Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Trọng Anh
Xem chi tiết
Trọng Anh
27 tháng 10 2021 lúc 7:35

ai giúp với

 

 

phạm kim liên
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2021 lúc 19:49

Em tham khảo nhé:

Bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” là một nén hương của Lê Thánh Tông trên đường kinh lí đã ghé qua miếu thờ và viếng Vũ Nương. Giọng thơ nhẹ nhàng, thương cảm. Nhà vua đã ca ngợi tiết hạnh của người phụ nữ bạc mệnh. Bài thơ đã kín đáo nêu lên cho đời bài học về đối nhân xử thế, cẩn trọng nhất là trong đạo vợ chồng. Thấm đẫm vần thơ của Lê Thánh Tông là một tình thương mênh mông. Nó là một trong tác phẩm mở đầu chủ nghĩa nhân đạo trong nền thi ca cổ điển Việt Nam.

Ngân Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 4 2022 lúc 15:43

a, Thể loại: Truyền kì mạn lục

Xuất xứ: Truyện dân gian ''Vợ chàng Trương''

b, Gợi đến liên tưởng về sự việc: Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời bé Đản, nghi oan cho vợ khiến Vũ Nương phải tự vẫn để giữ gìn danh tiếng.

c, Nguyên nhân:

Do sự bảo thủ, cố chấp của xã hội nam quyền thời trước. 

Do sự ghen tuông mù quáng, hồ đồ của Trương Sinh...

Zynn
Xem chi tiết
sky12
21 tháng 2 2022 lúc 13:50

     Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.Quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh,Hải Dương).Ông là con của Nguyễn Phi Khanh và vợ Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi là một nhà quân sự,chính trị tài ba và kiệt xuất đồng thời trở thành khai quốc công thần của triều đại Hậu Lê.Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của Việt Nam cùng với Hùng Vương,Hai Bà Trưng,Lý Nam Đế,..

     Ngay từ khi còn bé,ông đã rất thông minh và ham đọc sách,điều này được cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhắc đến trong hai câu thơ:" Cố viên loạn hậu hữu tiên lư/Lục tuế nhi đồng phả ái thư"Không chỉ vậy,ông có đóng góp rất lớn trong nhiều lĩnh vực,để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí,Chí Linh sơn phú,Quốc âm thi tập,..và tác phẩm nổi tiếng được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta " Bình Ngô đại cáo".Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước,thương dân luôn được ông đề cao và trân trọng.Đặc biệt cách đánh vào tinh thần cuả giặc (tâm công kế) cũng được ông sử dụng một cách hiệu quả.

     Vụ án Lệ Chi Viên là vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ khiến cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc.Năm 1464 sau 22 năm oan khuất,vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho ông.

Lưu ý : Có những phần tham khảo tư liệu trong sách và trên mạng 

Nguyễn Ngọc Huy Toàn
21 tháng 2 2022 lúc 13:02

Tham khảo:

– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.

Lê Thánh Tông:

 

-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.

 

Nguyễn Tân Vương
22 tháng 2 2022 lúc 21:18

THAM KHẢO:

– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.

Lê Thánh Tông:

 

-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 23:02

Tham khảo:

Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét Nguyễn Trãi là:

 “Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.

Qua lời nhận xét trên của vua Lê Thánh Tông, ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi:

Là một nhà chính trị quân sự tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới.Có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân.
nhóm chiến binh z
17 tháng 2 2022 lúc 9:19

Tham khảo:

Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét Nguyễn Trãi là:

 “Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.

Qua lời nhận xét trên của vua Lê Thánh Tông, ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi:

Là một nhà chính trị quân sự tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới.Có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân.

Linh Lê
Xem chi tiết
Phong Y
18 tháng 2 2021 lúc 10:03

* Bộ máy nhà nước:

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới. 

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Kinh tế 

a. Nông nghiệp

- Trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi ách thống trị của nhà Minh, làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân khốn khổ, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và phát triển sản xuất:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .

+ Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; chia ruộng đất theo phép quân điền.

- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa gặt, cấy.

=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển

b. Công thương nghiệp

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều nhất các ngành nghề thủ công .

+ Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương); đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh); rèn sắt  ở Vân Chàng (Nam Định).

+ Các phường thủ công nổi tiếng ở Thăng Long như: dệt vải lụa ở Nghi Tàm; làm giấy ở Yên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều.

- Các công xưởng thủ công nhà nước gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng.

- Buôn bán: nhà vua khuyến khích lập chợ mới, buôn bán với người nước ngoài ở Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống, và một số nơi ở Lạng Sơn, Tuyên Quang

=> Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước, nhân dân cần cù lao động, nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Xã hội

Thời Lê sơ có các giai cấp chính là :

   + Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ .

   + Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruông đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

   + Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì …, Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.

TÌNH HÌNH VĂN HÓA - GIÁO DỤC Tình hình Giáo dục và khoa cử

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở việc:

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long; mở trường các lộ; mọi người đều có thể học và đi thi .

+ Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo

+ Mở khoa thi để chọn người tài  ra làm quan. Nội dung thi cử là sách của Nho giáo. Người đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban mũ, áo, phẩm tước, vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

+ Thời Lê Sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

 Văn hóa, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học

*Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế

  + Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo

  + Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

  *Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng

   + Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.

   + Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.

b. Khoa học, nghệ thuật

- Sử học: Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê văn Hưu; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hoàng Triều Quan Chế.

- Địa lý: Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ…..

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.

- Toán học: Đại Thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

︵✰Ah
18 tháng 2 2021 lúc 10:34

* Bộ máy nhà nước:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Kinh tế

Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Về thuế má, Lê Thánh Tông quy định người già từ 60 tuổi trở lên và hoàng đinh (thanh thiếu niên) dưới 18 tuổi, cùng những người tàn tật và những người thuộc về tráng (hạng tòng quân) đều được miễn thuế đinh; còn lại mỗi nhân đinh phải nộp thuế đồng niên là 8 tiền. Sang thời Lê Hiến Tông, thuế đinh tăng lên, nhưng tựu chung vẫn thấp hơn mức thời Trần-Hồ. Lê Thánh Tông còn định lệ thuế đất, thuế ruộng và thuế đất bãi trồng dâu. Cả ba thứ đất này đều được chia làm 3 hạng, dựa theo số mẫu mà đóng thuế.

Luật pháp

Sau khi đánh bại quân Minh, vua Lê Thái Tổ đã bắt đầu soạn thảo luật pháp. Đến năm 1483, vua Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Bộ luật gồm 6 quyển, 722 điều, và được sử dụng suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII. Trong việc biên soạn bộ luật này, triều đình có tham khảo các bộ luật nhà Đường, nhà Minh bên Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ luật của Lê Thánh Tông chứa đựng những sáng tạo đáng kể khiến nó gần gũi hơn với các đặc điểm xã hội, tôn giáo của Đại Việt. Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật, có đến 342 điều hoàn toàn không tương ứng với các điều luật của Trung Quốc. Trong các điều luật còn lại thì 200 điều chịu ảnh hưởng một mức độ nào đó luật nhà Đường, chỉ có 14 điều mô phỏng trực tiếp từ luật nhà Minh. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Giáo dục

Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông rất chú trọng việc mở mang giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, nhằm xây dựng và mở rộng một đội ngũ quan lại gốc bình dân thấm nhuần kinh điển Nho học, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của tầng lớp quý tộc, võ tướng trong triều. Triều đình thời ông có Hàn lâm viện, Đông các viện, Quốc sử viện, Quốc Tử Giám, nhà Thái học là những cơ quan chuyên phụ trách văn hóa – giáo dục trong nước

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 20:52

Triều Lê Sơ: kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, điều này được thể hiện qua các chi tiết:

+ Một thước núi, một tấc sông của ta cũng không được vứt bỏ

+ Các vua nhà Lê Sơ phải kiên quyết đấu tranh, chớ cho quân Minh lấn dần đất của ta

+ Nếu quân Minh không nghe, thì sai sứ giả sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay, lẽ phải

+ Nếu dám đem một thước, một tấc đất của Đại Việt dâng cho giặc thì chu di cửu tộc 

__Chucaheo__ _Con_
Xem chi tiết
Minh Hồng
29 tháng 3 2022 lúc 10:50

A

B

sky12
29 tháng 3 2022 lúc 10:52

30.Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông tập hợp lại trong tác phẩm nào sau đây?

Đại Việt sử kí toàn thư.

Hồng Đức quốc âm thi tập.

Bình Ngô đại cáo

Lam Sơn thực lục

29.Thể chế của nhà nước thời Lê sơ là:

cộng hoà.

quân chủ lập hiến.

quân chủ quý tộc.

quân chủ quan liêu chuyên chế.