ về một góc trời cùng những cơn gió gào rít hung hãn. Những lúc tinh ngh*****ch, mưa chẳng hề báo trước mà đã ghé sang: một bầu trời trong vắt điểmxuyết vài áng mây trắng lững lờ trôi cùng cơn gió mát lành. Sắc trời đẹp là thế, ấy vậy mà lại mưa, mưa ào ạt. Có lẽ vì vậy mà người Sài Gòn có thói quen hễ ra đường, ngoài mũ găng, áo khoác để trốn cái nắnggay gắt thì nhất đ*****nh bên mình phải có một chiếc áo mưa. Nói là thói quen, nhưng có khi do lơ đãng, hay vì một lí do nào đó không rõ, như sáng sớm vừa mới mặc để tránh mưa chẳng hạn, nhiều người đã bỏ áo mưa ở nhà. Chỉ chờ có vậy, mưa ào xuống làm nhiều người không k*****p trở tay, ướt như “chuột lột”. Mưa xem đó là niềm vui của bản thân, cứ thế mà đỏng đảnh khiến nhiều người dù cẩn thận lắm cũng phải lao đao mấy bận…Trời Sài Gòn chợt mưa, chợt nắngEm chợt đi, chợt đến không ngờCon phố buồn, phố bổng bơ vơQuyện trong gió tiếng chuông trầm lắngNhớ những ngày còn bé xíu, tôi thích mưa rất nhiều đặc biệt là những cơn mưa lớn. Mấy đứa nhóc xóm tôi hễ thấy mưa đến là nhao nhao lên, chạy lanh quanh rủ bạn đi tắm mưa. Dĩ nhiên, tôi nằm trong số đó. Chúng tôi thỏa sức hò hét, í ới gọi nhau mà chẳng sợ hàng xóm than phiền, bởi dưới làn mưa trắng xóa, âm thanh dường như chỉ còn mỗi tiếng mưa. Trong xóm có vài nhà làm đường ống thoát nước từ sân thượng trực tiếp xuống đất. Vậy là khi mưa đến, chúng vô tình trở thành những “vòi nước cỡ lớn” – nơi chúng tôi thường tụ tập chơi đùa. Chúng tôi đổ đầy nước vào những chiếc bóng bay, buộc chặt lại làm đạn. Thế là trận chiến nước “khốc liệt” bắt đầu. Chúng tôi đỡ đạn bằng giày dép, bằng tay, thậm chí… bằng cả đồng đội. Tiếng cười trong trẻo ngày ấy hòa cùng tiếng mưa, trở thành bản nhạc âm vang mãi đếnbây giờ.Mặc dù giờ đây đã lớn, tôi vẫn không bỏ được thói quen lúc nhỏ. Còn nhớ những ngày tập bóng rổ, sau khi hứng ch*****u cái nắng thiêu đốt th*****t da hàng giờ liền, chúng tôi mệt mỏi rã rời. Khi ấy, trời bỗng đổ mưa,mang lại không khí mát mẻ dễ ch*****u. Chúng tôi lại chơi đùa cùng mưa. Mưa hắt nước sang bên này, rồi lại bên kia, cứ thế từ từ làm chúng tôi ướt sũng. Mưa gọi gió nhập cuộc. Gió thổi từng cơn rét buốt, đánh rối mái tóc chúng tôi. Tuy vậy, tôi lại chẳng thấy lạnh chút nào, có lẽ do đã quen, hoặc cũng có lẽ do niềm vui sướng hạnh phúc đang bùng cháy. Tuy biết rằng sau những lần lén ba mẹ tắm