giải thích vì sao khi cơ co bắp cơ ngắn lại và co ngang ?
vì sao khi cơ co bắp cơ lại to ra và ngắn lại
vi khi ta muon co to thi phai keo tay lai thi co bap to tich nha
vì sao khi cơ co bắp cơ lại to ra và ngắn lại giai rõ rA
Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do
A. Vân tối dày lên
B. Một đầu cơ to và một đầu cố định
C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại.
D. Cả A, B và C
Đáp án C
Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại
tai sao khi cơ co bắp cơ lại to ra và ngắn lại
Vận động viên cử tạ xuất sắc có thể nâng được một trọng lượng lớn gấp đôi trọng lượng cơ thể; vận động viên đẩy tạ có thể đẩy quả tạ rất nặng xa mấy chục mét; vận động viên nhảy cao có thể nhảy qua xà cao trên 2m. Họ có thể đạt những thành tích xuất sắc đó là do nắm vững kỹ thuật chuyên môn và có cơ bắp rất phát triển, giúp sản sinh ra lực lớn vượt xa người bình thường.
Cơ thể người có hơn 600 cơ bắp, gồm hơn 300 triệu sợi dây tơ. Chúng phân bố khắp nơi trên cơ thể, mỗi cơ có tác dụng riêng. Nếu các sợi cơ này đồng thời co cùng một hướng thì sẽ xuất hiện một lực khoảng 25 tấn, có thể so sánh với một cần cẩu. Đương nhiên, cơ bắp phân bố trên toàn cơ thể, vì vậy ta không thể thực hiện điều đó.
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về công năng vận động của cơ bắp đã phát hiện thấy: khi cơ bắp co lại, các sợi cơ từ dài biến thành ngắn, từ mảnh biến thành thô; quá trình đó sẽ phát sinh ra một lực lớn, trong vật lý gọi là sản sinh công. Đồng thời với việc sinh ra lực, cơ bắp cũng tiêu hao một năng lượng lớn trong cơ thể
Đương nhiên, công do một sợi cơ co lại sinh ra là không đáng kể, nhưng vô số sợi cơ liên kết với nhau khi co lại sẽ sinh ra một công rất lớn. Theo kết quả đo đạc, số cơ bắp của con cóc có tiết diện mặt cắt 1 cm2 khi co lại hết sức sẽ đẩy được một vật nặng 3 kg; cũng lượng cơ như vậy của con người khi co lại tối thiểu sẽ đẩy được một vật nặng 3,65 - 4 kg, thậm chí 8 kg. Ngoài ra, lực co của cơ bắp còn được quyết định bởi độ dài của sợi cơ. Sợi cơ càng dài, biên độ co duỗi càng lớn thì lực càng mạnh. Ngược lại, sợi cơ càng ngắn, biên độ co duỗi nhỏ thì lực cũng nhỏ. Từ đó có thể thấy nếu cơ bắp to khỏe, diện tích mặt cắt ngang lớn, sợi cơ dài thì lực co duỗi sẽ lớn; ngược lại lực sẽ nhỏ.
Cơ bắp của vận động viên có lực rất lớn nguyên nhân chủ yếu là do cơ bắp của họ thường được rèn luyện. Khi cơ thể ở trạng thái yên tĩnh, đa số những mạch máu nhỏ trong cơ bắp (mỗi mm2 có đến hàng nghìn mạch) đều đóng lại. Khi vận động, vì sức hoạt động của cơ bắp tăng lên, cần tiêu hao nhiều năng lượng nên các mao mạch trong cơ bắp đều mở ra (nhiều gấp 20 - 50 lần so với khi yên tĩnh) khiến cho tốc độ tuần hoàn máu trong toàn thân tăng nhanh, lượng máu thông qua các tổ chức cơ bắp tăng lên. Quá trình hấp thu và đào thải của cơ bắp tăng, giúp nó nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Ở những vận động viên thường xuyên rèn luyện, hàm lượng anbumin trong cơ tăng lên, khiến các sợi cơ to hơn, tổ chức kết đế trong cơ tăng. Ngoài ra, số mao mạch trong cơ cũng tăng, kết quả là thể tích toàn cơ bắp tăng lên, trọng lượng gia tăng.
