Đã, đang, sẽ khắc phục lỗi..... Với cụm từ đó hãy viết thành bài văn.
#Bài_khó
Câu 1: Trong đoạn văn: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường
tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn
hoắt.”
- Có mấy cụm danh từ? Ghi lại các cụm danh từ đó?
Câu 2: Nếu viết: “ Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng
lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
Câu 3: Hãy lập dàn ý và viết bài văn tả lại ngôi nhà em đang ở
Hãy viết bài văn kể về một lần em mắc lỗi. Trong bài văn có sử dụng ít nhất một cụm danh từ làm chủ ngữ, một cụm động từ và một cụm tính từ làm vị ngữ (gạch chân và chú thích)
giúp nhanh giúp e ah
câu văn thái độ bàng quang của học sinh đối với hiện tượng quay cóp bài đã thành phổ biến hãy tìm ra từ mắc lỗi vầ sữa những từ đó
từ sai là từ BÀNG QUANG sửa lại Bàng Quan
Thái độ bàng quang của học sinh đối với hiện tượng quay cóp bài đã thành phổ biến.
bàng quang => bàn quan.
Từ văn bản “Bài toán dân số”, Em hãy viết một đoạn văn ngắn đưa ra những biện pháp khắc phục, hạn chế sự bùng nổ dân số trên thế giới.
Viết một đoạn văn 8 đến 10 dòng về cảm nhận của em về vấn đề viết sai lỗi hiện nay của học sinh chúng ta nên làm gì để khắc phục lỗi sai đó
Con người chúng ta sống không chỉ để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần mà sống còn là để trau dồi những phẩm chất tâm hồn đáng quý. Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người.
Nhiều người cho rằng, lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập thể có lỗi. Ý kiến đó không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối với lời xin lỗi như vậy. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, ít nhiều chúng ta cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng lời xin lỗi ấy có thể là “Xin lỗi bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?”, “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc bàn này cùng anh?”, “xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây”, “con xin lỗi mẹ vì khi nãy con đã làm điều không đúng với mẹ” …..
Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi?
Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác.
Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.
Một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người chung sống cùng nhau, hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: “Lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai và người khác đúng, lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra”. Sự thể hiện trong câu nói trên là ở những mâu thuẫn, xung đột giữa những con người. Sống là va chạm, là đụng độ với nhiều khó khăn, kể cả những bất đồng quan điểm. Tại sao có những cuộc cãi vã xuất hiện, những trận đánh nhau oái ăm không ngừng bớt nóng chỉ vì bất đồng quan điểm, vì một vấn đề không biết lỗi từ phía ai? Những tiêu cực trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bởi một lời xin lỗi từ một trong hai phía. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, một chút từ bỏ cái tôi, vượt lên thói sĩ diện hão thì tư cách của một kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Như vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề rối rắm không đáng có sao?
Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi: “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ? Đây là câu chuyện có thực được kể lại nhưng ắt hẳn trong cuộc sống chúng ta những câu chuyện hiện hữu như trên không hề hiếm có. Lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khăng khít hơn và mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng, tôn trọng hơn cả những việc không ai muốn đã xảy ra. Xin lỗi là tốt nhưng nếu ta lạm dụng nó quá cũng là điều không tốt. Xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân hơn. Việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc sai lầm và chỉ biết xin lỗi. Vì vậy, bạn hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc hơn với những lời xin lỗi hợp lý.
Để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng” nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi đến người cần nhận nó một cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng vẫn thật cẩn trọng nhất. Và một lưu ý hết sức cần thiết đó là phải biết sửa sai sau lời nói chân thật ấy các bạn nhé.
Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn!
Tóm lại, nếu có ai cho rằng phải nói lời xin lỗi, tôi sẽ giơ tay và ủng hộ hết mình với ý kiến đó. Đồng thời, lời xin lỗi không giới hạn cho bất cứ ai, độ tuổi nào nên việc học cách xin lỗi là điều thiết yếu không chỉ riêng tôi mà còn cả nhân loại. Vì lời xin lỗi ấy không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa cho cả cộng đồng loài người chúng ta.