mưa thế này sẽ là những cơn cảm sốt đợi chờ, nhưng tôi vẫn không hối hận vì tôi và mưa đã trở thành đôi bạn thân.Quả thật, mưa và tôi là đôi bạn thân, rất thân. Hầu như mọi sinh hoạt, mọi kỉ niệm vui buồn của tôi đều gắn liền với mưa. Lần đầu tiên tôi b***** điểm kém, đó cũng là một ngày mưa, nhưng không phải ào ạt mà lại rất nhẹ nhàng. Mưa xoa đầu tôi, vỗ về, như thể muốn gánh hết mọi u sầu, phiền não trong tôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi thấy mưa buồn đến thế. Rồi cũng nhanh như khi mới đến, mưa tạnh hẳn. Sau khi an ủi, san sẻ cùng tôi, mưa tặng tôi một món quà tuyệt diệu: cầu vồng sau mưa. Bảy sắc màu cứ thế lung linh nơi chân trời xa vợi. Cây cối sau khi được tắm gội tràn đầy sức sống, xanh mướt một màu. Không khí cũng chẳng còn hâm hấp khó ch*****u nữa mà trở nên thoáng đãng hơn, thậm chí có phần se lạnh. Có lẽ, mưa muốn bảo tôi rằng, dù hôm nay tôi thất bại, nhưng ngày sau tôi sẽ thành công, chỉ cần tôi vững tin, đứng dậy sau khi ngã xuống để bước tiếp con đướng đã chọn. Mưa đã vực tôi dậy như thế đấy. Tuy nhiên, cũngcó nhiều lúc mưa làm tôi giận. Những khi kiểm tra, thi học kì, tôi thường phải dậy thật sớm hoặc thức khuya để học, bởi đó là quãng thời gian yên tĩnh nhất. Tuy nhiên, chỉ cần có mưa là mọi chuyện sẽ hỏng hết. Mưa rơi lộp bộp, lộp bộp từng nh*****p trên mái tôn. Gió hiu hiu thổi. Thế là cơn buồn ngủ mãnh liệt trỗi dậy. Nếu may mắn, tôi sẽ tiếp tục học được; nhưng nếu ngược lại, tôi ngủ gật luôn tại bàn để rồi hôm sau thức dậy, tôi lao đao hơn với cả đống bài tập cao gấp đôi. Nhưng cảm xúc ấy chẳng giữ được bao lâu. Mưa đến, thẹn thùng, tí tách từng giọt rơi rơi ngoài cửa sổ như muốn ngỏ lời xin lỗi, mong tôi tha thứ. Mưa phả vào phòng tôi luồng gió thơm ngát, mát d*****u mùi hương đặc trưng mà chỉ mưa mới có. Tôi khoankhoái ngắm mưa, còn cơn giận kia bay biến tự bao giờ. Nhiều người có lẽ sẽ ghét cái lạnh của mưa, ghét những khi kẹt xe và con đường ngập nước do mưa tạo thành, ghét tính thích đùa của mưa,… Nhưng với tôi thì khác. Tôi thấy mưa ấm áp và tràn đầy tình cảm, thấy những con đường kẹt xe ngập nước ấy không phải do mưa cố tình muốn vậy, thấy tính tình trẻ con của mưa mới đáng yêu làm sao. Mưa đã kéo tôi ra khỏi chuỗi ngày học tập căng thẳng để thả mình vào dòng sông của kí ức tuổi thơ, cho tôi sống lại những cảm xúc diệu kì khi còn thơ bé.

