bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống vói những câu hát than thân
a) Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?
b) Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?
c) Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào ( vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận)?
d) Trong hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?
e) Tình cảm, thái đọ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ được thể hiện điều đó?
a)
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.b)
"Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.
Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam
c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
d)
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".
e)
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Bàn về vấn đề hình tượng người phụ nữ trong thơ bà cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu như cuốn “Văn học Việt Nam”(giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX) của tác giả Nguyễn Lộc, Nxb GD, 2001. Hay cuốn “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”, Nxb GD, 2007, cuốn “thơ Hồ Xuân Hương” của Phạm Uyên, Nxb Đồng Nai, 2004. Hay cuốn “ Thơ và đời” của Lữ Huy Nguyên…Nói chung tất cả các cuốn trên đều có đề cập đến cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề “hình tượng phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” một cách hệ thống và toàn diện mà chỉ đề cập đến một khía cạnh, chỉ một mặt nhỏ trong công trình nghiên cứu của họ. Có thể khẳng định "lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương là lịch sử nỗi ám ảnh chưa bao giờ đứt đoạn của vấn đề tiểu sử và văn bản thơ Hồ Xuân Hương”
e thấy những câu hát châm biếm có gì giống và khác các bài ca về chủ đề gia đình, tình yêu quê hương đất nước , con người và than thân ở các phương diện nội dung và nghẹ thuât
Phiến của các loại lá có những đặc điểm nào giống nhau ?
Đặc điểm giống nhau:
+)Dạng bản dẹt.
+)Thường có màu lục.
+)Là phần lớn nhất của lá.
Đặc điểm giống nhau:
- Dạng bản dẹt.
- Thường có màu xanh lục
- Là phần rộng nhất của lá.
những câu hát châm biếm có giừ giống với truyện cười dân gian
Phê phán những thói hư tật xấu
Chê bôi những người không có suy nghĩ
Mê tín dị đoan
Mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cho người đọc
Tk mk nha
(Ý hỏi tiếp theo của câu đó) hãy nêu các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt? sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường áp dụng đối với những loại cây nào? phương pháp này có ưu điểm gì
tình hình nước nhật và nước mĩ trong những năm 1918 1927 có những điểm gì giống và khác nhau
-giống :cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong chiến tranh thế giới thứ nhất nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế.
-khác :
*Mỹ:+áp dụng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và phồn vinh.
+phát triển cực kì nhanh chóng do cãi tiến kĩ thuật.
+thục hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ boc lột công nhân và tần lớp nhân dân lao động trong nước.
*Nhật Bản:+phát tiển không cấn đối, không ổn định về nền công nghiệp và nông nghiệp.
+chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng.
+công nghiệp chưa có sự cãi tiến đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu => kinh tế phát triển chậm chạp, bâps bênh.
THI TỐT NHÉ!!!
a) Bài bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ?cách hợp vần của bài thơ như thế nào?
b)Bài thơ bánh trôi nước có những đặc điểm nào giống những câu hát than thân trong ca dao?
c) hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ xưa như thế nào?
a)
Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Số câu : 4
Số chữ : mỗi câu 7 chữ
Cách hợp vần : chữ cuối của câu 1 hợp vần với chữ cuối của câu 2 và 4 ( tròn - non - son )
b )
phê phán xã hội cũ bất công
nói lên nỗi lòng , và cuộc sống bấp bênh của người phụ nữ xưa
cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi
c)
hình ảnh bánh trôi nước :
_ bánh có màu trắng của bột nếp
_ bánh được nặn thành từng viên tròn . Nếu nhào bột mà nhiều nước thì nát , ít nước thì rằn
_ khi luộc trong nước sôi , bánh chết thì nổi lên , bánh chưa chín thì chìm xuống
như vậy ta thấy việc miêu tả bánh trôi nước rất đúng với hiện thực bánh trôi nước ngoài đời
hình ảnh người phụ nữ xưa :
bánh trôi nước phản ánh vẻ đẹp , phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
_ Vẻ đẹp : trong trắng , xinh đẹp ( thân em vừa trắng lại vừa tròn )
_ Phẩm chất : dù gặp bất cứ cảnh ngộ oái ăm , ngang trái gì vẫn giữu vững được tấm lòng son sắt , thủy chung , tình nghĩa ( mà em vẫn giữ tấm lòng son )
_ Thân phận : chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời . Bài thơ mang tính đa nghĩa , nhưng ở nghĩa thứ 2 Hồ Xuân Hương đã thể hiện 1 thái độ trân trọng , nâng niu cái đẹp , phẩm chất trong trắng , thủy chung sắt son và cảm thương cho thân phận chìn nổi , bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ
Chúc bạn học tốt
a, Bài thơ bánh trôi nước thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt -đường luật.Bài thơ có 4 câu , mỗi câu có 7 chữ . cách hiệp vần:các tiêng cuối câu 1,2,4 hiệp vần với nhau b,dùng cụn từ thân em đẻ giới thiệu về bản thân khi mở đầu bài thơ c,Hình ảnh bánh trôi nước: + Màu sắc: trắng + Hình dạng: tròn + Cách luộc bánh, cách làm bánh =>miêu tả chính xác , gợi cảm thể hiên sự ham hiểu . nét đẹp văn hóa của người Vn ta hình ảnh của người phụ nữ với các tính từ gợi tả vẻ đẹp duyên dánh xinh xắn của người phụ nữ
Bài thơ thuộc thể theo thất ngôn tứ tuyệt
Có từ thân em-bày tốt nỗi niềm của người phụ nữ trong thời phong kiến
Hình ảnh bánh trôi nước hiện lên miêu tả dáng vẻ trắng và đầy đặn quyến rũ của người phụ nữ
Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
Bài thơ “Bánh trôi nước” có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong các bài ca dao?
Giống nhau: đều mượn hình ảnh của sự vật để nói về con người; bắt đầu bằng từ " thân em" mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa từ đó nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa.