văn hóa ấn độ có chữ viết,văn học ,tôn giáo,nghệ thuật như thế nào?
Người Ấn Độ đã được những thành tựu gì về văn hóa?( nâu theo thứ tự sau: chữ viết, tôn giáo, văn học, nghệ thuật kiến trúc )
THAM KHẢO:
- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.
- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.
- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ.
- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.
1.Văn minh Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ? (Cụ thể về tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, điêu khắc). 2. Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? (Cụ thể về tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, điêu khắc).
Văn minh Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam trong quá khứ. Cụ thể như sau:
+Tôn giáo: Trước khi đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam, đạo Giáo mới là nơi tôn giáo chính thống được Các triều đại phong kiến Việt Nam thờ cúng và theo đuổi. Tốt đẹp và tính chất hiếu khách của đạo Giáo Trung Quốc đã ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng, tập tục và phong tục của người Việt.
+Văn hoá: Với nền văn hóa đa dạng, Trung Quốc đã giúp Việt Nam bổ sung nhiều thành phần mới trong văn hoá của mình. Trong thời kỳ Trung đại, chữ Hán đã được sử dụng phổ biến và trở thành ngôn ngữ văn học, khoa học và hán tự của Việt Nam. Ngoài ra, truyền thống quan niệm của đạo Giáo, sách Nho và học thuật của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
+Nghệ thuật: Các triều đại phong kiến Việt Nam đã học tập và kế thừa nhiều khía cạnh của nghệ thuật của Trung Quốc, trong đó có kiến trúc, đồ gốm, điêu khắc và vẽ tranh. Nhiều tác phẩm nghệ thuật Việt Nam được ảnh hưởng sâu sắc từ các phong cách nghệ thuật Trung Quốc, trong đó có phong cách Hán-Nôm.
+Điêu khắc: Điêu khắc Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng đến điêu khắc Việt Nam, đặc biệt là trong cuộc cách mạng Văn hóa Đông Dương (những năm 1920 - 1930). Theo phong cách này, những tác phẩm điêu khắc Việt Nam được làm ra với những đường nét giản đơn, tinh tế và sắc sảo.
Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?Văn minh Ấn Độ cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:
+Tôn giáo: Đạo Phật ở Việt Nam đã lấy từ đạo Phật của Ấn Độ. Một số tôn giáo của Ấn Độ khác như Brahmanism cũng ảnh hưởng đến tôn giáo của người Việt, tuy nhiên không đến mức lớn như của đạo Phật.
+Văn hoá: Các triều đại phong kiến Việt Nam đã học hỏi và kết hợp nhiều phần của văn hoá Ấn Độ trong văn hoá của mình, bao gồm âm nhạc, múa, diễn xuất, trang phục truyền thống.
+Nghệ thuật: Trong điêu khắc và kiến trúc, nghệ thuật của Ấn Độ cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Đặc biệt, kiến trúc của đền Hindu đã được mang vào Việt Nam như đền Mỹ Sơn ở Đà Nẵng.
+Điêu khắc: Nghệ thuật khắc chạm và tháp trụ là hai phần của nghệ thuật Ấn Độ đã ảnh hưởng đến điêu khắc của Việt Nam. Chẳng hạn, tượng đá Yashodhara của phật giáo ở Phật Tích được coi là một trong những tác phẩm điêu khắc đá đẹp nhất được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Ấn Độ.
Câu 22. Những yếu tố nào của giá trị văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng nhiều nhất đến khu vực Đông Nam Á?
A. Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc.
B. Ngôn ngữ, phong tục.
C. Toán học và văn học.
D. Khoa học – kỹ thuật.
Sự phát triển của chữ Phạn ở Ấn Độ có ý nghĩa như thế nào?
A. Là phương tiện truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ
B. Làm cho quốc gia Ấn Độ thêm hùng mạnh
C. Góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
D. Thúc đẩy nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển
So sánh văn hóa vương quốc Lào và vương quốc Campuchia theo các nội dung: chữ viết, văn học nghệ thuật dân gian, tôn giáo, công trình kiến trúc tiêu biểu
Đời sống tín ngưỡng - tôn giáo của các cư dân đông nam á đã chịu ảnh hưởng văn hóa ấn độ trung quốc như thế nào
REFER
– Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,… Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-vua (Chăm-pa, Chân Lạp,…). VD: thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia),… tục té nước vào Phật để cầu mưa vào dịp Tết ở Cam-pu-chia
– Về Phật giáo: Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.
– Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
– Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.
– Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế kỷ sau công nguyên ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, châm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.
Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.
Câu 13: Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về
A. chữ viết. B. kiến trúc. C. nghệ thuật. D. kĩ thuật.
Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại?
A. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người.
B. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp.
C. Ca ngợi đất nước, sự tiến bộ của kĩ thuật.
D. Thể hiện đời sống vật chất, tinh thần.
Câu 15: Thời cổ trung đại, tôn giáo nào sau đây đã trở thành quốc giáo ở một số quốc gia Đông Nam Á trong một thời gian dài?
A. Thiên Chúa giáo. B. Bà-la-môn giáo.
C. Phật giáo. C. Hin-đu giáo.
Câu 16: Đền, chùa, tháp là các công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc
A. dân gian. B. tôn giáo. C. cung đình. D. tâm linh.
Câu 17: Những tác phẩm điêu khắc nào sau đây không mang tính chất tôn giáo?
A. tượng thần. B. tượng Phật.
C. phù điêu. D. chạm nổi hình rồng.
Câu 18: Thời cổ đại, các nước Đông Nam Á sáng tạo thành chữ viết của mình trên cơ sở tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ
A. chữ La-tinh. B. chữ Phạn. C. chữ Hán. D. chữ A-rập.
Câu 19: Công trình nào sau đây thuộc kiến trúc Phật giáo điển hình?
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).
B. Kinh thành Huế (Việt Nam).
C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).
D. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam).
Câu 20: Ngoài ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ và Trung Hoa, văn học Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ văn học
A. phương Tây và Nhật Bản. B. Ả Rập và phương Tây.
C. Nhật Bản và Ả Rập. D. Ả Rập và Thổ Nhĩ Kì.
Câu 21: Thế kỉ XI-XII, trên cơ sở tiếp thu một phần chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết riêng là
A. chữ Chăm cổ. B. chữ Nôm.
C. Chữ Khơ-me cổ. D. chữ Mã Lai cổ.
Trình bày những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Những công trình nghệ thuật nào dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Những thành tựu về tư tưởng – tôn giáo, giáo dục và văn học của thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX
- Tư tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo: Nhà Nguyễn tìm cách khôi phục và thi hành chính sách độc tôn Nho giáo.
+ Phật giáo và Đạo giáo bị nhà Nguyễn tìm cách hạn chế nhưng vẫn phát triển nhất là ở nông thôn (mặc dù không phát triển thịnh đạt như thời Lý – Trần). Chùa chiền, tượng phật được sửa sang, xây dựng mới.
+ Thiên chúa giáo: dù các vua nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo gắt gao, thẳng tay đàn áp nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền bá sâu rộng vào các làng, xã, số lượng người theo đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
+ Các tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh hùng có công, thần linh vẫn tiếp tục phát triển và phổ biến.
- Giáo dục
+ Nhà Nguyễn rất coi trọng giáo dục, khoa cử với quan niệm: nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục. 1807, Gia Long ban hành quy chế thi hương, thi hội. 1822, Minh Mạng khôi phục kì thi hội, thi đình. Việc học tập, thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp.
+ 1803, Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. 1808 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử, 1822. Văn Miếu Quốc Tử giám bắt đầu dựng bia đề danh Tiến sĩ. Đến 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi hội, lấy được 136 Tiến sĩ, nhiều nhân tài đỗ đạt trở thành các nhà văn hóa lớn hoặc quan lại cao cấp góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Văn học
+ Văn học chữ Hán: vẫn tiếp tục phát triển: Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Minh Mạng, Tự Đức… Văn học dân gian tiếp tục phát triển: ca dao, hò vè, tục ngữ… phong phú.
+ Văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ đạt đỉnh cao: tác giả kiệt xuất là Nguyễn Du (Truyện Kiều) và Hồ Xuân Hương.
* Thành tựu nghệ thuật dưới thời nhà Nguyễn được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới:
-Quần thể cố đô Huế - văn hóa vật thể
- Nhã nhạc cung đình Huế - văn hóa phi vật thể.