thế nào là suy nghĩ về hiện tại
giúp mình với mai mình học rôì
Từ hai văn bản '' Cổng trường mở ra '' và '' Cuộc chia tay của những con búp bê'' , em có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của gia đình đối với trẻ em.
Nhờ mọi người giúp mình với ,mai mình học rồi.
Ý nghĩa của gia đình đối với trẻ em :
- Là cái nôi đầu tiên của mỗi người
- Điểm tựa vững chắc cho cuộc đời mỗi con người : có tình yêu thương, tình thương ấm áp
- Vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ thơ : chăm sóc, học tập, bảo vệ, phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tâm hồn
-> Là tất cả đối với trẻ thơ
- Nếu trẻ thơ không được sống trong gia đình hạnh phúc -> nỗi đau bất hạnh của họ
văn nghị luận 9: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp như hiện nay
mình cần gấp ạ, giúp mình với mai mình phải nộp rồi
Em viết theo các ý này nhé:
Nêu lên câu chủ đề (VD: Vấn đề học sinh tụ tập trong thời buổi dịch bệnh là vấn đề hết sức lo ngại hiện nay...)
Khái niệm tụ tập là gì?
Tác hại của việc tụ tập trong thời buổi dịch bệnh?
Dẫn chứng?
Biện pháp khắc phục?
Liên hệ bản thân em?
Kết luận.
Trình bày suy nghĩ của em về hiện tương nghiện internet trong giới trẻ hiện nay.
Giúp mình mau với ! Đến mai là mình phải làm bài này
"Nghiện internet" hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đô'i với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.
Sự ra đời của internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nô'i thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng "lạm dụng internet", hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng "nghiện internet" của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội ĩ.hời hiện đại.
Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lí lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối internet cũng có nghĩa là kết nô'i được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hỏi học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn... Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động harker phá hoại...
Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh Song sự xuất hiện của internet và hội chứng "nghiện internet" đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng internet đó là chúng dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng "nghiện internet''.
Và kết cục... Theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard - Mĩ, chứng "nghiện internet" của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức không thể kiểm soát được... Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, song không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh - Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu... đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một sô' biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này.
Không lâu sau đó, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng "nghiện game online" cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng "nghiện internet" được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng ''nghiện cờ bạc". Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng "nghiện' nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diện ra qua mạng internet đã tạo nên một làn sóng những người "hâm mộ" đủ mọi
lứa tuổi. Cờ bạc qua internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấu hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người "nghiện internet" thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trọng nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng internet đến phát điên... và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, "nghiện internet" cũng giống như chứng nghiện cờ bạc", nó không phải là một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có liên quan đến thái độ và. hành vi xử sự của con người. Những người b mắc chứng "nghiện internet" hay "nghiện cờ bạc" đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân sô' mắc phải chứng "nghiện" theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vâ'n đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng internet và thường xuyên sử dụng internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại dữ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng "nghiện internet". Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, “nghiện internet” có thể sẽ trở thành một "đại dịch" chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện.
“Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”
k nha bn!
Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa?
Trách nhiệm đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa:
- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
QUẢNG CÁO- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Là một học sinh em có suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới lần thứ 2
các bạn giúp mình với mình đang cần gấp!!!!!
Chiến tranh thế giới II là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 tr người chết, 90 tr ng bị thương, tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với thế chiến I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại).
Cuộc chiến này kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản trong tình hình thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đụng đầu và sự thử thách quyết liệt, toàn diện giữa hai thế lực tiến bộ và phản động trên phạm vi toàn thế giới, mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới hiện đại.
Chúc bạn học tốt.
Theo triết học C.Mac '' Hạnh phúc là đấu tranh'' , em có suy nghĩ như thế nào? giúp mình với ạ
Câu nói của C.Mác cũng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sở dĩ Mác cho rằng hạnh phúc là đấu tranh vì lịch sử phát triển của loài người luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo hướng tiến lên và ngày càng hoàn thiện hơn. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp, các giai cấp mâu thuẫn với nhau đối lập nhau mà chủ yếu là xuất phát từ mâu thuẫn về mặt lợi ích kinh tế. Các cuộc đấu tranh này suy cho cùng cũng mang mục đích muốn xã hội tốt đẹp hơn và mang lại cho đa số người dân trong xã hội. Đấu tranh để xã hội ngày càng phát triển hơn hoàn thiện hơn những cái lạc hậu không tốt sẽ được thay thế bởi cái mới tốt hơn hoàn thiện hơn. Và khi cuộc sống tốt đẹp hơn cũng đồng nghĩa với việc người dân cảm thấy hạnh phúc. Còn khi con người đấu tranh với tự nhiên chống lại các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán… để khắc phục những hiện tượng khắc nghiệt đó và biến những hiện tượng ấy phục vụ lợi ích của con người thì khi ấy con người cảm thấy hạnh phúc. Đồng nghĩa với việc con người cảm thấy hạnh phúc thì con người cần phải đấu tranh, nhưng trước khi đấu tranh chống lại các hiện tượng sự vật trong xã hội trước hết con người cần phải đấu tranh chống lại những cái không tốt của mỗi bản thân con người. Chúng ta cần hoàn thiện bản thân của mình trước sau đó thì mới có thể đấu tranh với xã hội.
