viì sao trong các văn bản kể về truyện dân gian thương kể theo thứ tự trược sau
Mình cần các bạn giúp
Câu1:Tác dụng của từng ngôi kể?
Câu2:Tác dụng của sắp xếp trình tự thời gian?
Câu3:Cách sắp xếp trình tự thời gian có ưu điểm gì?
Câu4:Em hay gặp cách sắp xếp theo trình tự thời gian trong các câu truyện nào lớp 6 học
Câu5:Liệt kê các sự việc chính trong câu truyện thằng Ngỗ SGK trang 97 môn văn,tác dụng của cách kể câu truyện này,em hãy kể truyện theo trình tự thời gian?
Câu6:Cách kể trên thường có trong văn bản nào?
Câu7:Việc lựa chọn thứ tứ kể được căn cứ theo yếu tố nào?
Câu 1 :
+) Ngôi kể thứ 1 : giúp tác giả bộc lộ được tâm tư , tình cảm một cách trực tiếp , làm cảm xúc của nhân vật được thêm chân thực , sống động.
+) Ngôi kể thứ 3 : Làm tăng tính khách quan cho câu chuyện.
Câu 2 :
Tác dụng : Thể hiện sự tiếp nối về mặt thời gian ( việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau ).
Câu 4 :
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,...
Câu 5 :
(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.
(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người.
(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.
(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
TD của cách kể câu truyện : nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu truyện .
phát chuyển sơ đồ tư duy theo yêu cầu sau:
nêu khái niệm về các loại truyện dân gian đã học.
đặc điểm tiêu biểu cua từng thể loại đó là gì.
kể tên những văn bản truyện dân gian mà em đã học trong chương trình lop6
nêu ngắn gọn ý nghĩa của mỗi truyện
4)
Truyền thuyết | Cổ tích | Truyện ngụ ngôn | Truyện cười |
Con Rồng cháu Tiên | Sọ dừa | Ếch ngồi đáy giếng | Treo biển |
Bánh chưng, bánh giầy | Thạch Sanh | Thầy bói xem voi | Lợn cưới, áo mới |
Thánh Gióng | Em bé thông minh | Đeo nhạc cho mèo | |
Sơn Tinh Thủy Tinh | Cây bút thần | Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | |
Sự tích Hồ Gươm | Ông lão đánh cá và con cá vàng |
kể tên những văn bàn trong truyện dân gian mà bạn đã học trong chương trình lớp 6 thì ở giữa bạn vẽ một hình tròn và ghi là truyện dân gian rồi bạn kẻ từng ý một ra và ghi những văn bản đó vào là được.Các câu khác cũng thế.Nếu trong sách không có câu trả lời thì bạn tìm trong vở cô giáo đã cho bạn ghi những cái gì.
Truyện Thánh Giongs mà em đã học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết điều gì?(Chuyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễnbiến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?)Vì sao có thể nói truyện Thánh Giong là chuyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng Giong?
-Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện. Truyện bắt đầu từ đâu, diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao?Từ thứ tự các sự việc đó em hãy suy ra đặc điểm của các phương thức tự sự.
. Chuyện Thánh Gióng kể về
. - Cậu bé làng Gióng.
- Thời Hùng Vương thứ sáu.
- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.
- Diễn biến sự việc :
+ Ra đời kì lạ.
+ Lớn bổng phi thường.
+ Đánh giặc.
+ Về trời.
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời
. - Ý nghĩa :
+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.
+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.
+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh
. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.
- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.
+ Ra đời kì lạ.
+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.
+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.
+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời
. - Đặc điểm của phương thức tự sự :
+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa
. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :
++Giải thích sự việc.
++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.
- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :
+ Thời Hùng Vương thứ sáu
+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng
+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước
- Diễn biến sự việc :
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Lớn bỗng phi thường
+ Đánh giặc
+ Về trời
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc
+ Cưỡi ngựa bay về trời
- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì:
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Chúc bạn học tốt
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ?
- Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự
Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ? - Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự
- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :
+ Thời Hùng Vương thứ sáu
+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng
+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước
- Diễn biến sự việc :
+ Sự ra đời kì lạ của Gióng
+ Lớn bỗng phi thường
+ Đánh giặc
+ Về trời
- Kết quả :
+ Gióng tiêu diệt giặc
+ Cưỡi ngựa bay về trời
- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .
* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Trong các sự việc trên thì:
- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.
- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.
- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.
* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Chúc bạn học tốt
-ôn tập văn tự sự:kể các câu truyện dân gian,kể chuyện đời thường,kể chuyện tưởng tượng
- ôn tập văn tự sử: kể các câu truyện dân gian,kể chuyện đời thường,kể chuyện đời thường,kể chuyện tưởng tượng
Bạn tham khảo nhé!
