Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoà Trần Bình
Xem chi tiết
Mai Thị Kim Liên
15 tháng 11 2016 lúc 10:13

-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.

Chúc bạn học tốt!

trần châu
22 tháng 11 2016 lúc 12:34

Tin thắng trận

Trăng vào cửa sổ đòi thơ

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Âý tin thắng trận Liên khu báo về

Bài thơ có hai phần. Hai câu đầu là cuộc trò chuyện của nhà thơ với vầng trăng về việc làm thơ. Hai câu sau ghi lại
việc tỉnh giấc mơ thu, đúng lúc tin thắng trận báo về từ Liên khu. Vấn đề đặt ra là Bác nói chuyện với trăng, rồi sau người đi ngủ và giật mình tỉnh dậy hay là Bác đang mơ chuyện trò với trăng rồi giật mình tỉnh dậy? Giải quyết điều này thỏa đáng, sẽ thấy được nét thú vị của hoàn cảnh thành thơ.Chúng tôi không cho rằng cuộc trò chuyện với trăng là cuộc trò chuyện được Bác tưởng tượng ra do Người với trăng vốn là bạn tâm giao. Giống như là Bác đã từng hình dung “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” thuở Người bị tù đầy. Cuộc trò chuyện này cần được hiểu là cuộc trò chuyện trong mơ. Và như thế, xem xét, bình giá bài thơ phải chú ý đến đặc điểm đầu tiên: bài thơ này được khởi làm từ trong mộng.Sau một ngày lo lắng việc quân Bác chợp ngủ và mơ thấy trăng đẩy cửa vào đòi thơ. Nguyên văn là trăng đẩy cửa hỏi thơ đã làm xong chưa. Với tư cách là một người bạn thân quen, Bác đã không khách khí, không rào đón, mà trả lời rất thật : Bận rộn việc quân chưa làm thơ được. Cần lưu ý câu trả lời này ở chỗ không phải là không có thơ, cũng không hẹn là hôm sau sẽ làm.Như vậy, hai câu thơ trên ghi lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Bác với vầng trăng ở trong giấc mơ của Người. Một vài người bình bài thơ đã đúng khi nói rằng trăng đã theo Bác vào trong cả giấc mơ. Lại càng đúng hơn khi nói rằng,cả trong giấc mơ, Ngươì cũng không quên lo nghĩ về việc quân, việc nước. Cả đến trong giấc mơ, Người cũng không một phút giây sao nhãng việc cứu nước, cứu dân.Nhưng nếu làm thơ trong mơ thì tuy khác thường, độc đáo nhưng chắc chắn Bác không phải là người thứ nhất, càng không phải là người duy nhất.Tính chất độc đáo của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp ở chỗ từ bắt đầu hình thành đến hoàn thiện một bài thơ là một sự thống nhất, liền mạch. Nó là sự tiếp nối tự nhiên từ tĩnh (giấc mơ) đến động (tỉnh mộng đón tin thắng
trận), từ mộng đến thực, từ mơ màng đến tỉnh thức.Trong giấc mộng, Người trả lời trăng là việc quân bận rộn nên chưa làm thơ. Câu chuyện đang ở đấy thì Sơn lâu
chung hưởng kinh thu mộng - bỗng có một tiếng chuông vọng từ lầu núi làm kinh thu mộng. Đây là câu thơ chuyển tiếp từ mộng sang thực, từ mơ đến tỉnh. Và câu kết Chính thị liên khu báo tiệp thì là câu thơ kết thúc trạng thái mộng,
chuyển hẳn sang trạng thái thực, kết thúc trạng thái mơ, chuyển sang trạng thái tỉnh thức.Những người bình thơ đã băn khoăn không biết tiếng chuông là chuông chùa, chuông nhà thờ hay chuông điện thoại. Mặt khác, nguyên văn bài thơ lại viết rõ ràng rằng sơn lâu (lầu núi). Lầu núi là lầu nào xây trên núi? Xung quanh chiến khu hồi ấy lấy đâu ra nhà lầu? Cái lán của Bác ở có thể thi vị hóa thành sơn lâu - lầu núi được không? Lại còn chữ kinh thu mộng nữa. Giấc mộng mùa thu là giấc mộng của ai? Của Bác? Của núi rừng? Hay của cả hai?Trước hết cần phải thấy rằng, Bác làm thơ chữ Hán, cho nên một số thi liệu của thơ chữ Hán như sơn lâu, chung hưởng, thu mộng, thu địch, tửu vị tàn có tính ước lệ, không nên hiểu theo nghĩa đen một cách rành rẽ. Mặt khác, như đã nói ở trên, khi câu chuyện của Bác với trăng trong giấc mộng bị gián đoạn thì cái cảm nhận “sơn lâu chung hưởng” kia cũng là cảm nhận đang từ cõi mộng về cõi thực, đang từ mơ màng trở về tỉnh thức cho nên nó lãng đãng nửa thực nửa hư. Không nên hiểu là “tiếng chuông điện thoại”, “tiếng kẻng chòi canh” hay “tiếng chuông lầu trên núi”. Đây chỉ là một tiếng như là tiếng chuông, một tiếng gây tác động mạnh, làm tỉnh giấc mơ gặp gỡ, trò chuyện cùng trăng mà thôi. Thu mộng có thể hiểu là giấc mộng mùa thu của núi rừng. Nhưng chắc chắn sẽ có giấc mộng của nhân vật trữ tình là Bác.Trở lại với toàn bài thơ, ta thấy hiếm khi người đọc có thể theo dõi và nhận thức toàn bộ quá trình hình thành và
