Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
LIÊN
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 15:58

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

 

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

 

Linh Phương
11 tháng 10 2016 lúc 16:10

Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen…Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây trường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán.Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởibiến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy : “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất củamột em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim tanhư nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.Trong giây phút cuối cùng của đời em, có lẽ nhà văn không muốn người đọc phải chứng kiến một cái chếtthảm thương vì rét, vì đói, vì thiếu tình thương và niềm vui trong cuộc đời khốn khổ của cô bé, nên đã cho em rất nhiều ánh lửa và niềm vui được gặp lại bà nội hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Hình ảnh bà hiện lên trong những phút cuối cùng của em bé không hẳn là ảo ảnh mà chính là sự thực đã được nhìn quatâm hồn thánh thiện của em. Bà em hiện ra với nụ cười như ban cho em diễm phúc được sống lại quãng đời ấm áp đầy tình thương thuở trước. Tiếng reo của em khi gặp lại bà cũng những lời cầu xin ngây thơ làtiếng nói cuối cùng của một người sắp giã từ trần thế. Em được sống với niềm vui trọn vẹn của riêng mình nhưng chúng ta có lẽ khó ai cầm được dòng nước mắt: “Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà.Chắc Người không từ chối đâu”.Trong lời tâm sự ấy, ta hiểu được sự thực về cuộc đời nghiệt ngã và bất công mà em đang hứng chịu. Điều em cần chính là tình thương thật sự trong một thế giới bao dung và nhân hậu. Bởi thế, cái chết đối với em không còn là một điều đáng sợ. Em được về với bà, đến một thế giới khác “chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ”. Nhà văn đã để chính đôi tay bé nhỏ của em thắp lên Ánh sáng – “diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày” – để em được thấy bà em “to lớn và đẹp lão” đến đón em cùng bay vào thếgiới ước mơ trong ánh sáng huy hoàng xua hết tối tăm đè nặng cuộc đời em.Câu chuyện kết thúc. Ngày mới lại bắt đầu, “mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt”.Sự sống vẫn tiếp diễn, mọi người đón “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”, nhìn em để buông ra lời nhận xét thờ ơ: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Không ai được biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, chỉ duy nhất một người chứng kiến được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”, đó chính là nhà văn. Ông đã cúi xuống nỗi đau của một em bé bất hạnh, kể cho ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến đối với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. An-đéc-xen đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp của tình thương đến với mọi người

Lê Ngô Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 11 2016 lúc 5:29

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

 

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

 

Quỳnh Phạm Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
16 tháng 12 2022 lúc 22:35

Gợi ý:

* Mở bài: nêu hoàn cảnh em gặp cô bé bán diêm (ví dụ gặp trong mơ).

* Thân bài: kể, tả lại cuộc gặp gỡ của em với cô bé bán diêm:

- Cuộc sống của cô bé và bà như thế nào? (Ví dụ: rất hạnh phúc, đầm ấm; cô bé được ăn no, mặc ấm, không phải đi bán diêm nữa mà được đến trường, được sống cùng bà của mình).

- Tâm trạng của cô bé bán diêm ra sao? (Ví dụ: lúc nào cũng vui vẻ).

- ...

* Kết bài: kết thúc cuộc gặp gỡ ra sao? Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

- ...

*

Hùng Hồ
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 11 2021 lúc 9:23

Em tham khảo:

Rét quá, tối tăm và cô đơn, em “đánh liều” một que. Que diêm thứ nhất “sáng rực như than hồng” làm cho em tưởng chừng như “đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.

Que diêm thứ hai bùng cháy, em mơ được sống trong một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải mềm”, có một mâm cỗ sang trọng. Bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa sứ quý giá, có ngỗng quay... Em đang “bụng đói cật rét”, nên em mơ thấy “ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em”...

Que diêm thứ ba quẹt lên. Em bé thấy hiện lên một cây Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em giơ tay với về phía cây Nô-en thì diêm tắt. Em mơ thấy các ngọn nến bay cao lên mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời”.

Que diêm thứ tư bùng cháy, ánh lửa xanh tỏa ra. Em bé mơ “nhìn thấy rõ ràng bà em dang mỉm cười với em”. Em bé nguyện cầu tha thiết: “Cháu van bà, bà xin Thượng dế chí nhân, cho cháu về với bà...”

Em bé quẹt hết cả bao diêm. Diêm nối nhau chiếu sáng. Đêm càng khuya càng rét, tuyết càng phủ dày mặt đất. Em bé chập chờn trong mơ. Em thấy bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em, hai bà cháu về chầu Thượng đế

Bốn giấc mơ của em bé bán diêm là những giấc mơ đẹp thể hiện ước vọng được sống trong tình yêu thương, trong hạnh phúc. Ánh sáng lửa diêm là ánh sáng nhân văn tuyệt dẹp.

Sun Trần
26 tháng 11 2021 lúc 9:38

Lần thứ nhất : Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi có bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
=> Thể hiện sự ấm áp của lò và mang lại hơi ấm trong trí tưởng tượng của cô bé vì em đang rất lạnh.

Lần thứ hai : Em quẹt que diêm thứ hai. Bức tường biến thành một tấm rèm bằng vải màn.Em nhìn thấu vào trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn có cả một con ngỗng quay. Điều kì diệu nhất là ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phóng sết,cắm trên lưng, tiến về phía em bé.
=> Thể hiện điều em muốn bây giờ là một bữa ăn vì em đang rất đói .
Lần thứ ba : Em quẹt que diêm thứ ba. Em thấy một cây thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng, hiện ra trước mắt em.
=> Thể hiện mái ấm hạnh phúc của các gia đình trong đêm giáng sinh.