Đề bài: Hãy kể về một người bạn thân thiết của em.
Nếu có ai hỏi rằng tôi có người bạn nào thân nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lởi rằng: người bạn thân nhất của tôi là Diệu.
Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu gặp Diệu. Hôm ấy là buổi học đầu tiên của tôi ở trường mới. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh hối hả xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vì vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:
- Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?
Tôi quay lại. Một cô bé tóc màu nâu, người khẳng khiu, khuôn mặt thon nhỏ và cặp mắt sáng long lanh đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi tìm lớp 6A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:
- Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Diệu.
Nói rồi Diệu kéo tay tôi đi. Vào lớp, Diệu giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm. Trong khi đó, tôi lúng túng đỏ mặt lên vì xấu hổ.
Qua hai tháng học cùng nhau, tôi nhận ra Diệu học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Diệu làm cho cả lớp càng yêu mến Diệu. Với tôi, Diệu trở nên thân thiết tự khi nào không biết nữa.
Một hôm, trời mưa rất to. Những ngả đường vào khu nhà tôi ở bị ngập hết nên tôi không thể đến lớp. Tôi bồn chồn, lòng dạ chẳng yên. Mẹ tôi an ủi:
- Nghỉ một buổi học chẳng sao đâu con ạ! Chỉ ngày mai là nước rút thôi.
- Nhưng hôm nay học toàn môn khó mẹ ạ !
Tôi băn khoăn trả lời mẹ nhưng nỗi băn khoăn ấy cũng chẳng giúp gì được cho tôi.
Khi sắp lên đèn ăn cơm tối thì Diệu xuất hiện, quần xắn cao quá gối, đầu tóc ướt rượt, tay cầm một bọc ni lông. Mẹ tôi đưa cho Diệu cái khăn. Diệu vừa lau mặt vừa nói với tôi :
- Nước ngập cao ghê ! Biết bạn sốt ruột nên mình sang ngay, đem theo cả vở nữa đây. Bạn chép bài đi, chỗ nào không hiểu mình giải thích cho !
Thì ra, thấy tôi nghỉ học, Diệu đã đến giúp. Tôi cảm động thực sự. Diệu đối với tôi chân thành và tận tâm quá !
Sau đó khoảng một tuần, hai hôm liền Diệu không đến lớp. Tôi lấy xe đạp chạy qua mấy con đường để tới nhà Diệu. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng. Mẹ Diệu ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Diệu đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết nhà Diệu chỉ có hai mẹ con. Bố Diệu mất đã lâu. Mẹ ốm, Diệu phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Diệu kể rằng ngoài việc đi học, chiều nào Diệu cũng đi làm phục mẹ. Vất vả thế mà Diệu vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi.
Nhìn đồ đạc đơn sơ trong nhà, tôi biết là mẹ con Diệu chẳng sung túc gì. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, gặp chú bé bán báo chỉ khoảng độ 7, 8 tuổi, Diệu gọi em lại rồi lục cặp lấy ra hai nghìn đồng mua tờ báo. Diệu thì thầm vào tai tôi :
- Em bé này mồ côi cả cha lẫn mẹ, khổ lắm ! Mình mua giúp nó.
Diệu ơi ! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi dùng tiền bố mẹ cho để mua quà vặt thì Diệu lại dùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình vào những việc có ích như thế. Diệu đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Diệu, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu.
Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Diệu, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Diệu lắm đấy. Lúc chia tay, Diệu đưa cho tôi một bọc ổi to tướng và dặn:
- Nga cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé!
Chúng tôi cầm tay nhau mãi không muốn rời.
Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Diệu khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao. Tạm biệt cô bạn thân nhất của tôi! Hết hè, chúng mình lại gặp nhau, Diệu nhé!
Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Minh Nguyệt.
Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Minh Nguyệt – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.
Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.
Vì Minh Nguyệt có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Nguyệt lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Nguyệt còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Nguyệt đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Nguyệt thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.
Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Minh Nguyệt xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn thân thiết như bây giờ.
Trong các văn bản truyện kí đã học ở học kỳ I, kể tên một văn bản kể theo ngôi thứ nhất, một văn bản kể theo ngôi thứ ba. Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.
Ngôi thứ nhất: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) -> người kể chuyện là người trong cuộc, bày tỏ cảm xúc chân thành, xúc động.
Ngôi thứ ba: Tắt đèn (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) -> người kể chuyện bao quát toàn bộ câu chuyện, khiến sự việc, đánh giá được khách quan.
Đọc một bài thơ mà em yêu thích.
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
***
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất