Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Gia Hưng
Xem chi tiết
Kim Taehyung
Xem chi tiết
Ngọc Linh
2 tháng 11 2018 lúc 12:35

cảm nhận chung 2 bài cùng 1 đoạn văn hay là riêng từng bài bn

Kim Taehyung
2 tháng 11 2018 lúc 12:37

cùng 1 đoạn văn

nhóc lạnh lùng
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
23 tháng 11 2018 lúc 20:22

Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,... Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
....
Chứng có còn ghi".

Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.

Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.

Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.

Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”

“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...

Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”

Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.

Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.

nhóc lạnh lùng
23 tháng 11 2018 lúc 20:30

hình như sai bài đó về chủ đè khác bn ơi

Trần duy quý
23 tháng 11 2018 lúc 21:57

Lòng yêu nước là một đề tài quan trọng xuyên suốt mấy thế kỉ của nền văn học Việt Nam. Trong buổi đầu non trẻ của văn học dân tộc, đề tài này đã được khai thác thể hiện lòng tự hào của mỗi người con dân đất Việt. Ta có thể kể đến các tác phẩm: "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt (?), "Phò giá về kinh" của Trần Quang Khải, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,... Và không thể không nhắc đến "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi. Trích đoạn sau đây của bài cáo nổi tiếng này chẳng những thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của tác giả mà còn gợi nhiều suy nghĩ giàu ý nghĩa về lòng yêu nước:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
....
Chứng có còn ghi".

Trích đoạn “Nước Đại Việt ta” được trích từ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Bài cáo được viết cuối năm 1427 đầu nàm 1428 sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã rửa sạch vết nhơ mất nước do nhà Hồ gây ra đồng thời chấm dứt hoạ đô hộ cùng những chính sách dã man, những hành động tàn bạo mà giặc Minh gây ra cho nhân dân ta. Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Bình Ngô đại cáo” đã tái hiện quá trình hơn hai mươi năm khởi nghĩa đẩy nhọc nhằn, khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn; những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu cũng như chiến thắng đầy hào khí của cuộc khởi nghĩa oanh liệt trước kẻ thù. Kết lại bài cáo, Nguyễn Trãi đã bố cáo cho toàn thiên hạ về nền độc lập lâu bền của đất nước và giương cao lòng nhân nghĩa trong nhân gian.

Nếu “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chính là bản tuyên ngôn độc lập đầy hào sảng thứ hai của đất nước ta. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” chính là đoạn trích thể hiện rỏ nhất nội dung tuyên ngôn ấy.

Mở đầu đoạn trích là tuyên ngôn nhân nghĩa của bài cáo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Điều ấy có nghĩa là việc nhân nghĩa trên đời cốt ở việc giữ sự bình yên cho dân chúng, quân đội binh lính việc trước tiên là lo trừ bạo, trừ giặc cho dân. Hai câu văn ấy đã khẳng định tư tưởng lấy dân làm gốc “dĩ dân vi bản” đầy tiến bộ. Trong quan niệm của xã hội phong kiến xưa, tư tưởng nhân nghĩa thường bó hẹp trong cách hiểu là làm điều thiện giúp đỡ người khác. Như trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu, việc nhân nghĩa là việc cứu người bị nạn: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ông ngư cứu Lục Vân Tiên... “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nhưng với Nguyễn Trãi, ở cương vị một bậc quân sư tham mưu cho chủ tướng - nhà vua Lê Lợi, ông đã có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn. Xét đến tận cùng, bản chất của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, làm cho dân có được cuộc sống yên vui, no đủ. Không chỉ vậy, cũng theo quan niệm xưa, binh lính là lực lượng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp phong kiến. Song trong trích đoạn này, Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng, nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nhất của quân đội là “lo trừ bạo” cho an dân, bình thiên hạ. Tư tưởng ấy chi có thể có ở một bậc ái quốc, ái dân vĩ đại.

Và cũng xuất phát từ tấm lòng thương dân tha thiết, Nguyễn Trãi có một lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. Xưa, trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài thơ “thần” đã khẳng định nền độc lập của đất nước trên phương diện lãnh thổ, đất,đai và bộ máy quyển lực. Nay, Nguyễn Trãi đã bổ sung để hoàn chỉnh những yếu tố góp phần khẳng định quyền tự chủ độc lập đáng tự hào của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”

“Nước Đại Việt ta từ trước” đã vốn có nền văn hiến từ lâu. Văn hiến là những giá trị tinh thần mà con người đã sáng tạo ra, đó là tín ngưỡng, là tư tưởng, là đạo đức... Phải là một dân tộc có bề dày lịch sử, có trí tuệ, có chiều dài phát triển lâu bền mới xây dựng được cho mình một nền văn hiến riêng biệt. Nói cách khác, văn hiến là dấu hiệu của sự văn minh. Không chỉ có sự riêng biệt về nền văn hiến của dân cư, xét về cương vị lãnh thổ nước ta cũng có biên giới riêng biệt: “Núi sông bờ cõi đã chia”. Câu văn này gợi đến cái hồn của câu thơ “thần” năm 1076 “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành định phận ở sách trời”. Núi sông bờ cõi và cương vực lãnh thổ của đất nước đã được phân chia rạch ròi trong lịch sử, trong tiềm thức của mỗi người dân hai quốc gia. Và chính điều tâm niệm thiêng liêng ấy đã tạo nên ý thức xây dựng, bảo tồn, phân biệt về phong tục tập quán của nhân dân hai đất nước: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”. Phong tục tập quán là những thói quen trong đời sống, sinh hoạt đã ăn sâu vào cách sống, cách nghĩ của con người. Có thể nói, cùng với nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán đã cùng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Nền độc lập tự chủ của đất nước không chỉ được tạo nên từ những nét riêng biệt trong quần chúng nhân dân và lãnh thổ đất nước mà còn được đánh dấu bằng sự độc lập về bộ máy chính quyền - triều đại trị vì và những cá nhân kiệt xuất:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Hai câu văn điểm tên các triều đại hai đất nước đối nhau rất chỉnh, điều đó khẳng định vị thế ngang hàng nhau của các bậc vương tử hai nhà nước. Chữ “đế” trong câu thứ hai “mỗi bên xưng đế một phương” được dùng rất “đắc địa”. Xưa nay, vua chúa Trung Hoa tự coi mình là “thiên tử” (con trời), họ tự xưng “đế” và gọi vua các nước khác là “vương”. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đầy tự hào khi khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, vậy nên không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm. Không chỉ vậy, khi nêu tên các triều đại hai đất nước, Nguyễn Trãi đã đặt nước ta lên trước. Chỉ một chi tiết nhỏ thôi song hàm ý ẩn chứa trong đó rất sâu sắc: nó khẳng định lòng tự tôn dân tộc của tác giả nói riêng và mỗi người Việt Nam nói chung.

Bên cạnh những ông vua hiền và các triều đại phong kiến tiêu biểu, nước ta cũng có những anh tài hào kiệt. Dù rất tự hào về dân tộc nhưng Nguyễn Trãi cũng không phóng đại những ưu điểm và không giấu giếm những giai đoạn suy thoái, ông viết “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau”. Để từ đó, lời khẳng định của ông đầy sức thuyết phục: “Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Bằng một đoạn văn ngắn ngủi, Nguyễn Trãi đã thuyết phục người đọc, người nghe về những yếu tố góp phần khẳng định nền độc lập dân tộc. Chính bởi nền độc lập thiêng liêng ấy mà mỗi người dân Đại Việt đều sẵn sàng xả thân vì đất nước và dẫu kẻ thù có mạnh đến đâu cũng bị khuất phục bởi sức mạnh được khơi nguồn từ nền văn hiến lâu đời, từ chủ quyền lãnh thổ linh thiêng...

Bởi vậy:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”

Những dẫn chứng cụ thể của đoạn trích về những thất bại của giặc đanh thép như một bản cáo trạng. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Điều đặc biệt là đoạn văn này có nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những yếu tố đó khiến đoạn văn giống như lời cảnh cáo đối với những âm mưu xâm lược của kẻ thù đồng thời nêu cao niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông.

Có thể nói, đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.

Phạm Huỳnh Tấn Phát
Xem chi tiết
28 . Phạm Tài Đức Pháp
22 tháng 11 2021 lúc 17:15

 C1

Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

C2

 Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

Phương Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 10 2021 lúc 22:18

Em tham khảo nhé:

Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là tiếng nói tự hào về những chiến công rực rỡ của dân tộc trước bao kẻ thù lớn mạnh và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả - vị tướng lỗi lạc, người đã chỉ huy bao trận chiến cam go, nay giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô. Nỗi niềm vui sướng, hạnh phúc được tác giả tóm gọn qua hai câu thơ ngũ ngôn mang đậm chất anh hùng ca chiến thắng: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”. Đó là hai chiến công lừng lẫy của Đại Việt ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1285.  Dù câu thơ không tường tận nhắc đến trận chiến nhưng với kết quả “cướp giáo giặc”, “bắt quân thù” trước hai kẻ thù lớn đã cho thấy sức mạnh to lớn của quân  dân ta. Ý thơ vang lên, ta như mường tượng về  không khí hừng hực quyết tâm, tiếng gươm khua, ngựa hí, tiếng chỉ huy vang lên dõng dạc và tinh thần chiến đấu quyết thắng của các chiến sĩ. Bởi tài thao lược, ý chí quyết tâm và sự đồng lòng của toàn quân đã làm nên những chiến thắng vang dội non sông, viết tiếp trang sử vàng son cho dân tộc. Và trong không khí hân hoan, cảm xúc dâng trào đó, tác giả đã bộc lộ khao khát về một đất nước thái bình, tương lai trường tồn của dân tộc. Và để đạt được mong ước ấy, từ triều đình đến muôn dân phải cùng nhau gắng sức, cùng chung lòng, chung trí để dựng xây và bảo vệ nền độc lập đó. Đất nước tồn tại và phát triển đến ngày nay là nhờ công lao và biết bao máu xương của thế hệ cha ông ta đã đổ xuống. Vì vậy, những khao khát của vị tướng kiệt xuất Trần Quang Khải cũng là lời nhắn nhủ đến thế hệ mai sau về trách nhiệm với tương lai dân tộc. Bởi vậy những câu thơ của ông sẽ mãi còn vang vọng với non sông, đất nước. 

Phan Đinh Huy Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
20 tháng 10 2021 lúc 20:18

Bạn tham khảo nhé:

Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông.

Long Sơn
20 tháng 10 2021 lúc 20:19

Tham khảo:

Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc. Bài thơ cho chúng ta những cảm nhận về hồn thơ của tác giả, người đã thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải xứng đáng là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam

minh nguyet
20 tháng 10 2021 lúc 20:19

Em tham khảo:

Chủ đề chính: Nói về lòng yêu nước, thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Lãng Quân
26 tháng 9 2018 lúc 19:47

Mik lên Cốc Cốc nha bạn !

Không chép sách giải hoặc lên google !

Hai cụm từ : Đoạt sáo (cướp giáo) và cầm Hồ (bắt giặc) được đặt ở đầu mỗi câu thơ giống như những nốt nhấn trong khúc ca đại thắng. Giọng thơ sảng khoái, hào hùng, phản ánh khí thế bừng bừng của dân tộc ta thời ấy. Từ vua quan, tướng sĩ đến dân chúng ai cũng hả hê, sung sướng, tự hào.

Hai câu thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ nhanh, gấp và các động từ biểu thị động tác mạnh mẽ, dứt khoát (đoạt: cướp lấy; cầm: bắt) thể hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của chiến trận. Tác giả không dừng lâu ở những chiến công và cũng không tỏ ra say sưa với chiến thắng nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được niềm phấn khởi, kiêu hãnh vô bờ toát lên từ âm hưởng của bài thơ.

Mùa hè năm Ất Dậu là một mốc son trọng đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Hiện thực sôi động đã truyền cảm hứng vào những Vần thơ hùng tráng khiến bài thơ mang đậm phong vị anh hùng ca.

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê và phép đối để làm nổi bật hai sự kiện lịch sử mang tầm chiến lược. Chiến thắng Chương Dương diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước là do nhà thơ đang sống trong không khí hào hùng của chiến tháng Chương Dương vừa diễn ra. Kế đó, nhà thơ làm sống lại không khí sôi động của chiến thắng Hàm Tử trước đó chưa lâu.

P/s : Không nhận gạch đá !

Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2018 lúc 6:08

- Cách biểu ý:

 • Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược. Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng. Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.

 • Hai câu sau là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước, của dân tộc. Chúng ta không được phép ngủ quên trong chiến thắng. Đó là suy nghĩ trí tuệ biết lường trước được mọi việc, tầm nhìn xa trông rộng của một vị lãnh đạo tài ba biết lo cho dân cho nước. Khát vọng hòa bình không chỉ là khát vọng của riêng người lãnh đạo mà thể hiện khát vọng to lớn của cả một dân tộc.

- Cách biểu cảm:

 • Từng câu chữ thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lừng lẫy.

 • Bài thơ là khúc khải hoàn ca, hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.

 • Bài thơ cũng là nỗi niềm lo lắng về tương lai đất nước của Thượng tướng tài ba.