Lần thứ tư : Em quẹt một que diêm nữa, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em 
=> Thể hiện em bé bây giờ đang muốn có một sự yêu thương, che chở của người bà.

Lần thứ năm : Cái này mình không rõ nên không viết chi tiết được, mong bạn thông cảm ạ! 

No ri do
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 11 2016 lúc 19:12

giấc mơ được nhìn thấy bà và em theo bà lên thiên đàng vì khi ước mơ đó thành hiện thực , em sẽ không còn phải khổ đau .

Nguyễn Trần Thành Đạt
8 tháng 11 2016 lúc 23:57

Uớc mơ cùng bà lên thiên đàng, về trầu Ngọc đế là ước mơ đẹp nhất (ý kiến của em) vì nó thể hiện được ước mơ khát khao tình yêu thương chán bỏ cuộc sống thiếu thốn tình cảm của cảnh ngộ nghèo khổ mà em bé đã chịu đựng trong suốt hơn một năm trời.

Ngân Đại Boss
8 tháng 11 2016 lúc 20:50

đk gặp bà

duy nguyễn nhất
Xem chi tiết
Đỗ Thành Trung
23 tháng 1 2022 lúc 17:53

lỗi

Li An Li An ruler of hel...
23 tháng 1 2022 lúc 17:53

xin lỗi, tôi ko thấy

Đỗ Thành Trung
23 tháng 1 2022 lúc 17:55

tham khảo trên mạnggg

Khương Việt Cường
Xem chi tiết
Bích Ngọc Hoàng
25 tháng 10 2020 lúc 21:50

Vào đêm giao thừa ấy, trời rất lạnh và tuyết rơi xối xả. Tớ đầu trần, chân đất cùng những gói diêm vẫn lang thang dọc phố mặc cho những bông tuyết đang rơi đầy trên mái tóc của mình. Tớ ko dám về nhà vì sợ bố đnáh, vả lại ở nhà cũng chẳng hơn j cả.

Các cửa sổ đã sáng đèn và mùi ngỗng quay thơm lừng toả ra. Cuộn người trong góc giữa hai ngôi nhà nhưng tay chân tớ vẫn đóng băng vì lạnh, tớ chợt nghĩ biết đâu bật diêm lên sẽ tốt hơn, chí ít cũng có thể sưởi ấm những ngón tay. Tớ quýet định bật diêm. Que thứ nhát bật lên, hơ tay trên ngọn lửa nhỏ em tưởng mình đang ngồi trước chiếc lò sưởi. Lửa vụt tắt, chỉ còn lại trong tay em là nửa que diêm cháy dở.

Tớ bật que diêm thứ hai, bức tường thứ trước mặt bỗng trở nên trong suốt khiến tớ có thể nhìn thấy trong nhà một bàn ăn phủ khăn trắng với con ngỗng quay. Nhưng điều khiến tớ thấy lạ nhất là con ngỗng quay tự dưng từ trên điac nhảy xuống rồi tiến về phía em vớ con dao cắm tr'c ngực. Bỗng que diêm phụt tắt, tớ ko còn thấy j nữa ngoài bức tường dày tối tăm, lạnh lẽo ngay tr'c mắt.

Tớ bật thêm que nữa, và tớ thấy mình đnag ngồi tr'c cây thông noel trang hoàng. Với tay về phía cây thông , que diêm tắt lịm, tớ thấy ánh nến bay lên cao, cao mãi trông như những vì sao. Rồi tớ thấy một vì sao rơi xuống, "chắc có ai đó vừa mới từ giã cõi đời", tớ nghĩ thế vì tớ nhớ đến lời bà, người duy nhất yeu quý tớ trên cõi đời này.

Tớ lại bật tiếp que diêm thứ tư, ánh sáng bao trùm, trước mặt tớ một vầng sáng hiện ra, và... bà tớ đang đứng đó, mỉm cười hiền lành và âu yếm. " Bà ơi!", tớ khóc nấc lên, " Bà mang cháu cùng đi nhé! Cháu biết bà sẽ bỏ rơi cháu khi que diêm cháy hết, bà sẽ biến mất như chiếc lò sưởi ấm áp kia, như chú ngỗng quay và cây thông rực rỡ".Tớ nứac nở khóc, rồi tớ đốt hết những que diêm trong bao để níu kéo bà ở lại. Tớ chưa bao trông thấy bà đẹp lão và cao lớn đến thế. Bà ôm tớ trong vòng tay rùi cả hai ucngf bay lên, trong ánh sang và niềm hân hoan, xa mặt đất dần dần, tớ đã đến nơi ko còn đói khát và nỗi khổ đau.

Sáng hôm sai, người ta thấy tớ đang ngồi tựa vào tường, má ửng hồng, nụ cười nở trên môi. Mọi ng` ai cũng nghĩ tớ đốt diêm để sưởi ấm cho mình nhưng chẳng ai biết đc những điều kì diệu mà tớ đã nhìn thấy nhờ những que diêm đó. Chợt 1 tiếng chuông kêu quen thuộc tớ mở mắt hóa ra đó là tiếng chuông đồng hồ báo thức. tớ nhào dậy chợt nhận ra đó chỉ là 1 giấc mơ.bấy giờ tôi mới biết cuộc đời của những người nghèo khổ, lang thang cơ cực khó khăn như thế nào

Khách vãng lai đã xóa