tác động của loại tác nhân nào làm cho 2 bazo timin trên cùng một mạch liên kết với nhau?? gây ra đột biến
Tác nhân đột biến làm cho hai bazơ Timin trên cùng mạch liên kết với nhau gây ra đột biến gen là?
A. Sốc nhiệt.
B. Tia UV.
C. Tia X.
D. Rơnghen.
Chọn đáp án B
Làm cho hai bazơ Timin (T) trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau là tác động của tia tử ngoại (tia UV).
Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
1 .Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T
4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 1
B.2
C.3
D.4
Các ý đúng: 1, 3, 4.
- 5BU qua 3 thế hệ làm thay thế 1 cặp AT thành GX.
Chọn C.
Tác nhân có thể làm cho hai bazơ Timin (T) trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen là
A. hóa chất 5BU.
B. hóa chất cônsixin.
C.tia phóng xạ.
D.tia tử ngoại (UV).
Làm cho hai bazơ Timin (T) trên cùng một mạch ADN liên kết với nhau là tác động của tia tử ngoại.
Chọn D.
Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
1 .Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T
4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
6. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST
Có bao nhiêu ý đúng
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Đáp án : D
Các ý đúng là 1, 3, 4, 6
2 sai, 5BU là tác nhân đột biến làm thay thế cặp nu A-T thành G-X, mạch ban đầu không có AT nên sử dụng 5BU là không có tác dụng trong trường hợp này .
5 sai, hợp tử 2n xử lý bằng conxisin cho đột biến tứ bội (4n)
Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
(1). Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2). Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
(3). Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X thành A-T.
(4). Acridin có thể gây đột biến làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Đáp án: B
Các ý đúng là (1) (3) (4)
2 sai vì 5BU chỉ dùng để gây đột biến thay thế A-T thành G-X nên đối với bộ ba XXX thì 5BU không tác động .
Acridin có thể gây đột biến làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit vì khi acridin được chèn vào mạch khuôn thì sẽ làm cho mạch tổng hợp thêm nucleotit, khi acridin được chèn vào mạch mới tông hợp thì theo cơ chế sửa sai acridin sẽ bị ADN pol loại bỏ và gây đột biến mất nucleotit => 4 đúng
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tác nhân gây đột biến?
1-Tia UV làm cho hai bazo nitoTimin trên cùng một mạch liên kết với nhau. 2-Nếu sử dụng 5BU thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
3-Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A – T.
4-Virus cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
5-Để tạo đột biến tam bội, người ta xử lý hợp tử 2n bằng conxixin.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Đáp án : B
Các phát biêu đúng về tác nhân gây đột biến: 1,4
Tia UV làm hai Timin liền kề liên kết với nhau gây biến đổi cấu trúc mạch ADN, gián đoạn quá trình nhân đôi AND, 1 đúng
5BU gây ra đột biến thay thế A- T bằng cặp G-X chứ không phải thay thế X-G bằng G-X nên 2 sai
G* là tác nhân gây thay thế G-X bằng A- T do khả năng đặc biệt có thể liên kết với nu A nên 3 đúng
Virus có là tác nhân gây đột biến gen do virus có khả năng chèn hệ gen của mình vào hệ gen của tế bào vật chủ có thể dẫn đến đột biến=>4đúng
Xử lý hợp tử 2n bằng conxisin tạo hợp tử 4n chứ không tạo hợp tử tam bội 3n
Điều nào sau đây không đúng
A. Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho hai bazơ Timin trên cùng một mạch ADN lien kết với nhau phát sinh đột biến gen
B. Chất 5-BU là đồng đẳng của Timin gây đột biến thay thế A-T bằng G-X sau 3 lần nhân đôi
C. Bazơ dạng hiếm loại G kết cặp với Timin trong quá trình nhân đôi tạo nên đột biến G-X thay bằng A-T sau 2 đợt nhân đôi
D. Bazơ dạng hiếm loại G kết cặp với Timin trong quá trình nhân đôi tạo nên đột biến G-X thay bằng A-T sau 3 đợt nhân đôi
Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
1. Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
2. Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
3. Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
4. Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
5. Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
6. Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST.
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Tia tử ngoại( UV) làm cho 2 bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen dạng:
A. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
B. mất một cặp nucleotit.
C. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
D. thêm một cặp nucleotit.
Đáp án B
Các tác nhân đột biến tác động lên gen có thể gây nên những đột biến:
- Tác nhân vật lý (Tia UV): làm cho 2 base Thymine liên kết với nhau làm phát sinh đột biến gen mất 1 cặp nuclêôtit.
- Tác nhân hóa học:
+ 5BU (5-Bromuraxin) là đồng đẳng của T có khả năng gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X
+ EMS (Etyl Metyl-Sunfomat) là đồng đẳng của A và G gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T
+ Acridine gây đột biến mất hoặc thêm cặp Nu, nếu được chèn vào mạch khuôn cũ gây đột biến thêm cặp Nu
+ HNO2 gây đột biến thay thế cặp Nu
- Tác nhân sinh học: Một số virus có thể gây đột biến gen. Ví dụ: Virus HPV gây ung thư cổ tử cung