Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 14
Điểm GP 0
Điểm SP 21

Người theo dõi (18)

Đang theo dõi (3)


Câu trả lời:

BÀI LÀM 1



Năm nào cũng vậy, khoảng 29 Tết sau khi sắp xếp dọn dẹp nhà cửa xong, cả gia đình em lên xe về quê nội ở Đức Hòa ăn Tết. Thời gian trôi nhanh quá! Mới hôm nào em về quê ở ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay những ngày cuối cùng của năm lại đến rồi.

Chiều ba mươi tháng chạp, không khí Tết đã ngập tràn khắp nẻo. Làng quê rộn rã những âm thanh trong trẻo, tươi vui đón mừng một mùa xuân mới. Những nếp nhà đông vui, náo nức lạ thường bởi tiếng reo vui của những đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, tiếng cụ già kể những chuyện năm cũ, tiếng trẻ em nô đùa... Và những chái bếp nghi ngút khói bay lên, mùi bánh tét, mùi thức ăn xào nấu thơm lừng khắp ngõ. Mọi nhà đang háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên sum họp.

Nhà nội em, phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh tét, mứt, hoa quả . . . được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây mai khá lớn xen kẽ với nhưng chùm hoa vạn thọ đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ trường kỹ bằng gõ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Và bà nội luôn là người vui mừng nhất. Nội tất tả quét tước lại nhà cửa. Nội vào bếp nấu những món ăn quen thuộc cho ngày sum họp. Nội đã chờ mong ngày này lâu lắm rồi. Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết luôn là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã đi chợ mua sắm những thứ cần thiết để nấu. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và cô Út cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn. Ba và chú năm di ra vuon gan nha hái môt số cây trái tươi để cúng ông bà. Bé Hà thì quanh quần bên ông nội bắt sâu tỉa lá cho hàng cây kiểng.

Những giai điệu quen thuộc “Tết, tết, tết đến rồi….”lại vang lên đâu đây. Ngồi cạnh bếp than hồng đỏ rực em thấy lòng rộn rã, rạo rực làm sao! Tiếng trống múa lân tùng tùng. Nồi bánh chưng đã dậy mùi, chỉ còn chờ ba về là vớt ra thôi. Thức ăn đã nấu xong, bà nội sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, ba em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết. Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh tét xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm trộn với rau răm và bắp cải, canh ổ qua dồn thịt xanh thẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ, thịt kho hột vịt . . . Rồi bánh tráng thịt ram . . . món nào cũng ngon và vô cùng hấp dẫn.

Ba em rót rượu kính mời ông bà. Mẹ, cô út, em và bé Hà uống nước ngọt. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

Cháu Trúc này! Dù sống ở Sài Gòn nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi ba cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Ba em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với ánh mắt hiền từ tràn ắp tình yêu thương con cháu. Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục, ngồi uống trà ăn mứt trong phòng khách. Em khoe với ông bà là em đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ 1. Bà khen em: Cháu Trúc của bà giỏi quá giống Ba hồi nhỏ. Bé Hà thấy em được Bà khen, bé vội chạy đến, phụng phịu : Con giỏi hơn chị. Bà cười xòa: Cả 2 cháu của Bà đều ngoan cả. Rồi Bà thong thả uống trà vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Trên tivi chiếu chương trình đón tết. Mẹ em ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành xem tivi trên môi nở một nụ cười mãn nguyện khuôn mặt rạng ngời một niềm vui khôn tả.

Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận với không khí rất ấm cúng và thân mật. Bữa ăn làm gia đình đầm ấm, đó chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm ấm cúng để tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.

Cứ năm nào cũng thế, gia đình em luôn có được những giờ phút sum họp, trò chuyện thân mật thật vui vẻ, đầm ấm sau mot thời gian dài xa cách. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà, ba mẹ. Em yêu nhưng buổi sum họp ngày tết như thế này biết bao nhiêu! Luôn có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.
 

BÀI LÀM 2



Tết năm ngoái, bố mẹ về thăm hai chị em tôi. Cả gia đình tôi lại được ngồi bên nhau trò chuyện thân mật sau một thời gian dài xa cách.Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách. ánh đèn nê ông toả ánh sáng xanh dịu. chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo. ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon.

Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới. đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng.Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói: 
_ Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì?
_ A! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi:
_ Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ.
Bé Long chen vào quả quyết:
_ Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và ...cô Hiền nữa. 
Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá.
_ Thế năm nay con có được giấy khen không?
Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen:
_ Có ạ!
Bố xoa đầu tôi cười:
_ Tốt lắm! Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con.

Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm.Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ.

Câu trả lời:

Cô Th. - giáo viên chủ nhiệm Trường THPT Kim Liên Hà Nội - cho biết: “Mặc dù mọi thông báo cho học sinh đều đã được thông qua sổ liên lạc điện tử, nhưng trước buổi đi học trở lại sau đợt nghỉ tết 11 ngày tôi phải dành thời gian ngồi nhắn tin cho hơn 50 học sinh. Có những tin nhắn được gửi chung cho nhóm học sinh, nhưng có những tin nhắn phải soạn riêng cho những học sinh đặc biệt”.

Tin nhắn đầu năm

“Cô mong buổi học đầu tiên của năm mới, em sẽ không đi muộn 5 phút và quên thẻ học sinh nữa”. Đó là lời nhắn cho một học sinh thường xuyên muộn giờ học 5 phút và bị ghi sổ giám thị vì quên thẻ. Hay lời nhắn khác: “Ngày mai sẽ là khởi đầu của một chặng đường mà con hứa nỗ lực hết mình đấy. Chúc con thành công!” - lời nhắn cho một học sinh từng khiến người cha mà em yêu quý bị sốc vì kết quả học tập thấp kém ở học kỳ 1.

“Tôi đã nhận được lời đáp của gần một nửa số học sinh của lớp và nghĩ những lời nhắn gửi của mình không phải lời chúc sáo rỗng và vô nghĩa. Ít nhiều nó có ích, giúp các em khởi động lại sau đợt nghỉ dài” - cô Th. chia sẻ.

Trong khi đó, vợ chồng anh Thiêm, chị Xuân có hai con đang học lớp 5 và lớp 7 cho biết: “Còn hai ngày nghỉ cuối cùng, vợ chồng tôi lo lắng vì không biết làm thế nào để giúp con bắt nhịp lại với nề nếp học tập ngày thường. Cuối cùng chúng tôi nghĩ ra cách ghi âm một bài hát mà các cháu cùng yêu thích, bí mật cài vào điện thoại của các cháu. Đúng 6g45 mỗi sáng, bản nhạc phát lên, kèm sau đó là lời chúc riêng cho từng cháu”.

Anh Thiêm cho biết thêm: “Các cháu có vẻ thích thú và đã không ngủ nướng nữa. Trong “hộp thư dành riêng cho các con”, chúng tôi cũng có những lời nhắn viết tay thể hiện mong muốn và khuyến khích các cháu quay lại với sách vở một cách nghiêm túc. Cháu bé đã hoàn thành số bài tập cô giáo giao về trong dịp tết. Còn cháu lớn đã chuẩn bị sách vở sẵn sàng cho buổi học đầu tiên của năm mới”.

Buổi học nhẹ nhàng

Cô Nhung, một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở Hà Nội, cho biết: “Để học sinh nhanh chóng vượt qua tuần học đầu tiên sau tết, tôi không muốn quá nghiêm khắc, tránh dùng lời lẽ nặng nề, căng thẳng đối với các con. Tôi muốn các con dần dần quay lại với nề nếp học tập một cách nhẹ nhàng, vui vẻ”. Cô Nhung cho biết buổi học đầu tiên cô kể chuyện cho học sinh và khuyến khích chúng tự đọc lại truyện, tóm tắt câu chuyện, đưa ra nhận xét. Cô sẽ chỉ ra những bài tập vui, tổ chức các hoạt động tập thể.

Cô Nguyệt Anh, giáo viên mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết đã dành một buổi trước ngày học sinh trở lại trường để trang hoàng phòng học. Những hình con thú ngộ nghĩnh, nhân vật hoạt hình được gắn lên tường, những đồ chơi đơn giản tự làm được chuẩn bị sẽ tạo hứng khởi cho các bé mang tâm lý sợ đi học sau một thời gian nghỉ tết.

Buổi học đầu tiên, theo một số phụ huynh tham gia công tác hội phụ huynh lớp, các cô giáo chủ nhiệm học sinh mầm non, tiểu học sẽ có những hoạt động có ý nghĩa, động viên học sinh. Đơn cử như “mừng tuổi các con bằng vở viết, bút luyện chữ đẹp” hay tổ chức cho các con tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức văn nghệ mừng năm mới.

Một học sinh Trường THCS Phương Mai, Hà Nội cho biết: “Chúng con đã hẹn nhau gấp bông giấy ghi lời ước để tặng cho một bạn cùng lớp vừa bị ốm nặng trong dịp tết. Điều đó khiến chúng con thấy hào hứng hơn khi đến trường vào buổi học đầu tiên”.

Ngăn ngừa bỏ học, trốn tiết

Có nhiều cách để bắt nhịp lại với nề nếp học tập nhưng đối với cán bộ quản lý các nhà trường, tháng đầu tiên sau Tết Nguyên đán vẫn phải có những biện pháp cứng rắn để ngăn ngừa tình trạng bỏ học, trốn tiết do có quá nhiều lý do khiến học sinh xao nhãng chuyện học như lễ hội, kế hoạch du xuân của các gia đình... Cùng với chuyện bỏ học, trốn tiết là tình trạng vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội.

Theo đại diện Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, sau dịp nghỉ tết nhà trường phải tăng cường nhiều hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở học sinh giữ nề nếp học tập, phối hợp với chính quyền, cơ quan công an để giám sát, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, có hành vi vi phạm luật giao thông, tham gia tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích các câu lạc bộ của học sinh tổ chức nhiều hoạt động lành mạnh.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, cho biết mỗi giáo viên chủ nhiệm, mỗi lớp học phải có kế hoạch riêng trong việc chấn chỉnh nề nếp học tập. Ngoài việc đi học đúng giờ, đảm bảo quy định học tập, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng còn có những quy định cụ thể cấm học sinh ăn mặc lố lăng, nhuộm tóc xanh đỏ - một “dư âm” phổ biến trong giới học sinh xuất hiện ở nhiều trường học.

Theo đại diện một số trường THPT, để “rung chuông” nhắc nhở học sinh, trường đã tổ chức thi thử tốt nghiệp, thi khảo sát chất lượng ngay trong tuần đầu tiên sau tết. Đây là một động thái để học sinh chịu ngồi vào bàn học.