Hôm trước lớp em làm bài kiểm tra toán, do quay cóp nên em đã được điểm 10. Trong em diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm để thuyết phục chính mình nhận lỗi với cô giáo vào không nhận điểm 10 đó
Em hãy đưa ra lí lẽ tự thuyết phục mình nhận lỗi với cô
(Các bạn viết thành đoạn hoặc gạch đầu dòng hộ mik vs ạ)
Cảm ơn :))
mình : em xin lỗi cô thật ra đây là điểm 10 giả mạo do em quay cóp mới đạt dcj điểm 10 nay , em xin lỗi cô và mong cô tha thứ cho em dc không ạ ? em hứa từ alanf sau sẽ koonf quay cóp nữa và học tập chăm chỉ hơn ạ !
toán dễ thế mà cũng quay cóp:))
Văn bản “Bài học đầu tiên” kết thúc với hình ảnh “Tôi xin phép lâu suy nghĩ về bài học đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành chính phần bằng cụm từ.
Viết một đoạn văn (150-200 từ) kể về một trải nghiệm đáng nhớ đã làm thay đổi suy nghĩ, thái độ hoặc lối sống của em
giúp mình với !!!!!
Tham Khảo
Sau khi Dế Choắt ra đi bằng những cú mổ đau đớn, tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. Tôi bồi hồi và suy nghĩ lại về việc làm của mình. Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa. Giá như tôi đồng ý cho Dế Choắt đào một cái ngách thông sang nhà tôi, giá như tôi không trêu chọc chị Cốc để người bạn ốm yếu của tôi phải chịu hậu quả đau xót như vậy. Chính tính cách kiêu căng, tự phụ, coi thường và thích trêu chọc người khác của tôi đã làm hại Dế Choắt. Tôi đứng lặng trước nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm và tự hứa sẽ thay đổi cách sống: cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình. Tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc từ đây về sau, tôi sẽ không bao giờ kiêu căng tự phụ nữa.
Các câu mở rộng thành phần chính:
- Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh.Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) nói về cảm xúc của em lúc giao mùa, trong đó có dùng ít nhất một cụm tính từ hoặc một cụm động từ làm thành phần chính của câu.
Em tham khảo:
Giao mùa với em luôn là thời khắc đặc biệt. Những cơn gió đang đến gần hơn. Cái lạnh bắt đầu rõ nét hơn chứ không còn khe khẽ, se sẽ như những ngày cuối thu. Lòng em lại nôn nao, lo lắng về giá rét, về đông lạnh. Đông làm những cành cây này rồi sẽ trơ trụi. Mấy chiếc lá vàng, em quyến luyến chúng lắm thay. Một mùa thu lại qua đi, những ngày đông đang về, bao nhiêu người trong chúng ta cứ chờ từng chút giao mùa như thế đó!
cụm động từ: đang đến gần hơn.
Bài 1: Sắp xếp các từ sau vào đúng loại từ ghép và từ láy: giam giữ, bó buộc, bao bọc, xa xôi, ngặt nghèo, khúc khuỷu, ngất ngưởng, mơ màng, bâng khuâng, thẫn thờ, trong trắng, ruộng rẫy, vuông vắn, tội lỗi, tướng tá, đón đợi, chiều chuộng, nhức nhối.
Bài 2: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
"Ngày xưa có một ông vua nọ sai một viên quan đi đó là khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan ấy vẫn chưa thấy có người nào lỗi lạc ."
a. Giải nghĩa từ" lỗi lạc" . Hãy cho biết e đã giải nghĩa từ bằng cách nào?
b. Tìm 1 cụm danh từ có trong câu văn sau và điền cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm dt: "Ngày xưa có một ông vua nọ sai viên quan đi đó là khắp nước tìm người tài giỏi."
c. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh trong văn bản trên. Gạch dưới 1 từ láy có trong đoạn văn e vừa viết.
Bài 3: Phân biệt nghĩa của mỗi từ trong dãy sau:
a. học hỏi, học hành, học lỏm, học ôn, học vẹt.
b. đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt, đề nghị.
Giúp mik với các bn ơi !!! đag cần gấp lắm lun^^