Thật sự, tôi thấy mình thật hạnh phúc khi có mưa – một người bạn thiên nhiên tuyệt vời!

Có cơn mưa nào qua đây

Sao trời trong xanh là thế…

Bạn tham khảo nha!

 

Bình luận (2)
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:34

Nếu ai đã một lần ngắm cảnh quê hương tôi vào khi cơn mưa mùa hè chợt đến rồi chợt đi thì chắc hẳn sẽ không thể nào quên được sự nhanh chóng của nó.

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.

Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút . Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường *****ắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa.

Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình.

Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.

Đây bạn nhé!

Bình luận (0)
Thảo Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:59

Mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, mùa hè là mùa của những cơn mưa đến bất chợt, mùa thu là mùa của những cánh lá rụng rơi và những cơn gió heo may, mùa đông là mùa của những cái lạnh đến thấu xương thấu thịt, và đặc biệt hình ảnh mưa xuân trong mắt em nó rực rỡ và đẹp đến vô ngần, đưa cho em nhiều cảm xúc rất tuyệt vời.

Hình ảnh mưa xuân nó thấp thoáng và thể hiện được những thiên thiên của quê hương đất trời, mùa xuân của thiên nhiên đất trời đã mang lại cho con người những tình cảm chân thành và những cảm giác thật nhất trong tâm hồn. Mùa xuân còn là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc bởi hình ảnh của những cơn mưa xuân, những cơn mưa phùn bay bay đã làm cho mỗi chúng ta có những cảm giác rất tuyệt vời, bởi tiết trời mùa xuân là mùa của đất nước của những hình ảnh mang đậm nét giá trị và yêu thương nhất đối với con người. Mỗi chúng ta đã đều được chứng kiến những hình ảnh cơn mưa xuân, những cơn mưa xuân phùn bay bay, làm ướt đôi bờ mi, làm cho con người hơi có cảm giác se lạnh, nhưng rồi những điều đó nó là hương vị của cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải nhìn thấy điều đó qua những hình ảnh của thiên nhiên đất trời, hình ảnh mang đậm những giá trị và cảm giác đối với những hình ảnh mang đậm giá trị cho con người.

Thiên nhiên của đất trời sáng rực rỡ và nó mang đậm giá trị của đất nước, những hình ảnh đó mang những giá trị riêng, cơn mưa phùn nó bay bay, nhẹ nhàng và những hình ảnh đó thể hiện được tình cảm chân thành và da diết nhất đối với con người, hình ảnh mang đậm những giá trị yêu thương, da diết nhất đối với quê hương và xã hội, hình ảnh đó đã mang lại những giá trị chân thành và da diết hơn, tình yêu đối với thiên nhiên đất trời đã thể hiện được những tình cảm và da diết vô ngần đối với mỗi chúng ta.

Thiên nhiên của đất nước đã mang những tình cảm gần gũi và hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và con người của mỗi chúng ta, điều đó đã làm cho tâm hồn của chúng ta thêm yêu thương, và giá trị nhất cho cuộc sống của chúng ta, những giá trị lớn lao và đem lại những niềm tin hạnh phúc mạnh mẽ nhất trong con người, hình ảnh đó đã thể hiện. Những cơn mưa xuân đang thấm thoát thoi đưa trong cuộc sống của mỗi người, đó là hình ảnh của thiên nhiên gần gũi và gắn bó mạnh mẽ nhất trong tâm hồn của mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng có cái nhìn sâu sắc và hạnh phúc nhất, cơn mưa xuân làm cho tâm hồn có mỗi chúng ta chắc hẳn sẽ co đôi chút cảm giác cô đơn, nhưng nó lại làm cho chúng ta có những cảm giác gắn bó và thực sự gần gũi với thiên nhiên đất trời.

Tiết trời mùa xuân đem lại những cái cảm giác rất dễ chịu và để lại cho mỗi người những cảm giác riêng. Và đặc biệt hình ảnh cơn mưa xuân trong tâm hồn của em có những điều rất kì lạ, trong căn phòng ấm áp nhìn ra ngoài em có những cảm giác rất đặc biệt về hình ảnh cơn mưa xuân đang phấp phới bay bên ngoài trời, cùng với tiết trời se lạnh làm cho cảm giác của em có đôi chút lưu luyến và những cảm xúc rất đặc biệt, hình ảnh cơn mưa xuân cùng với không gian yên tĩnh thanh bình để lại cho em rất nhiều cảm xúc và hình ảnh thiên nhiên của đất trời đã thể hiện mạnh mẽ được điều đó, bởi nó da diết đến vô ngần và mang nhiều cảm xúc cho con người hôm nay và mai sau, tình yêu đối với thiên nhiên đối với đất nước trong tâm hồn em nó dạt dào và sâu lắng đến vô ngần, hình ảnh đó đã để lại cho mỗi chúng ta những cảm xúc đặc biệt và có ý nghĩa nhất. Tình yêu đó đã để lại cho chúng ta những hoài niệm những khoảng khắc bởi mùa xuân cũng chính là mùa của cây trái đâm trồi nảy lộc, hình ảnh của quê hương đất nước để lại cho em nhiều cảm xúc và những nỗi nhớ mạnh mẽ và đậm chất quê hương nhất trong tâm hồn của mỗi con người.

