Sưu tầm 1 mẩu chuyện ngắn về chủ đề: Tôn Trọng Kỉ Luật
B. Bài Tập:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về các chủ đề: Yêu thương con người; Siêng năng, kiên trì, Tôn trọng sự thật; Tự lập.
- Giải quyết các tình huống về các chủ đề.
trả lời giúp vs chứ ko biết làm sao hết
1. Có chí thì nên.
2. Thua keo này bày keo khác.
3. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
4. Ai đội đá mà sống ở đời.
5. Cần cù bù thông minh.
6. Có cứng mới đứng được đầu gió.
7. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
8. Có công mài sắt có ngày nên kim.
9. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
10. Mưu cao chẳng bằng chí dày.
11. Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
12. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
13. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.
14. Một nắng hai sương.
15. Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.(Đây là các câu ca dao tục ngữ nói về tính siêng năng kiên trì)
1.Ca dao, tục ngữ:
Yêu thương con người:Thương người như thể thương thân,Một miếng khi đói bằng một gói khi no,............
Siêng năng, kiên trì:Có chí thì nên,Thua keo này bày keo khác,Cần cù bù thông minh,...............
Tôn trọng sự thật:Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân,Lời hơn lẽ thiệt,...........
Tự lập: Nước lã mà vã nên hồ,Giàu người ta chẳng có tham,..........
Sưu tầm những mẩu chuyện về thời niên thiếu của bác hồ! Ngắn gọn nhất có thể nhá
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
Sưu tầm một mẩu chuyện về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm 1925 - 1941.
THAM KHẢO :
Giai thoại: Stalin bàn về việc trồng chanh
Stalin (1879-1953) là lãnh tụ tối cao của Liên Xô trong những năm 1925 đến 1953. Trong suốt gần 20 năm cầm quyền của mình, Stalin lãnh đạo nhân dân và đất nước Liên Xô vượt qua nhiều giông tố, thử thách.
Có một giai thoại kể rằng: năm 1930, phái đoàn của Gruzia (nước Cộng hòa phía Nam Liên Xô) do A.I. Mgeladze đến thăm Mát-xcơ-va. Stalin đi cùng với Mgeladze dọc theo con đường trong nhà nghỉ ngoại ô Kunsevsk và đãi ông này những quả chanh mà chính tay Stalin tự tay trồng trong vườn của mình:
- Mgeladze, đồng chí hãy nếm thử đi, chanh ngon lắm, nó được trồng tại Matxcova đấy!
Cứ như thế, nguyên soái Stalin tiếp tục lặp đi lặp lại vài lần câu mời trên giữa các câu chuyện về chủ đề khác.
- Mgeladze, đồng chí hãy nếm thử đi, chanh ngon lắm, nó được trồng tại Matxcova đấy!
Cuối cùng thì Mgeladze cũng hiểu ra mong muốn của Stalin. Mgeladze trả lời đầy kiên quyết:
- Thưa đồng chí Stalin, tôi xin hứa với đồng chí là sau 7 năm nữa Gruzia sẽ đảm bảo đủ chanh cho đất nước, và chúng ta sẽ không phải nhập khẩu chanh nữa.
Stalin mỉm cười vui vẻ:
- Ơn chúa, cuối cùng thì đồng chí cũng đã đoán ra!
Sưu tầm một vài mẩu chuyện về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô những năm 1925 – 1941.
có câu chuyện về kỉ niệm với chủ đề tôn sư trọng đạo không ạ?
Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt.
Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.
Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:
– Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.
Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.
Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.
Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá… ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.
Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp – Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.
Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:
– Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.
– Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ…
Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.
Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:
– Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.
Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa…".
GDCD 8:trong buổi sinh hoạt tổ lớp 8A thảo luận về chủ đề pháp luật và kỉ luật, có 2 ý kiến khác nhau:
ý kiến 1 cho rằng việc thực hiện nghiêm túc pháp luật và kỉ luật làm cho con người mất tự do.
ý kiến thứ 2 cho rằng chính việc tôn trọng kỉ luật và chấp hành đúng pháp luật mới chính là có sự tự do thực sự.
a)em đồng ý nào?vì sao?
b)em hãy đưa ra dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình
Sưu tầm một số mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ
Là vị lãnh tụ của dân tộc, là người cha của hàng vạn đứa con, có lẽ, Bác sẽ phải sống trong một cung điện nguy nga, tráng lệ, hay ít hơn là một toà nhà rộng lớn. Thế nhưng chẳng có ai như Bác. Tổng thống Mỹ, Nga, hay bất kì quốc gia nào đều sống trong một nơi nào đó thật đặc biệt, thật đẹp, thật lộng lẫy. Còn Bác, Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn, nó bình dị như muôn ngàn căn nhà sàn khác. Trong nhà chỉ có vài đồ dung cần thiết, đường nhiên sẽ chẳng có thứ gì là xa xỉ cả. Xung quanh nhà Bác là hàng râm bụt mới đâm hoa, là cây vú sữa thơm hương quê nhà, là ao cá xinh xinh. Thật sự những thứ ấy đều rất quen thuộcvới người dân Việt Nam. Không những thế, Bác chẳng bao giờ tỏ ra mình giỏi, Bác chẳng kêu ca, Bác luôn giản dị trong mọi công việc. Đi đâu, Bác cũng chỉ với một đôi dép cao su đã sờn. Dù là thăm dân hay dự hội quan trọng, Bác vẫn luôn giản dị. Bữa ăn cũng thế, cũng chỉ canh rau và những món ăn dân giã. Cuộc sống của Bác là thế. Khi hoạt động trong hang Pác Bó, đã từng có một anh bộ đội nói với Bác rằng để anh đổi món ăn ngon hơn cho Bác hay mua cho Bác bộ đồ đẹp hơn, sang hơn để Bác đi hội họp. Nhưng không, Bác đã từ chối, cuộc sống của mọi người còn khó khăn làm sao có thể sung sưóng đựoc. Bác không phải như những người thiền, bỏ ngoài thể tục, hưởng thụ một cuộc sống an nhàn. Mà Bác lo cho dân, cho các con than yêu của mình.
“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương”
Không chỉ vậy, Bác cũng rất yêu các thiếu niên nhi đồng -những chủ nhân tương lai của đất nước. Vào những dịp khai giảng, Bác thường viết thơ để động viên, nhắc nhở. Và cả năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành khẩu ngữ ở mỗi trường học. Công lao của bác lớn lao quá, vĩ đại quá. Vì thế mà thế hệ trẻ chúng ta ngày hôm nay càng phải cố gắng hơn nữa để thực hiện tâm nguyện của Bác “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em”, để không phụ những hi sinh xuơng máu đã đổ xuống để đất nước đựoc hoà bình. Và hãy sống xứng đáng với những gì Bác chỉ dành cho dân tộc.
___xg rồi ak___
sưu tầm một vài mẩu chuyện về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hooin ở loieen xô những năm 1925 -1941
Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Mẩu chuyện 1:
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Mẩu chuyện 2:
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên….