Tìm các biện pháp tu từ
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên ngõ nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cụ ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
nghe gọi về tuổi thơ
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương - Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại... - Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.
nghệ thuật của đoạn văn Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ
Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Đáp án
– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.
– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục...cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì | ||||
2 xác định ptbđ chính của đoạn thơ | ||||
3 tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của người chiến sĩ vào thời điểm nào |
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
Câu 3: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí của người chiến sĩ vào thời điểm người chiến sĩ đang trên đường hành quân xa và dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ.
Nhà thơ Xuân Quỳnh nhớ về người bà của mình với "tiếng gà trưa". “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” Trong khi đó, nhà thơ Bằng Việt khi nghĩ về bà thì hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh "bếp lửa". “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chắng lúc nào quên nhắc nhở: - Sóm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên.
TK
So sánh sự hồi tưởng và suy ngẫm của mỗi tác giả về bà của mình trong hai đoạn trích trên.
1. Giống nhau:Cảm hứng của mỗi tác giả để có những suy ngẫm và hồi tưởng về người bà về tuổi thơ mình đều là những vật bình dị, thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người (và cũng với mỗi người dân Việt): bếp lửa, tiếng gà trưa,...
2. Khác nhau:* Bài “Tiếng gà trưa”:- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi ra từ “tiếng gà trưa”. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
- Hoàn cảnh hồi tưởng:“Trên đường hành quân xa / Dừng chân bên xóm nhỏ.
- Giai đoạn: Chiến tranh đang nổ ra. Tác giả cũng như bao người dân khác phải hành quân, chống giặc,…* Bài “Bếp lửa”:
- Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhớ cho tác giả về người bà chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân mình để chăm lo cho cháu, cho gia đình,…
- Hoàn cảnh hồi tưởng:Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu – Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở…
- Giai đoạn: Thời bình. Tác giả đang ở xa, một nơi giờ cuộc sống đã sung túc, đầy đủ “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng vẫn nhớ về người bà đáng kính của mình, về quê hương đất nước,…
cho đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
...
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
hãy Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong khổ thơ thứ nhất Trên đường hành quân xa...Nghe gọi về tuổi thơ.
gợi ý:
Nêu tên biện pháp tu từ, dấu hiệu.
Tác dụng: +) ý cố định
+) ý sát
+) ý nâng cao.
giúp mình với.
BPTT: Điệp ngữ "nghe"
Dấu hiện: có sự lặp lại từ "nghe" có ý nghệ thuật nhấn mạnh ở đầu câu thơ.
Tác dụng:
+) Ý cố định: nhấn mạnh lại việc tác giả nghe được những gì ở tuổi thơ Người.
+) Ý sát: nổi bật nên hình ảnh mà tác giả tưởng lại gồm nắng trưa, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ.
+) Ý nâng cao: thể hiện tình cảm tác giả dành cho quê hương mình, nhà thơ ghi nhớ rõ những gì mình được trải qua thời thơ ấu.
Từ đó câu thơ thêm tăng giá trị gợi hình, giàu sức gợi cảm xúc hấp dẫn gây ấn tượng hơn với đọc giả.
Phép điệp từ "nghe"
- Tác dụng:
+ Khiến hình ảnh thơ giàu chất gợi hình, gợi cảm từ đó gây ấn tượng sâu sắc với người đọc
+ Diễn tả sự xúc động của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa trên đường hành quân
+ Tiếng gà trưa làm xao động lòng người đồng thời khơi nguồn cảm xúc cho người chiến sĩ nhớ về một thời quá khứ
Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
A. Điệp cách quãng
B. Điệp vòng
C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu