Thế nào là ẩn dụ?
thế nào là nhân hóa so sánh ẩn dụ hoán dụ
Tham Khảo: Ẩn dụ :Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Hoán dụ: Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
So sánh:So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Nhân hoá:Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được gọi hoặc dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
Tham khảo:
-Nhân hóa (Anthropomorphism) hay còn gọi là phép nhân hóa hoặc nhân cách hóa là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động, tâm lý như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật như văn, thơ.
-So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đây là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi.
-“Ẩn dụ là một biện pháp tu từ mà ở đó có các sự vật và hiện tượng được nhắn đến quá việc gọi tên sự vật hiện tượng khác mà ở đó có những nét tương đối giống nhau. Sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm mục đích chính là tăng khả năng gợi hình, gợi cảm.” ... Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-
Hoán dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
+ Lấy một vật chứa đựng để gọi một vật bị chứa đựng;
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Thế nào là ẩn dụ? Có bn kiểu ẩn dụ?
Kể tên các loại ẩn dụ đó và cho ví dụ cho từng loại
Giúp mình nhé' đang cần ôn thi
Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng .
Có 4 kiểu ẩn dụ :
+) Ẩn dụ phẩm chất:
VD : Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
+)Ẩn dụ cách thức :
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
VD : Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
+)Ẩn dụ hình thức :
Ví dụ:Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Thế nào là ẩn dụ ? Chép một đoạn thơ có sử dụng phép ẩn dụ trong bài : " Đêm nay Bác không ngủ
* ẨN DỤ: là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.).
+ Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại:
1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv.
2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ.
3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Thế nào là ẩn dụ? Cho5 ví dụ và gạch chân chúng
Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Ví dụ:
_ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ==> ăn quả : người được hưởng thụ ; trồng cây: người chăm sóc, sản xuất,...
_ Về thăm quê bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
_ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
( Trần Đăng Khoa )
_ Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
_ Trên đường hành quân xa ( dừng chân bên xóm nhỏ )
Tiếng gà ai chảy ổ
Nghe cục tác cục ta
Nghe xao tiếng động nắng trưa
Nghe bạn chân đỡ mỏi
( Xuân Quỳnh )
Chúc bạn học tốt!
Thế nào là phép so sánh,ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa
So sánh : Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
Nhân hóa : Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
Ẩn dụ : Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Hoán dụ : Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
1. Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? Cho mỗi kiểu 2 ví dụ.
2. So sánh là gì? Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm những phần nào?
3. Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ?
4. Thế nào là nhân hóa? Phép nhân hóa có các kiểu nào? Cho mỗi kiểu 2 VD.
5. Câu trần thuật đơn không có từ “là” gồm những kiểu câu nào? Nêu đặc điểm nhận biết kiểu câu ấy
1
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diển đạt.
Có 4 kiểu Ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
2
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm:
+ Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
+ vế B nêu tên sự vật sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc được nói đến ở vế A.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
- Từ ngữ chỉ ý so sánh.
3
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượngThế nào là phép ẩn dụ và nhân hóa
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ tương đồng với nó . Nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả sự vật bằng từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người là cho sự vật ( cây cối , đồ vật ; con vật ;... ) trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm con người.
Ẩn dụ : là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên của sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hóa : gọi hoặc tả sự vật bằng vốn từ dùng để gọi hoặc tả con người cho sự vật ( con vật , đồ vật ,...) được trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những tâm tư , tình cảm của con người .
=> Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một
sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó…
…nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
=> Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
=> Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ dưới đây.Nêu lên nét tương đồng giữa các sự việc, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau .
Ví dụ:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
=> Thuyền: Không ở yên một chỗ, luôn di chuyển nay đây mai đó – Không có tính cố định …
=> Bến: Ở yên một chỗ, Không thể di chuyển nay đây mai đó – Có tính cố định …
Thuyền: Có nét tương đồng về phẩm chất với người con trai (người chồng – Đàn ông)…v…v…
Bến: Có nét tương đồng về phẩm chất với người con gái (người vợ - Phụ nữ) …v…v…
tương đồng về phẩm chất
hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh như thế nào ? ai nhanh mình tick cho
Hình ảnh ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.).
Hình ảnh ẩn dụ là : Là 1 hình thái trong văn nói hay là một cụm từ dùng để thể hiện 1 cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa . Lối ẩn dụ này thường được hay sử dụng trong văn học đặc biệt là thơ - một bài viết có ít từ vựng nơi mà cảm xúc và những ý tứ trong nói lại được dùng để liên tưởng đến các bài thơ hay khác ! mk nghĩ là thế đó
tk mk nha m.n
đấy mà là tiếng việt lớp 5 có mà là văn lớp 7 thì có
Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?
- Thu thủy: làn nước mùa thu.
- Xuân sơn: nét núi mùa xuân.
Cả câu thơ sử dụng hình ảnh mang tính ước lệ và biện pháp ẩn dụ gợi lên đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.