Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khiêm Nguyễn Gia
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
6 tháng 10 2016 lúc 23:32

Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ”

- Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Tôi hơi giật mình hỏi lại:

  

 

- Cụ bán rồi?

Lão gật gật:

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không dành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi:

- Thế nó cho bắt à?

Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp:

-  Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó:

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc dó, tôi đã lảng di bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp...

Thảo Phương
7 tháng 10 2016 lúc 12:23

Tôi đang ngồi một mình buồn thì thấy bóng lão Hạc lững thững vào cổng. Mừng vì tưởng có bạn trò chuyện thì lão lại xuất hiện với khuôn mặt ủ ê quá chừng.

Tôi chưa kịp hỏi ra làm sao, tiếng lão đã nặng nề:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Lão thiểu não nói.

- Cụ bán rồi? - Tôi hơi ngạc nhiên.

Lão nói mà cứ như chực khóc. Tiếng lão như mếu. Đôi mắt lão ầng ậc, long lanh nước, nước mắt cứ như chỉ muốn trào ra, khó mà kìm được, thấy lão như vậy nên tôi cũng buồn. Thương lão lắm, lão Hạc ơi!

Tôi hỏi tiếp:

-Thế nó cho bắt à?

Lúc này thì lão khóc thật. Cái đầu lão nghẹo hẳn xuống cứ như người bị phải gió. Mặt lão nhăn nhó, rúm ró lại, những nếp nhăn dài, hên tiếp trông như những vết nứt nẻ trên mặt đất mùa hanh. Hai hàng nước mắt thế là cứ trào ra, ròng ròng hai bên má, tưởng như không ngăn lại được. Cái miệng lão mếu máo, lão cũng khóc hu hu như con nít. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động, thương xót vô cùng. Chắc trong lòng lão cũng đang đau lắm.

Rồi lão kể chuyện: Con Vàng nghe tiếng lão gọi, chạy về ăn cơm như thế nào, rồi sau đó thằng Mục, thằng Xiên xông vào bắt trói bất ngờ cậu Vàng ra sao. Lão đau xót, con chó Vàng cứ kêu ư ử nhìn lão. như trách lão đã lừa nó. Nó cũng không ngờ lão Hạc có thể lừa nó. Nhìn lão Hạc, nghe lão kể, tôi thấy rõ nỗi dằn vặt, đau đớn tự trách mình của lão. Tôi lựa lời an ủi lão. Tôi thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi, sao cái thân lão khổ đến thế?  
 

Linh Phương
7 tháng 10 2016 lúc 12:41

Tôi là một thầy giáo nghèo sống an phận trong làng. Mọi người gọi tôi bằng cái tên thân mật: “ông giáo”. Là một người trí thức, không sung sướng gì hơn những người khác, nhưng sống giữa những người nông dân trong cái tình cảnh đói kém, mất mùa những năm 1943 như thế này tôi không khỏi đau lòng, xót xa cho số phận những người đồng bào lao khổ. Người khiến tôi phải suy nghĩ nhiều nhất là lão Hạc - một ông lão sống cô độc gần nhà tôi. Tôi không thể nào quên được hình ảnh của lão khi chiều qua lão đến nhà tôi báo tin bán con chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ tột độ. ” - Vừa nhìn thấy tôi lão đã báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! Tôi hơi giật mình hỏi lại: - Cụ bán rồi? Lão gật gật: - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Lão đã đau đớn lắm khi bán đi con chó ấy. Không dành lòng nhìn lão khổ sở thế kia, tôi hỏi: - Thế nó cho bắt à? Tôi hỏi cho có chuyện vậy thôi nhưng không ngờ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... Giọng lão méo mó, tội nghiệp: -  Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai chân sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bô"n chân nó lại. Bấy giờ “cu cậu” mới biết là “cu cậu” chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm y như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! Lão nức nở thều thào một hơi dài như mong muốn sẻ chia nỗi đau. Tôi cũng có phần luống cuông: nhìn người khác khóc lóc, đau đớn mà không giúp được gì tôi thấy mình mang tội. Tôi lắp bắp mấy lời an ủi: - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác. Nhưng lại như lần trước, lời an ủi của tôi chỉ càng làm lão nghĩ ngợi hơn. Lão chua chát bảo: - Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!... Nghe lão nói, tôi cũng rùng mình chua chát cho chính thân phận của mình nữa. Tôi ngùi ngùi nhìn lão, bảo: - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Gương mặt lão tê dại đi, đôi mắt đã đục màu như nhìn đăm đăm vào chốn nào đó: - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng? Câu hỏi của lão còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Lúc dó, tôi đã lảng di bằng một câu đùa để mời lão ăn khoai uống nước. Nhưng giờ đây, ngồi lại một mình, tôi lại đem câu hỏi ấy ra để tự vấn lòng mình. Chao ôi! Đồng bào tôi trong cái tối đất tối trời của xã hội còn bao người đau khổ, lầm than như thế? Mà đời tôi cũng có khác gì đâu? Nhưng tôi lại thấy lóe lên trong lòng một tia sáng của niềm tự hào, niềm tin: đồng bào tôi tuy đói khổ, nghèo nàn nhưng vẫn giữ trọn vẹn nhân cách. Nỗi đau của lão Hạc là nỗi đau của tình thương và lòng tự trọng, nỗi đau của một tâm hồn cao đẹp.