Số lượng sợi cơ của mọi người gần như nhau, nhưng vận động viên nhờ rèn luyện nên thể tích cơ bắp tăng lên, nghĩa là từng sợi cơ của họ trở nên thô hơn, có thể sản sinh ra một lực mạnh hơn.
do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của cơ tơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại
chúc bạn học tốt
tại vì ta co có bắp có lại hì nhưng nó sẽ có lại vì : vì tay ta dòn hết lực khi co cớ bắp nhé
Câu 8: Cơ sẽ bị duỗi tối đa trong trường hợp nào dưới đây ? A. Mỏi cơ B. Liệt cơ C. Viêm cơ D. Xơ cơ Câu 9: Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do: A. Vân tối dày lên B. Một đầu cơ to và một đầu cố định C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Cơ sẽ bị duỗi ra trong trường hợp nào sau đây? A. Mỏi cơ B. Liệt cơ C. Viêm cơ D. Xơ cơ Câu 11: Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ là: A. Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền nhau B. Mỗi đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau C. Mỗi đơn vị cấu trúc đều có thành phần mềm dẻo phù hợp với chức năng co dãn cơ D. Cả A, B đều đúng Câu 12: Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ phù hợp với chức năng vận động? A. Sợi cơ cấu tạo bởi hai loại tơ cơ có khả năng lồng và xuyên sâu vào vùng phân bố của nhau. Khi cơ co, làm cho sợi cơ rút lại và tạo ra lực kéo B. Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ mành liên kết bao bọc, nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co rút dẫn đến bắp cơ co rút lại, kéo xương chuyển dịch và vận động C. Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể D. Cả ba đáp án trên
Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ or kích thích trực tiếp vào bắp cơ làm cơ co phải là p.xạ ko? tại sao?
sinh 8
Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ hoặc kích thích trực tiếp vào bắp cơ làm cơ co. Đó là phản xạ. Vì khi kích thích trực tiếp vào bắp cơ (bắp cơ lúc này là cơ quan thụ cảm) => Cơ tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi thần kinh theo dây li tâm đến cơ quan phản ứng => Xuất hiện phản xạ.
Ta có thể chủ động làm cho bắp cơ ở cánh tay rút ngắn phình to, duỗi ra, nhưng tại sao khi cơ ở ruột co thắt nhiều gây đau bụng ta lại không thể tự điều chỉnh cho cơ này giảm co thắt để khỏi đau bụng?
Vì:
Cơ ở cánh tay là cơ vân, gắn với xương, cơ này hoạt động theo ý muốn.
Cơ ở thành ruột là cơ trơn hoạt động không theo ý muốn.
Câu 1 : Ở người bị liệt, cơ có co không ? Vì sao ?
Câu 2 : Khi bị chuột rút, bắp cơ cứng lại, có phải do co cơ không ? Vì sao ?
1, Người bị liệt không co cơ được là do: Bình thường có các xug thần kinh tác động đến cơ làm cơ co nhưng các dây thần kinh ấy có thể bị huỷ hoặc không hoạt động.
-> Mất dần khả năng co cơ, cơ dãn
2, Khi bị chuột rút là do cơ bị nhiều các xung thần kinh riêng rẽ tác động, mà khoảng cách giữa các xung thần kinh này quá ngắn
-> Cơ không kịp dãn
câu 1:ở người bị liệt có không có.vì lúc đó đây cô gần như bị hỏng và tê liệt ko thể hoạt động được
câu 2có phải do cô vì có thể là do phần có bị làm sao đó thì mới xảy ra hiện tượng như vậy
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng
co cơ ?
Câu 2. Khi các em đi hoặc đứng, hãy để ý tìm hiểu xem có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co. Giải thích hiện tượng đó.
Câu 3*. Có Khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa ? Vì sao ?
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).