hoàn chỉnh một bài thơ, thấy được sự kì diệu từ không đến có xảy ra như thế nào.Cái hay của bài thơ, cái độc đáo của nó chính là có một sự liền mạch, thống nhất từ khi hình thành cho đến khi hoàn chỉnh. Từ giấc mơ đến hiện thực, từ mơ màng đến tỉnh thức. Trong mơ thì “quân vụ nhưng mang vị tố thi”. Nhưng khi tỉnh thì “Chính thị liên khu báo tiệp thì”. Trong mơ thì chưa có thơ. Nhưng khi tỉnh thức thì đúng là lúc Tin thắng trận liên khu báo về. Tin thắng trận là tứ của bài thơ, là câu thơ làm hoàn chỉnh bài thơ. Tin thắng trận là nguồn cảm hứng lớn để Bác hoàn thành bài thơ mà trăng đang đòi hỏi trong mơ. Vì vậy mà Tin thắng trận(Báo tiệp) được Bác lấy để đặt tên cho cả bài. Đây cũng là kiểu cảm xúc thành thơ mà sau này chúng ta sẽ còn bắt gặp duy nhất một lần nữa ở bài thơ vui vô đề của Bác : Bỗng nghe vần thắng vút lên cao.Trong những lời bình cho bài thơ này, người ta chú ý nhiều đến sự nhân hóa và tưởng tượng của Bác, đến mối
quan hệ gắn bó, thân thiết giữa Bác với trăng. Hầu như ít người chú ý đầy đủ đến cảnh trăng đẩy cửa sổ hỏi thơ xong chưa và câu trả lời của Bác : việc quân đang bận chưa làm thơ được, đều là hỏi và đáp ở trong mơ. Và cũng ít chú ý đến câu thơ “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” là câu thơ trong trạng thái chập chờn đang từ mộng về thực, đang từ ngủ sang thức và đặc điểm thi liệu cổ có tính ước lệ trong thơ chữ Hán của Bác. Tin thắng trận báo về như là một kết quả tất yếu được chuẩn bị, được xuất phát từ “quân vụ nhưng mang”. “Chính thị liên khu báo tiệp thì”- Tin thắng trận từ chiến khu báo về đúng thời điểm tỉnh hẳn giấc mơ. Và bài thơ được viết xong. Đây chính là điểm độc đáo nhất của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp
.

 

Tôi là ...?
19 tháng 11 2017 lúc 10:49

Hồ Chí Minh (1890-1969)là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Người viết bài thơ Cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp(1946-1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hong tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.

Tống Nhi
Xem chi tiết
Phương Thảo
14 tháng 11 2016 lúc 5:30

Bài thơ Vọng Nguyệt ( ngắm trăng )

Trong tù ko rượu cx ko hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Ng ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .

Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

Mong giúp ích cho bn

Mai Thị Kim Liên
15 tháng 11 2016 lúc 10:17

-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Hồng Thương
Xem chi tiết
Trang Huyen
7 tháng 4 2021 lúc 16:50

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

huy huy huy
27 tháng 12 2021 lúc 13:59

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2017 lúc 8:39

Xem lại bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

coozack
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 7 2021 lúc 18:22

 Tham khảo

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa"(Trạng ngữ), Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang(Phủ định). Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

Mikachan
Xem chi tiết
le phat
20 tháng 11 2021 lúc 20:41

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

le phat
20 tháng 11 2021 lúc 20:41

đó

Hoàng Gia Như
Xem chi tiết
kitori zack
Xem chi tiết
kitori zack
Xem chi tiết