 

Lisaki Nene
Xem chi tiết
Minh Tâm
5 tháng 8 2018 lúc 18:19

     Trong việc học tập của các bạn học sinh, tôi là một trong những đồ vật không thể thiếu cho mỗi người ở lớp cũng như ở nhà. Tôi đã giúp các bạn trong việc học tập, rèn luyện. Nếu không có tôi, việc học tập của mọi người sẽ khá khó khăn, các bạn học sinh cũng không có điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu những kiến thức mới. Các bạn đã đoán ra tôi là ai chưa? Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một chiếc bàn đã được mang đến trường học để phục vụ cho nhu cầu học tập của các bạn học sinh. Tôi đã tự hào về bản thân khi mình đã giúp được các bạn nhỏ học tập và rèn luyện. Nhưng tôi cũng có lúc cảm thấy buồn vì ý thức của một số bạn học sinh sử dụng tôi chưa được tốt, chưa thực sự quan tâm cũng như trân trọng đến sự có mặt của chúng tôi, các bạn đã dùng bút, chì bôi bẩn lên chúng tôi.

     Tôi đã được sinh ra và lớn lên tại một xưởng gỗ lớn có danh tiếng. Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ cùng với sự tâm huyết của ông chủ, tôi đã được tạo ra. Tôi cũng vui vì sau bao công lao chế tác của những người nghệ nhân thì giá trị của chúng tôi cũng đã được đưa vào sử dụng. Tôi được làm bằng gỗ lim. Khi mới đến trường, tôi là một chiếc bàn học mới tinh, bóng loáng, mặt bàn được bốn chiếc chân làm trụ nên vô cùng vững chắc, mặt bàn sáng bóng và được sơn một lớp sơn màu gỗ tươi rất đẹp. Tôi thơm mùi gỗ mới. Dưới mặt bàn là một ngăn nhỏ dùng để đựng cặp sách. Mọi bộ phận trên cơ thể tôi đều sẵn sàng để cho các bạn học sinh sử dụng. 

    Tôi rất nhớ cô chủ đầu tiên của tôi. Cô ấy của tôi là một học sinh học tốt, chăm chỉ ngoan ngoãn nên  ý thức giữ gìn cô ấy cũng rất tốt, mọi hoạt động đều rất nhẹ nhàng, ngay cả quyển sách mà các bạn để lên mặt bàn cũng vô cùng nhẹ nhàng, nâng niu, như thể sợ chúng tôi bị đau vậy. Sự nâng niu của cô làm tôi rất cảm động và tự hào về tấm lòng của cô bạn học sinh nhỏ tuổi này đối với mình. 