Hạnh phúc là khi ta đấu tranh, có khi đấu tranh bị thất bại nhưng nó đã giúp ta rút kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này. Hãy cố gắng hết sức để ta có thể giành thắng lợi ở ngay cuộc đấu tranh đầu tiên niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi. Hạnh phúc đôi khi thật giản đơn, chỉ là một món quà nhỏ hay chỉ là một câu nói, nhưng đôi khi lại thật lớn lao. Không ai hiểu được mỗi người chúng ta cảm nhận được hạnh phúc như thế nào? Nhưng có một điều khi ta hạnh phúc nhất là khi dân tộc ta đã được giải phóng, là một quốc gia hoàn toàn độc lập. Chỉ khi đất nước hoàn toàn độc lập con người mới có thể nghĩ đến những điều hạnh phúc cho riêng mình.
Suy nghĩ của em về hiện tượng quay cóp trong giờ kiểm tra của học sinh hiện nay
giúp mình với mình cần gấp
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.
- Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp
Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.
Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình.
Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.
Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.
- Tác hại
Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.
Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?
Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?
Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!
Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
- Nguyên nhân
Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.
Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.
- Giải pháp chống quay cóp
Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.
Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.
Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.
Anh/chị hãy nêu lên những suy nghĩ của mình với vấn đề văn hóa đọc đang bị suy giảm ở thế hệ học sinh hiện nay.
Triết gia người Pháp René Descartes đã từng có câu: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”. Đúng thế, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên có một bộ phận không ít các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng và thiếu tích cực trong việc đọc sách.
Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, thẻ tre, vải, cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Còn đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng.
Vì thế, có thể khẳng định tầm quan trọng lợi ích của sách và việc đọc sách là vô cùng to lớn đặc biệt là với thế hệ học sinh. Nhà mĩ học, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”. Sách là nguồn tri thức bất tận. Mỗi cuốn sách với những chủ đề lĩnh vực khác nhau nhưng đều cùng mục đích hướng tới cho bạn đọc những giá trị mới. Sách không chỉ lưu giữ nguồn tri thức khổng lồ mà còn truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng con người đến chân thiện mỹ. Mỗi người đọc sách là một người văn minh, cả xã hội đọc sách để nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.
Thế nhưng, hiện nay, đọc sách gần như là một khái niệm xa xỉ với giới trẻ. Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách,không bằng số lẻ. Đặc biệt là ở học sinh. Một số bạn thì chưa có thói quen đọc sách, số khác lại đọc theo phong trào, không thực chất. Hay có nhiều bạn thường xuyên đọc các loại truyện tranh có nội dung vô bổ trong khi lại ít tìm đến các loại sách khoa học. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách.
Có không ít ví dụ về việc học sinh đang ngày càng quay lưng lại với sách. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được. Hay khi ta lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản. Trong khi đó, rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ.
Điều đó đã dẫn tới những hậu quả đáng buồn. Đó là khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách, thì ta trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Hơn thế nữa, không đọc sách còn làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn.
Vậy nguyên do là đâu? Trước tiên đó là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Thứ hai nữa đó là gia đình, nhà trường, xã hội còn chưa chú trọng khuyến khích học sinh đọc sách. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Còn với xã hội, nước ta hiện nay có rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng gym... nhưng hiếm thấy các thư viện công cộng. Ngoài ra, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. Cuối cùng, đó là các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc.
Từ những thực tế đáng buồn ấy, chúng ta cần có những biện pháp hành động thiết thực. Với mỗi học sinh thì nên tạo lập thói quen tích cực đọc sách, tìm hiểu về sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Còn nhà trường cần có các hoạt động thuyết trình về sách, tổ chức ngày hội đọc sách, câu lạc bộ về sách hay khuyến khích tặng thưởng những em có thành tích tốt là các cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó nhà nước nên khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.
Nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau đã nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”. Đúng vậy, sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho con người mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới kì diệu muôn màu đầy hấp dẫn của cuộc sống. Vì lẽ đó, mọi người, đặc biệt là học sinh hiện nay hãy đọc sách tích cực hơn bởi đó chính là khoản đầu tư có lãi nhất của cuộc đời người.
Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa?
Trách nhiệm đối với các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa:
- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.