Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:38

Tham khảo

CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA CỘNG HÒA NAM PHI

1. Tài nguyên khoáng sản

- Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ USD).

- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhất châu Phi. Từ lâu nước này đã nổi tiếng thế giới về trữ lượng và sản lượng khai thác vàng, kim cương, kim loại đen (quặng sắt, bạch kim, man-gan, crôm), kim loại màu (đồng, chì), năng lượng (than đá, dầu mỏ), kim loại phóng xạ.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú này là cơ sở thuận lợi cho nền công nghiệp phát triển và đóng góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

- Tuy nhiên giàu khoáng sản cũng nảy sinh các hoạt động khai thác khoáng sản tự phát gây nên khó khăn trong quản lí nguồn tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường,…

2. Những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu khoáng sản

- Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP.

- Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um. Nam Phi là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới (ngành công nghiệp khai thác vàng đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Nam Phi).

- Quốc gia này cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon, thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất (ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành các đơn vị sắt chất lượng cao.

- Ngành công nghiệp khoáng sản Nam Phi là ngành có đóng góp lớn nhất đối với sự dịch chuyển của nền kinh tế, với việc hoàn tất thương vụ BBBEE trị giá 150 tỷ Rand. Ngành khai khoáng cũng là lĩnh vực đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Nam Phi, đặc biệt là vàng - chiếm tới một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu.

3. Phân bố công nghiệp khai thác một số loại khoáng sản nổi bật

Công nghiệp khai thác vàng: tập trung ở vùng trung tâm như Phri-xtây, Mỏ vàng South Deep phía tây thành phố Giô-han-ne-xbua, Nam Phi nằm sâu 3 km dưới lòng đất với trữ lượng gần 1.800 tấn vàng. Một mỏ vàng lớn ở tỉnh Free State được phát hiện có trữ lượng khoảng 11,5 triệu ounce (tương đương 322 tấn) nằm ở độ sâu từ 1,1-2,2 km dưới lòng đất.

Công nghiệp khai thác kim cương: tập trung ở vùng ven bờ phía tây nam giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc của vùng Bắc Kếp, trung tâm Phri-xtây. Kimberley (Nam Phi) nổi tiếng với Big Hole, rất nhiều kim cương được tìm thấy tại Kimberley và Big Hole chính là mỏ kim cương lớn nhất thế giới sâu 215 m.

Công nghiệp khai thác u-ra-ni-um: tập trung ở nam và tây nam thành phố Giô-han-ne-xbua.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 4 2018 lúc 14:55

HƯỚNG DẪN

a) Đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm

− Thuận lợi

+ Đất badan có diện tích lớn, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

+ Khí hậu cận Xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

+ Phân hóa theo độ cao.

− Khó khăn

+ Mùa khô thiếu nước.

+ Màu mưa đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.

b) Đối với việc khai thác lâm sản

− Rừng: Độ che phủ tương đối lớn.

− Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều động vật.

Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
1 tháng 3 2016 lúc 8:52

a) Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

* Thuận lợi :

- Đất bazan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

- Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy

- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su,..) và cây có nguồn gốc cận nhiệt ( chè,..)

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất

- Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

b) Vùng Tây Nguyên cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng vì :

- Rừng bị tàn phá,  làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường,..

- Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, không tận thu gỗ cành, ngọn,...)

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 17:13

Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc

   - Miền Đông Trung Quốc từ duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 105°Đ.

   - Chiếm gần 50% diện tích, có thuận lợi và khó khăn về tự nhiên là:

      + Thuận lợi:

         • Các đồng bằng rộng lớn, phù sa màu mỡ, dân cư đông, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, nguồn nước dồi dào, vùng nông nghiệp trù phú.

         • Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

      + Khó khăn: thường lũ lụt ở các đồng bằng , nhất là đồng bằng Hoa Nam.

   - Với tự nhiên nêu trên, Trung Quốc phát triển mạnh nông nghiệp và công nghiệp.

Lê Khánh Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Minh
4 tháng 5 2022 lúc 20:20

    

 

Đỗ Huy Phúc
4 tháng 5 2022 lúc 20:24

Trung Quốc mà ,chữ T,Q không viết hoa

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 11 2018 lúc 9:08

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

Ngân
Xem chi tiết
lạc lạc
7 tháng 3 2022 lúc 7:01

Tham khảo :

 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên

Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

 ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

* Thuận lợi

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...

=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 29.

          Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 1 2020 lúc 8:39

Gợi ý làm bài

a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta

* Thuận lợi

- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.

- Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.

+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).

- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước ta rất dồi dào.

* Khó khăn

- Thiếu nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.

- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).

b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện

- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp điện cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.

- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 9:31

* Miền Đông :

- Thuận lợi :

+ Nông nghiệp : Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

+ Công nghiệp : Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp.

- Khó khăn : Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

*Miền Tây :

- Thuận lợi :

+ Nông nghiệp : Tập trung nhiều rừng và đồng cỏ, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

+ Công nghiệp : có nhiều loại khoáng sản như than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,… đây là vùng giàu tiềm năng công nghiệp.

- Khó khăn : địa hình hiểm trở, song ngòi ít nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.