     Nhưng vào một ngày cuối tuần, đến tiết sinh hoạt, tôi nghe cô giáo bảo cô chủ của tôi sẽ chuyển trường vào tuần sau. Do bố mẹ của cô ấy có một số việc ở một nơi khác nên cô ấy phải chuyển trường theo gia đình. Tôi đã cảm thấy hơi buồn. Cô giáo đã chuyển chỗ của một cậu học sinh nghịch ngợm, lười học vào tôi.

     Thời gian đầu, tôi đã khá buồn vì luôn bị cậu ấy vẽ bậy, bôi bẩn. Không những thế, cậu ấy còn chạy nhảy trên bàn làm chúng tôi lấm bẩn, vì vậy, trên mặt bàn không chỉ có vết mực mà có cả những dấu chân trắng xóa trên đó nữa. Nếu khi mới được đưa vào sử dụng tôi vui mừng vì được cô chủ cũ nâng niu quý trọng thì bây giờ tôi lại rất buồn vì sự nghịch ngợm của cậu chủ mới. 

     Được một thời gian sau, cô giáo phát hiện ra, cô đã yêu cầu cậu chủ phải lau chùi tôi thật sạch. Cậu chủ đã xin lỗi tôi và cô giáo, sau đó đã lau chùi tôi cẩn thận, tôi như lại được một lần nữa trở thành chiếc bàn mới vậy. Tôi đã tha thứ cho cậu chủ những lỗi lầm mà cậu ấy gây ra cho tôi. Cậu ấy đã ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập hơn trước. Cậu ấy đã đối xử với tôi tốt, nâng niu tôi như một người bạn nên tôi vui lắm.

     Tôi và cậu chủ như đã trở thành một đôi bạn thân. Tôi rất vui vì cậu ấy đã có thể sửa đổi, không những thế, tôi thấy cậu chủ còn khuyên mọi người bảo vệ của công. Tôi sẽ cùng cậu ấy và những cô cậu chủ sau thực hiện việc học hành của họ.

Để tôi bình yên
5 tháng 8 2018 lúc 18:25

Reng, reng, ren…g”. Tiếng chuông thông báo giờ học kết thúc. Học sinh chạy ồ ạt ra khỏi lớp, chen lấn, xô đẩy nhau để cố gắng được về nhà sớm nhất dù chỉ nhỉnh vài phút đồng hồ.

Các chiếc bàn khác đều vui vẻ, tán gẫu với nhau về một ngày dài mệt mỏi làm việc nhưng bù lại, lại được các em học sinh lau chùi sạch sẽ nên chúng cũng không lấy gì làm mệt mỏi cho lắm. Chỉ riêng mình tôi (chiếc bàn xấu xí ở cuối lớp) là chẳng ai để ý tới cả. Ngồi buồn bã nhớ kỷ niệm năm xưa, tôi chỉ ước được về thời đấy.

Đó là lúc tôi vừa được hoàn thành, sạch sẽ tinh tươm và đẹp đẽ. Tôi được cùng các bạn của mình đến một ngôi trường mới xây. Ngày đầu tiên đi học, các em học sinh đều vui mừng, thích thú với những chiếc bàn mới tinh. Các em đều cố gắng chạy thật nhanh chân để chọn chiếc bàn mình thích nhất. Duy chỉ có cô bé gái có vẻ trông rụt rè là tiến đến cuối lớp và chọn tôi. Những ngày sau đó, tôi sống trong những ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời mình. Cô bé luôn lau chùi bàn (tôi) sạch sẽ hơn tất cả các bàn khác. Cô ân cần, dịu dàng với tôi như thể tôi là món quà quý giá nhất của cô, một thứ vô giá.

Bỗng một ngày, rồi hai ngày, ba ngày, tôi không thấy cô bé đó đến nữa. Lòng tôi đau như cắt và nghĩ linh tinh: Liệu cô ấy có bị làm sao không? Cô vẫn ổn cả chứ. Cho đến một hôm, cô giáo vào lớp với vẻ mặt buồn, cô nói : “Các em à, do công ty của bố bị chuyển nên Susan sẽ theo bố và gia đình đi cùng, bạn ấy sẽ chuyển trường”. Cả lớp im lặng, không ai nói nửa lời. Còn tôi, tôi đau khổ vì mình đã để mất một cô chủ tốt.

Sau đó là chuỗi ngày dài đau khổ. Tôi bị hắt hủi, ở một mình. Bàn tôi dính đầy bụi bẩn nhưng mọi người cũng chẳng để ý. Nhìn các bạn tôi được cưng nựng, tôi ước thế quá. Trái tim tôi như đóng băng, như hàng ngàn cây kim cắm vào vậy. Cho đến một hôm, cô giáo dẫn vào một cậu bạn mới vào và cho ngồi ở vị trí của tôi. Lòng tôi vui mừng như Tết vì giờ này tôi sẽ không cô đơn, sẽ có người lau chùi cho tôi, trái tim tôi như nở hoa trở lại. Nhưng tôi không biết rằng, tôi đã vui mừng quá đỗi. Mỗi lần điểm kém, cậu cứa vào tôi những vết dao sắc, dây mực tím ra đầy người tôi. Và để giờ đây, đã có bao vết xước tôi không thể đếm được, bao nhiêu giọt mực đã hành hạ đời tôi.

- “Thôi đừng buồn, đừng khóc nữa, có chúng tớ ở đây, sẽ luôn lắng nghe và chia sẻ cùng cậu mà.” Cô bạn bàn trên an ủi khi nghe tôi tâm sự về đời mình.

- “Không, các người không hiểu đâu, trước đó, các người cười nhạo tôi, sỉ nhục tôi để giờ nói vậy mong tôi tha thứ ư? Còn lâu, các người đâu hiểu bị cô đơn, đánh đập và sỉ nhục là thế nào? Tôi không cần những lời lẽ chẳng đúng sự thật, đầy sự giả tạo như vậy” - Tôi đã quát và gào lên với những chiếc bàn đó và tất cả các chiếc bàn trong lớp. Sự im lặng đáng sợ bao trùm lớp học.

Và khi bóng tối đến, tôi nhắm mắt và chìm vào giấc ngủ. Tôi mơ rằng mình là chiếc bàn xưa, xưa của ngày xưa ấy.

Và vâng, nếu bạn cũng là một chiếc bàn như tôi, thì hãy viết lên những dòng tâm sự đó nhé! Tôi sẽ lắng nghe và chia sẻ chân thực cùng các bạn (vì tôi cũng là một trong những chiếc bàn ấy.

Lương Bảo Ngọc
5 tháng 8 2018 lúc 18:26

Trong lớp của tôi có hơn ba chục em học sinh. Các em đều học giỏi và rất đáng yêu, ngoan ngoãn. Duy chỉ có cậu học trò Brand là kém hòa nhập. Mà dường như cậu nhóc đó quan tâm đến việc phá hoại cái bàn của cậu ta hơn việc học. Sau hơn một năm bị hành hạ, cái bàn đã loang lổ vết mực và khoác trên mình chiếc áo đầy vết xước. Nhưng như có sự hấp dẫn, dù có chuyển chỗ đến đâu, cậu ta cũng mang cái bàn đó theo.Brand là một học sinh gốc Bỉ nhập tịch Việt Nam. Vì là người lai nên em cũng khó hòa nhập được với các bạn thật nhưng tôi không nghĩ là Brand lại lạc lõng đến thế. Bàn của mọi học trò khác thì sạch sẽ, chỉ có đôi ba vết mực bị dây ra nhưng cũng đã lau đi khá sạch, mực cũng đã mờ đi nhiều thì bàn của cậu ta như một cái chấm đen với những vết mực bự tổ chảng. Đến ngày thứ bảy, tôi đến trường để dọn lại lớp. Thứ đầu tiên tôi nhận ra chính là cái chấm đen – bàn của Brand. Tôi đi đến bên cạnh cái bàn của cậu ta, than thở: “Cái bàn bẩn thế này mà cũng dùng được. Lúc người ta vứt nó đi để thay bàn mới vào thì lại đòi cho bằng được. Đòi được rồi lại phá tiếp.”Đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói của một người đang khóc:- Hãy đến đây và giúp tôi với!Tôi gần như sững sờ. Một cái bàn biết nói! Nhưng sau một hồi lâu, tôi cũng chịu ngồi xuống tiếp chuyện với nó. Sau khi nín một lúc, nó bắt đầu kể:- Sở dĩ cậu nhóc đó hành hạ tôi là vì một cô gái phương Tây. Cô bé đó từ lâu đã nổi tiếng là thùy mị, nết na và xinh đẹp nên Brand đã đem lòng yêu cô bé đó ngay  từ cái nhìn đầu tiên.- À này, cô ấy có phải là Sangila không? Tôi hỏi dường như ngay lập tức.- Đúng đấy. Cô bé đó vì lí do gì đấy đã ngã đập gáy vào tôi mà mất mạng tại chỗ. Cô bé đó là người mà Brand yêu nhất nên sau khi vào học lớp năm cậu ta đã vào học  bằng được lớp này, tìm đúng tôi và hành hạ tôi.- Vậy nếu tôi tâm sự với Brand thì có thể là cậu ta sẽ hiểu ra ngay thôi! – Tôi đưa ra sáng kiến.- Nếu cậu có thể làm được thì trăm sự nhờ cả vào cậu đấy! – Cái bàn trở nên vui vẻ.Thế là buổi chiều ngày thứ hai tuần sau, tôi dẫn Brand tới bên cây bàng cạnh sân trường, giảng giải cho Brand về điều phải, về sự vô tội của cái bàn. Và, gần như tức tốc, cậu đi tân trang lại cho cái bàn rồi thì thầm vào tai nó như để xin lỗi.Tốt rồi! Thế là một công đôi việc! Nhưng đến thứ bảy tuần sau, khi tôi vào lớp để thông báo với cái bàn về việc này thì dường như nó chỉ còn là một cái bàn bình thường. Liệu đó có phải ảo giác không? -  tôi tự hỏi.

Nguyễn Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
1 tháng 1 2018 lúc 14:26

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo chồng vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn hổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.
Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xòa trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhiưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

–    Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

–    Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khóa 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi chợt reo lên khe khẽ:

–    Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

–    Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!


Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ.

Thầy xoa đầu em cười và nói:-    Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc như đối với ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

–    Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

–    Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.
Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

–    Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

 Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là đáng quý!

Nguyễn Thị Thanh Thúy
1 tháng 1 2018 lúc 14:37

k chép mạng bạn ơi. vs cái này ko hợp chủ đề

Lãnh Hàn Thiên Nhi
Xem chi tiết
FS_SpAlsace
2 tháng 1 2020 lúc 20:03

Ko trúng đâu

Khách vãng lai đã xóa
Kimura no Kyubi
2 tháng 1 2020 lúc 20:25

                                                         MỊ là HS chuyên văn đây:)) ( Xạo đó, đừng tin)

Đề số 1

Bài làm

Tôi là Thạch Sanh trong câu truyện cùng tên đây. Nay tôi đã là một  vị minh quân của đất nước nhưng tôi không thể quên được vị anh em kết nghĩa thuở xưa. Tuy có hơi buồn lòng vì năm lần báy lượt bị huynh đệ kết nghĩa lừa gạt nhưng dù sao đó cũng là người đã cưu mang tôi lúc tôi còn khốn khó. Bây giờ nhìn thấy gánh rượu ngoài chợ, tôi lại nhớ đến ngày nào...

( Tự làm nhé! Kể lại cốt truyện rổi thêm một soos từ ngữ cho hay hơn. Nhớ đổi ngôi kể thứ 3 thành ngôi kể thứ nhất!)

Đó là câu chuyện của đời tôi. Dù đã tha cho Lý Thông tội chết cơ mà tội ác của huynh ấy trời đất chẳng thể dung tha nên trước sau gì huynh vẫn bị trừng trị. Có lẽ đó là lẽ sống tự nhiên nhưng tôi vẫn thật buồn vì đã không thể xin cho huynh ấy một cơ hội cải tà quy chính. Mong sao trên đời, mọi người se coi huynh ấy làm gương, xem xét, sửa đổi lại những tội lỗi mình gây ra. Cho dù là người xấu, nếu biết cải tà quy chính, tôi sẽ không bao giờ chà đạp lên họ. 

Đề số 2

( Mị lười UwU)

Khách vãng lai đã xóa
Maidz s1 tg
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 12 2021 lúc 9:29

Em tham khảo:

Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng.

Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn. Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cửa nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dầy dặn kinh nghiệm. Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi: “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ. Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi. Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều nghành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.

 

Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! thầy thật là cao cả.

Bảo Chu Văn An
7 tháng 12 2021 lúc 9:29

Tham khảo: ( bài hơi dài)
 

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó được trở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ - người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ - một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng có tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

- Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

- Dạ thưa... thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 - 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:

- Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

- Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói:

- Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê nhỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

- Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo để thầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

- Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.

Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

- Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!

 

lạc lạc
7 tháng 12 2021 lúc 9:29

bạn tham khảo

Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dày dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều ngành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.

 


Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! thầy thật là cao cả.

💛Linh_Ducle💛
Xem chi tiết
nguyen ba khai
18 tháng 10 2017 lúc 7:07

1)em bé giải bằng cách đố lại viên quan đẩy viên quan vào thế bí

2) em bé giải đố Bằng tài biệng bác để cho nhà vua Tháy điều vô lý của mình

3) em bé giải đố bằng cách đối lệ và yêu cầu tương tự

4) em bé giải đố bằng kinh nghiệm sống dân gian làm cho mọi người ngạc nhiên và bất ngờ về sự thông minh hồn nhiên trong lời giải đáp

Nhớ k cho mình nhé

Trang Đỗ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
30 tháng 10 2018 lúc 19:45

- Trong suốt cuộc đời của tôi , có lẽ tôi ko bao giờ quên được ngày hôm ấy 
- Cái ngày định mệnh , cái ngày mà có lẽ đã để lại trong tôi bao luyến tiếc cho số phận bi thương của một người đàn ông lam lũ cũng chính là người hàng xóm của tôi 

TB : - Tôi vốn là một người phụ nữ quanh năm vất vả , một nắng 2 sương trong cái cuộc sống nghèo túng và khổ sở này 
- Chồng tôi là một ông giáo quèn , lương 3 cọc 3 đồng , có lẽ chúng tôi lấy nhau vì chữ duyên nên bây giờ chữ phận phải long đong , nhà mấy miệng ăn làm chúng tôi đã nghèo nay càng trật vật 
- Cs nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi , nghèo vẫn hoàn nghèo , bởi có lẽ nó chính là định nghĩa chung cho tất cả số phận người nông dân trong XH đen bạc này 
- Cách nhà tôi ko xa , có lão hàng xóm , nói chung thân với chồng tôi nắm , thỉnh thoảng lại ghé nhà tôi chơi , cuộc đời lão nói chung cũng chẳng sung sướng jì , có đứa con trai lại bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su jì đó , thành thử , lão ta chỉ có độc con chó vàng làm bạn , Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. 
- Thế nhưng chẳng hiểu sao , hôm ấy .........cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. 
- Hóa ra tiền cũng là tất cả đối với lão thôi , nhìn chồng tôi vẻ mặt chua chát lắm nên tôi cũng đoán ra phần nào , gặng hỏi mãi thì lão chỉ trả lời cho qua quýt mấy câu , có lẽ lão đang ân hận chăng 
- Đoạn lão Hạc nói với ông lão trong SGK em trích nguyên vào , sau đó chỉ việc đổi ngôi kể nhe ! 
-Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. 
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. 

KB : Gợi lại những suy nghĩ trong lòng người vợ của ông giáo , những luyến tiếc , cảm thông cho lão hạc trước sự ra đi của con chó vàng .

dieu dang
30 tháng 10 2018 lúc 19:44

 trả lời · Giúp bài tập 

 Câu trả lời hay nhất

MB : - Trong suốt cuộc đời của tôi , có lẽ tôi ko bao giờ quên được ngày hôm ấy 
- Cái ngày định mệnh , cái ngày mà có lẽ đã để lại trong tôi bao luyến tiếc cho số phận bi thương của một người đàn ông lam lũ cũng chính là người hàng xóm của tôi 

TB : - Tôi vốn là một người phụ nữ quanh năm vất vả , một nắng 2 sương trong cái cuộc sống nghèo túng và khổ sở này 
- Chồng tôi là một ông giáo quèn , lương 3 cọc 3 đồng , có lẽ chúng tôi lấy nhau vì chữ duyên nên bây giờ chữ phận phải long đong , nhà mấy miệng ăn làm chúng tôi đã nghèo nay càng trật vật 
- Cs nghèo khổ cứ quấn lấy chúng tôi , nghèo vẫn hoàn nghèo , bởi có lẽ nó chính là định nghĩa chung cho tất cả số phận người nông dân trong XH đen bạc này 
- Cách nhà tôi ko xa , có lão hàng xóm , nói chung thân với chồng tôi nắm , thỉnh thoảng lại ghé nhà tôi chơi , cuộc đời lão nói chung cũng chẳng sung sướng jì , có đứa con trai lại bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su jì đó , thành thử , lão ta chỉ có độc con chó vàng làm bạn , Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. 
- Thế nhưng chẳng hiểu sao , hôm ấy .........cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. 
- Hóa ra tiền cũng là tất cả đối với lão thôi , nhìn chồng tôi vẻ mặt chua chát lắm nên tôi cũng đoán ra phần nào , gặng hỏi mãi thì lão chỉ trả lời cho qua quýt mấy câu , có lẽ lão đang ân hận chăng 
- Đoạn lão Hạc nói với ông lão trong SGK em trích nguyên vào , sau đó chỉ việc đổi ngôi kể nhe ! 
-Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. 
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. 

KB : Gợi lại những suy nghĩ trong lòng người vợ của ông giáo , những luyến tiếc , cảm thông cho lão hạc trước sự ra đi của con chó vàng .

Amanogawa_ kirara
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 11 2016 lúc 19:48

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ không thể nào quên. Quãng đời học sinh của bạn và tôi cũng vậy, một khi đã trải qua thì không khỏi ghi lại trong lòng những dấu ấn sâu sắc. Nhưng đấy không nhất thiết phải là kỷ niệm ngập tràn niềm vui và tiếng cười. Đôi khi đó lại là một câu chuyện buồn cứ khiến lòng ta phải ray rứt mãi như câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn sau đây.
Giờ ra chơi hôm ấy, tôi được phân công trực nhật cùng Liên. Tôi bảo Liên cứ xuống căn tin ăn sáng, để một mình tôi trực được rồi. Hình như Liên chỉ chờ có thế, cô bạn gật đầu rối rít rồi phóng như bay xuống sân. Trong lớp giờ chỉ còn lại mình tôi. Tôi câm giẻ định lau bảng nhưng tâm trạng lo âu, thấp thỏm đã kéo tôi ngồi xuống ghế giáo viên. Chuyện là tiết đầu tiên hôm nay tôi đã nghịch ngợm trong lớp, không chịu nghe cô Toán giảng bài. Điều đó khiến cô Toán khó chịu lắm, bèn phạt tôi đứng suốt cả hai tiết và ghi hẳn tên tôi vào sổ đầu bài, đề nghị mời phụ huynh.
Tôi run run giở cuốn sổ đầu bài đặt ngay trên bàn giáo viên. Đây, giấy trắng mực đen đây, bằng chứng tội lỗi của tôi đây! Thế nào cô chủ nhiệm cũng mời gặp mẹ tôi cho xem. Có lần đạt điểm kém, tôi phải đối diện với khuôn mặt buồn rười rượi của mẹ. Mẹ tôi luôn phải làm việc vất vả để kiếm từng đồng lương ít ỏi nuôi tôi ăn học. Nếu mẹ biết tin này sẽ thất vọng về tôi biết nhường nào. Ôi, tôi thật là một đứa con bất hiếu.
Chợt, trong đầu tôi lóe lên một ý nghĩ. Tôi đã tìm ra cách giải quyết vấn đề rồi. Chỉ cần cô chủ nhiệm không đọc được lời phê này thì sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa. Nghĩ được là làm ngay, tôi liền dùng bút xóa xóa đi dòng chữ của cô Toán trong sổ đầu bài. Thận trọng, tôi đặt sổ đầu bài vào vị trí cũ rồi thở phào nhẹ nhõm vì đã trút được nỗi muộn phiền trong lòng. Reeng… reeng… Tiếng chuông báo hiệu hết giờ ra chơi. Tôi xóa vội bảng, quơ vài nhát chổi rồi vào học như bình thường.
Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho đến cuối tuần ấy. Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm xem xét sổ đầu bài. Cô đưa mắt nhìn thật kỹ vào trang giấy, đôi mày cô nhíu lại, rồi bất chợt cô ngước lên, nhìn quanh lớp. Tôi hoảng hốt, bối rối, không dám đối diện với ánh mắt của cô. Hai bàn tay tôi xiết chặt vào nhau, tim tôi đập thình thịch. Hình như cô đã quan sát được thái độ của tôi. Thôi rồi, tôi biết mình sắp bị cô mắng vì tội tày đình này. Thật xấu hổ quá! Trong đầu tôi lúc ấy có biết bao nhiêu nỗi lo sợ, sợ bị hạ hạnh kiểm, sợ mẹ buồn, sợ bạn bè chê cười, … Nhưng sao đến cuối giờ cô chẳng hề đả động gì đến chuyện sổ đầu bài. Lạ thật! Trong tôi đặt ra hàng trăm câu hỏi tại sao và tại sao. Dù vẫn cảm thấy bất an nhưng lòng tôi đã nhẹ nhõm hơn. Và tôi mong rằng sai lầm ấy của mình sẽ được chôn giấu mãi mãi dưới lớp bụi thời gian.
Khoảng hai tuần sau đó, vào ngày Giáng sinh, chẳng hiểu vì sao cô chủ nhiệm dành tặng riêng tôi một tấm thiệp vào cuối giờ. Tôi cảm ơn cô rồi vội chạy về nhà, vui mừng mở tấm thiệp ra đọc. Những dòng chữ tròn trịa của tôi khiến cô ngỡ ngàng, sững sờ.
“Giáng sinh năm nay, cô chúc em ngày càng học giỏi và ngoan ngoãn. Cô mong em sẽ là một cô bé can đảm hơn để đối mặt với hiện thực, để tìm được cách giải quyết đúng đắn nhất cho mọi khó khăn trong cuộc sống. Trong đời người ai cũng phải phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là ta rút ra được kinh nghiệm để sống tốt hơn, chứ không phải là che giấu sai lầm đó đến suốt đời. Hãy dũng cảm lên, em nhé!”
Tôi sững người, chẳng nói được nên lời. Vậy là cô đã biết hết mọi chuyện rồi ư. Da mặt tôi tê rân rân và nóng dần lên vì xấu hổ với cô và với chính bản thân mình. Cảm ơn cô vì đã bao dung, cảm ơn cô vì đã cho tôi những lời khuyên đầy ý nghĩa ấy.

 

Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:17

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua…
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh¬ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG¬ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!