Mùa xuân lạnh cùng với cơn mưa se lạnh ngoài trời hòa vào những bữa cơm gia đình gần gũi ấm cúng cũng làm cho tâm hồn của mỗi người thêm ấm cúng và có cảm giác hạnh phúc hơn, đặc biệt đối với em tình yê của em đối với thiên nhiên nó mạnh mẽ và da diết đến vô cùng chính vì vậy em rất yêu mến những cơn mưa phùn vào tiết trời mùa xuân cùng với những tiết trời se lạnh nó làm cho tâm hồn có cảm giác rất ấm áp và sung túc.

Em rất yêu mến cơn mưa xuân, nó làm cho tâm hồn của em đôi khi có những cảm giác se lạnh trống vắng nhưng nó lại để lại cho em những cảm xúc rất đặc biệt và ý nghĩa nhất đối với mỗi con người.

Bình luận (0)
LƯƠNG
Xem chi tiết
Ngọc Diệp
25 tháng 10 2016 lúc 19:55

Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa

Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực

Cha và mẹ là những người vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi con người chúng ta. Nhưng trong lòng tôi mẹ là người tôi yêu nhất .

Mẹ là người sinh ra tôi, nuôi dưỡng khôi lớn trưởng thành . Vì thế hình ảnh mẹ luôn in đậm trong tôi. Mẹ tôi có đôi mắt tròn nâu nhạt. Tôi yêu đôi mắt mẹ bởi mọi niềm vui nỗi buồn tôi lại đọc đc ở đôi mắt ấy . đôi mắt ấy vui khi nào buồn khi nào bạn tự nghĩ nhé ^-^.đôi bàn tay mẹ không có những ngón tay thon dài trắng muốt như ao đôi àn tay khác.Mẹ có đôi bàn tay gầy gầy xương xương nổi rõ những đường gân xanh chai sần vì lam lũ làm việc sớm hôm để nuôi con ăn hc . Nhưng đối vs tôi đó là bàn tay dịu dàng ấm áp nhất. Tôi không thể quên được hơi ấm từ bàn tay mẹ khi chăm sóc tôi bị ốm. Mẹ luôn quan tâm đến tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy đôi bàn tay mẹ không đẹp nhưng rất khéo léo. Tôi yêu những món ăn do bàn tay mẹ nấu. Vào những dịp lễ mẹ lại nấu những món ăn mà cả nhà thích. Bàn tay mẹ thoăn thoắt chế biên1 món ăn trong gian bếp nhỏ. Món ăn nào cx có hương vị rất đậm đà.Tuy những món ăn đó không phải cao lương ngũ vị nhưng đối vs em đó là món ăn ngon nhất mà em đã từng ăn.

kết bài bạn tự nghỉ nhé mk k biết ^-^

Bình luận (2)
Liên Hồng Phúc
25 tháng 10 2016 lúc 19:37

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn. Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật củacon. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đàu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ.

Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

Bình luận (1)
Trần Đình Trung
25 tháng 10 2016 lúc 19:46
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này. Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ. Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai. Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát. Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy. Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không? Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm. Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài. Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng… Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo. Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn. Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta. Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.BẠN THAM KHẢO NHÉ .CHÚC BẠN HỌC TỐTok
Bình luận (0)
park eun hye
Xem chi tiết
huyền trang
Xem chi tiết

Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa. Và cái cảm giác, cái dư vị mà “tôi” cảm thấy rõ rệt nhất, không thể nào bị pha trộn được đó là “những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” hay “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học.” Những xúc cảm đầu đời, những trải nghiệm thú vị như đang ùa về theo từng thước phim quay chậm được Thanh Tịnh miêu tả thật nhẹ nhàng, sâu lắng, thật trong sáng nhưng cũng rất rụt rè, sợ sệt. Cái “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.” Đó là buổi sáng đẹp nhất, đáng nhớ và nhiều kỷ niệm nhất của nhân vật tôi. Buổi sáng làm thay đổi con người, thay đổi suy nghĩ, nhận thức của “tôi” và không những thế còn làm thay đổi cả cảnh vật xung quanh “tôi” nữa, bởi “Hôm nay tôi đi học.” “Tôi” thấy trước mắt mình “trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần.” vậy mà giờ “tôi” lại thấy là lạ, cảnh vật dường như đều có sự đổi thay. Và điểm quan trọng nhất chính là sự thay đổi trong chính con người “tôi”. “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi thất mình trang trọng và đứng đắn.” Nhờ việc “Hôm nay tôi đi học” mà nhân vật tôi đã trưởng thành hơn, đã thấy mình dường như đang trở thành người lớn, không còn có ý thích chơi mấy trò chơi con nít như thằng Quý, thằng Sơn nữa. “Tôi” coi mình như một người khác hoàn toàn, một người có trách nhiệm và chững chạc hơn. Nhưng cái ngây ngô, dễ thương của một cậu bé lần đầu tiên đi học đã được Thanh Tịnh khắc họa hết sức tài tình và tinh tế qua ý nghĩ “vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.” Thật là trẻ con và hồn nhiên quá. Chỉ vì “Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.” “tôi” cũng muốn mình làm được như các bạn nên xin mẹ cầm luôn cả bút thước nhưng mẹ “tôi” trả lời lại là “Thôi để mẹ nắm cũng được.” Vậy là cái ý nghĩ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi xuất hiện như thế, nó xuất hiện “nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọ núi.”

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Uyên
9 tháng 12 2017 lúc 20:51

câu 2:

   Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

Bình luận (0)
Lê Văn Quân
9 tháng 12 2017 lúc 20:57

bánh trôi nước :Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

tiếng gà trưa:

 Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà. Để rồi:

 !-->

Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông đến
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Biết bao khó khăn khi gió mùa đông đến, trời giăng sương muối, bà không lo cho bà mà chỉ lo cho đàn gà. Tất cả để đánh đổi lấy niềm vui của cháu, để cuối năm cháu được có quần áo mới. “Cứ hàng năm hằng năm” cụm từ chỉ thời gian kéo dài, cho ta thấy đức hi sinh, nhẫn lại của người bà đồng thời qua giọng thơ ta cũng thấy được niềm kình yêu vô bờ của người cháu đối với bà.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Món quà tuổi thơ từ đàn gà mà bà chăm chút của nhân vật cuãng vô cùng giản dị:

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Trong đoạn thơ tràn đầy niềm vui thích. Tiếng gà, ổ trứng  chính là những hình ảnh đã nuôi dưỡng tâm hồn người cháu:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời  mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

k nhế

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
9 tháng 12 2017 lúc 20:50

câu 1:   

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

Bình luận (0)
Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
Thêu Đỗ
Xem chi tiết
tan nguyen
23 tháng 10 2019 lúc 21:15
Xứ sở mặt trời mọc Nhật Bản nổi tiếng với hoa anh đào thơ mộng, xứ Ba Lan nổi tiếng với hoa hồng xinh đẹp. Đất nước Việt Nam anh hùng lại tự hào biết bao với quốc hoa dân tộc – hoa sen. Đó là loài hoa mà triệu triệu trái tim, ai cũng yêu cũng quý.
Trong đầm lầy, hoa sen lặng lẽ đứng đó mà toát lên vẻ đẹp khó diễn tả thành lời. Dọc theo chiều dài của Tổ quốc thân yêu, khắp mọi miền quê từ Nam ra Bắc, ở nơi đâu ta cũng có thể thấy được hình dáng hoa sen kiên cường từ dưới bùn, vươn lên cao như đón nhận những điều tươi đẹp nhất của cuộc sống. Mỗi mùa hè, cả mặt đầm, mặt ao rộng lớn sẽ phủ đầy những chiếc lá sen xanh mướt, to như muốn hứng trọn những giọt sương long lanh mỗi sớm ban mai. Những búp sen nho nhỏ xinh xắn lấp ló nhô lên. Giữa tấm áo xanh tràn đầy hơi thở cuộc sống, một ngày kia, em ngỡ ngàng nhận ra hoa sen đã nở rộ. Đẹp làm sao những cánh hoa ép sát vào nhau, phơn phớt một màu hồng như má người thiếu nữ thơ ngây! Hương sen nhè nhẹ, dịu dàng len lỏi, thấm vào lòng người, khoan khoái đến lạ kỳ. Đài sen nằm gọn trong những cánh hoa, chứa biết bao nhiêu hạt gạo trắng muốt. Những hạt gạo đó tượng trưng cho sự sinh nôi, nảy nở, sự phồn thịnh và vững bền. Hoa sen kiên cường vươn lên từ bùn lầy mà không lấm bẩn, không nhiễm hôi tanh giống như con người Việt Nam hiên ngang, bất khuất, anh hùng vươn lên từ hiện thực cuộc sống khó khăn, từ chiến tranh hung tàn, khốc liệt để chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. Đời này qua đời khác, con người Việt giống như hoa sen, sống thanh cao, trong sạch, đáng quý biết mấy! Hoa sen hòa quyện vào đời sống sinh hoạt thường ngày, trở thành một phần cảu cuộc sống. Ngọt ngào lắm những bát chè hạt sen tự tay bà, tay mẹ, tay chị nấu! Ngọt bùi lắm những hạt cốm xanh cẩn thận gói trong lá sen – thứ đặc sản đã trở thành nét đặc trưng của Làng Vòng đất Hà thành! Và cả những chén trà được pha từ nước sương mai hứng trên lá sen cũng là thú vui tao nhã của bao người thưởng trà.
Ai về thăm chùa Một Cột chắc hẳn sẽ nhớ mãi không quên hình ảnh tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay ngự trên toà sen, giữa đầm sen thoang thoảng hương. Hình ảnh thanh bình mà đầy tôn nghiêm, khiến mỗi người lướt qua không thể không nghiêng mình thành kính. Thành kính trước Phật Bà nhân ái, linh thiêng và trước cả linh hồn dân tộc. Hoa sen đưa con người ta hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc đời đó là chân – thiện – mỹ, là cả niềm tự hào dân tộc:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Mai sau, khi tời gian đã qua đi, hoa sen vẫn sẽ mãi tở hương thơm dịu nhẹ của nó khắp mọi miền Tổ quốc. Âm thầm lặng lẽ, hoa sen ủ ấp và giữ gìn những nét đẹp văn hóa tinh thần của cả dân tộc Việt, giữ cả niềm tự hào tha thiết cho những thế hệ trước và nhiều thế hệ sau.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
24 tháng 10 2019 lúc 12:06

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây,…

- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
vũ tiến đạt
24 tháng 10 2019 lúc 15:48

Xứ sở mặt trời mọc Nhật Bản nổi tiếng với hoa anh đào thơ mộng, xứ Ba Lan nổi tiếng với hoa hồng xinh đẹp. Đất nước Việt Nam anh hùng lại tự hào biết bao với quốc hoa dân tộc – hoa sen. Đó là loài hoa mà triệu triệu trái tim, ai cũng yêu cũng quý.

Từ những ngày thơ bé, em đã yêu hoa sen qua những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ - những lời ru, những câu ca dao đã đi cùng năm tháng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:

“ Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoa sen thanh cao biết nhường nào, bùn đen hôi tanh và nhơ nhuốc cũng chẳng thể làm mất đi vẻ thanh cao, bình dị của nó. Trong đầm lầy, hoa sen lặng lẽ đứng đó mà toát lên vẻ đẹp khó diễn tả thành lời. Dọc theo chiều dài của Tổ quốc thân yêu, khắp mọi miền quê từ Nam ra Bắc, ở nơi đâu ta cũng có thể thấy được hình dáng hoa sen kiên cường từ dưới bùn, vươn lên cao như đón nhận những điều tươi đẹp nhất của cuộc sống. Mỗi mùa hè, cả mặt đầm, mặt ao rộng lớn sẽ phủ đầy những chiếc lá sen xanh mướt, to như muốn hứng trọn những giọt sương long lanh mỗi sớm ban mai. Những búp sen nho nhỏ xinh xắn lấp ló nhô lên. Giữa tấm áo xanh tràn đầy hơi thở cuộc sống, một ngày kia, em ngỡ ngàng nhận ra hoa sen đã nở rộ. Đẹp làm sao những cánh hoa ép sát vào nhau, phơn phớt một màu hồng như má người thiếu nữ thơ ngây! Hương sen nhè nhẹ, dịu dàng len lỏi, thấm vào lòng người, khoan khoái đến lạ kỳ. Đài sen nằm gọn trong những cánh hoa, chứa biết bao nhiêu hạt gạo trắng muốt. Những hạt gạo đó tượng trưng cho sự sinh nôi, nảy nở, sự phồn thịnh và vững bền.

Hoa sen là quốc hoa của dân tộc Việt Nam, là loài hoa biểu tượng cho con người Việt Nam, đồng thời cũng gắn bó gần gũi với cuộc sống của con người. Hoa sen kiên cường vươn lên từ bùn lầy mà không lấm bẩn, không nhiễm hôi tanh giống như con người Việt Nam hiên ngang, bất khuất, anh hùng vươn lên từ hiện thực cuộc sống khó khăn, từ chiến tranh hung tàn, khốc liệt để chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. Đời này qua đời khác, con người Việt giống như hoa sen, sống thanh cao, trong sạch, đáng quý biết mấy! Hoa sen hòa quyện vào đời sống sinh hoạt thường ngày, trở thành một phần cảu cuộc sống. Ngọt ngào lắm những bát chè hạt sen tự tay bà, tay mẹ, tay chị nấu! Ngọt bùi lắm những hạt cốm xanh cẩn thận gói trong lá sen – thứ đặc sản đã trở thành nét đặc trưng của Làng Vòng đất Hà thành! Và cả những chén trà được pha từ nước sương mai hứng trên lá sen cũng là thú vui tao nhã của bao người thưởng trà.

Ai về thăm chùa Một Cột chắc hẳn sẽ nhớ mãi không quên hình ảnh tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay ngự trên toà sen, giữa đầm sen thoang thoảng hương. Hình ảnh thanh bình mà đầy tôn nghiêm, khiến mỗi người lướt qua không thể không nghiêng mình thành kính. Thành kính trước Phật Bà nhân ái, linh thiêng và trước cả linh hồn dân tộc. Hoa sen đưa con người ta hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc đời đó là chân – thiện – mỹ, là cả niềm tự hào dân tộc:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Mai sau, khi tời gian đã qua đi, hoa sen vẫn sẽ mãi tở hương thơm dịu nhẹ của nó khắp mọi miền Tổ quốc. Âm thầm lặng lẽ, hoa sen ủ ấp và giữ gìn những nét đẹp văn hóa tinh thần của cả dân tộc Việt, giữ cả niềm tự hào tha thiết cho những thế hệ trước và nhiều thế hệ sau.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa