Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
FA CE
Xem chi tiết
Gracious Ryan
Xem chi tiết
Thời Sênh
9 tháng 1 2019 lúc 21:28

Các bạn biết không, họ hàng nhà chúng tôi có chiều cao trung bình từ mười đến ba mươi mét và có thể hơn thế nữa. Bất kì ai trong dòng tộc đều khoác chiéc áo nâu trông rất sang trọng. Họ hàng chúng tôi có rất nhiều cành cây vươn ra; trên đó là những chiếc lá xanh mượt, không có lông, phiến dày có hình bầu dục dài khoảng hai mươi lăm xentimét. Tụ tập ở "nách cánh tay" với bàn tay là những bông hoa của chúng tôi . Cánh hoa có màu trắng ngà, hình ống vòng cao từ sáu đến bảy xentimét. Mỗi năm khi mùa thu về, loài cây hoa sữa chúng tôi lại đơm hoa. Họ hàng nhà chúng tôi mỗi lần ra hoa thì lại tô điểm cho đường phố và đem lại một hương thơm đặc biệt cho con đường đó. Khắp các con đường nơi các đô thị lớn, "hương hoa sữa nồng nàn, đắm đuối" đã gợi thi hứng cho các nhà thơ, nhạc sĩ để tạo nên những giai điệu bài hát tuyệt vời. Nào là bài hát " Hoa sữa" viết cho bộ phim " Hà Nội mùa chim làm tổ". Các bạn nghe thử một vài câu nhé!

"Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng...
...Kỉ niệm ngày xưa vẫn cón đây đó
Những bạn bè chung, những con đường nhỏ
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm..


Và còn trong nhiều bài hát khác nữa, đã có bóng dáng cây hoa sữa chúng tôi "Mùa thu, khi hoa sữa thơm hương mạt hồ, khi em mới biết yêu lần đầu, những kỉ niệm không bao giờ quên"... Nhìn chung, con người trồng cây hoa sữa tôi để làm bóng mát, làm đẹp cảnh quan môi trường. Chúng tôi góp một phần không nhỏ vào việc thanh lọc thán khí, giúp cho không khí đô thị trong lành.

Tôi chắc rằng rất ít người biết về một công dụng lớn nữa của chúng tôi. Ở một số nước trên thế giới, chúng tôi được làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Các bạn có biết theo y học cổ truyền của nước ta thì vỏ của chúng tôi được làm thuốc chữa bệnh như thiếu máu, sốt rét và tiêu chảy. Ở Ấn Độ, con người lấy rễ cây của họ nhà sữa chúng tôi để chữa bệnh viêm gan; vỏ được làm loại thuốc bổ có vị đắng chữa trị nóng sốt, tiêu chảy, kiết lị và các chứng bệnh sốt rét. Ở Trung Quốc, chúng tôi được gọi là cây tương bì mộc. Người dân bên đó thường lấy rễ, vỏ và hoa của chúng tôi để chữa bệnh thương hàn, tiêu chảy và sốt rét. Tại một viện dược học nổi tiếng thế giới ở Pháp đã chứng minh được cây hoa sữa có khả năng chữa bệnh ung thư và bướu cổ. Chỉ cần pha nhựa của cây hoa sữa với nước muối, chích dưới da liên tục, đều đặn trong vòng hai mươi ngày thì các tế bào đó sẽ bị ngăn chặn.

Như vậy, qua lời giới thiệu về họ hàng mình như trên, có lẽ các bạn cũng biết và hiểu thêm về lợi ích to lớn của chúng tôi với đời sống hàng ngày rồi chứ. Vì cũng là một loài thực vật nên tôi rất sợ khi bị các bạn bẻ những "cánh tay" , cướp đi những bông hoa- là những đứa con của chúng tôi. Do đó, chúng tôi rất mong được con người sẽ chăm sóc, tưới nước cho chúng tôi thường xuyên, không bẻ cành, bứt lá, làm mất mĩ quan đô thị và tôi cũng rất mong được con người trồng thêm ở ven đường. Có thế chúng tôi mới có thể phát huy được tác dụng và lợi ích của mình nhiều hơn. À,còn một điều nữa ! Tôi nói nhỏ nghe:đừng trồng chúng tôi quá nhiều ở một đường phố vì mỗi lầnra hoa, chúng tôi sẽ làm cho các bạn rất khó thở đấy.

Vậy đấy, cây hoa sữa của chúng tôi là loài cây bóng mát, làm đẹp cho môi trường đô thị, cũng là loài cây dược liệu có giá trị. Tôi tin rằng trong tương lai ngành y học phát triển hơn, tôi sẽ góp sức mình cải thiện đáng kể cho việc cứu chữa các chứng bệnh nan y cho con người. Các bạn hãy chờ nhé!

Như Trần
Xem chi tiết
♡Bụт♥Nè♡
28 tháng 12 2020 lúc 21:29

Chạy dọc dải đất hình chữ S, đâu đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh thân thuộc của bông sen bởi từ lâu sen đã trở thành quốc hoa của dân tộc. Thật vậy, sen như người thiếu nữ vừa có nhan sắc vừa có duyên, là biểu tượng đẹp cho con người Việt Nam.

Hoa sen đến từ đất nước Ấn Độ sau đó trải rộng ra khắp các quốc gia vùng Châu Á. Bén rễ trên mảnh đất Việt Nam, sen đã chiếm một vị trí không nhỏ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”

Sen ưa môi trường sống ẩm nơi đầm lầy, với thân hình mảnh dẻ sen có thể thích ứng với cả thời tiết miền Bắc và miền Nam tổ quốc. Có lẽ sen cũng “ linh hoạt trong môi trường linh hoạt” ( Nê-mô). Trong khi khí hậu Nam Bộ ấm áp sen nở quanh năm thì ở cùng Bắc Bộ sen chỉ khoe sắc vào mùa hè. Đầu hạ, đầm sen được những chiếc lá to, xanh rờn như chiếc ô che kín mặt nước. Hoa sen mọc vươn lên lớp lá xanh mơn mởn ấy. Lúc đầu nụ hoa nhỏ như những mũi tên đâm ngược lên bầu trời. Tới khi hấp thụ đủ dưỡng chất từ lớp bùn màu mỡ, những lớp hoa cong cong như chiếc thuyền con, bung nở, từng cánh xếp chồng lên nhau. Cánh hoa mịn màng tựa nhung, màu hồng phớt dịu mắt kết hợp hài hòa với nhị hoa màu vàng tươi. Hương sen dìu dịu làm ngây ngất lòng người trong những trưa hè đổ lửa. Cánh hoa, nhị hoa ân cần ôm ấp chiếc nhụy bé xíu ở giữa. Sau này khi hoa sen tàn, chỉ còn lại đài sen xanh như cái bát chứa nhiều hạt sen to trong khi cánh hoa trở về với bùn đất. Có thể trông sen từ thân rễ, rễ cây nhanh chóng nhú lên mang sự sống mới.

Ngắm nhìn bông sen bé nhỏ mà mấy ai biết rằng đóa sen ấy sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời cho con người. Gian phòng trở nên thanh lịch hơn khi được những đóa sen tô điểm. Sen cung cấp nhiều nhiên liệu cho những món ăn dân dã mà bổ dưỡng. Hạt sen có vị ngọt giòn là thức quà không thể thiếu của tuổi thơ hay trong mỗi nồi chè sen thơm ngào ngạt của mẹ. Tâm sen tuy đắng mà là bài thuốc hữu dụng chữa chứng mất ngủ, dùng để ướp trà sẽ được thưởng thức hương vị thanh đạm của chốn đồng quê. Lá sen mượt mà tôn thêm sức hấp dẫn của món cốm làng Vòng, khiến thức quà của lúa non mang một vị ngọt dịu, hương thơm thoang thoảng khó quên.

Sống trên môi trường nước nên sen có sức sống mạnh mẽ nên sen không dễ bị dịch bệnh nhưng người trồng cũng cần thường xuyên theo dõi để bắt sâu bệnh ăn lá. Dân gian có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” bởi vậy, sen cũng cần được chăm bón phân đúng liều lượng để tăng năng suất hạt. Sen dễ trồng và dễ chăm sóc nên được mọi người dân yêu quý, trân trọng.

Mỗi loài hoa đều mang trên mình ý nghĩa riêng. Ta biết tới hoa hồng tượng trưng cho tình yêu nồng nàn, hoa cúc gợi lòng hiếu thảo hay khí chất người quân tử... còn hoa sen biểu tượng cho vẻ đẹp, sức sống kiên cường của nhân phẩm con người, dân tộc. “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, đóa sen đẹp giản dị như người nông dân chất phác nhưng ở đó vẫn sáng lên tâm hồn cao đẹp- đó là sự gắn bó chung thủy, lòng yêu nước sâu sắc, khí chất bất khuất... Nét đẹp ấy không được phô diễn mà âm thầm ngấm trong từng dòng máu như hương sen nhè nhẹ, không nồng nàn như hương lan, hương huệ. Sen còn gắn liền với vị trí cao quý trong tôn giáo, hoa sen trở thành biểu tượng đẹp nơi Đức Phật tọa lạc. Mỗi người con xa quê hương nhớ về cố hương lại nhớ về đóa sen nhỏ mà kiêu dũng để lòng tràn đầy sức mạnh. Chính bởi vẻ đẹp dung dị đó, hoa sen trở thành nguồn cảm hứng của bao thi nhân và nghệ thuật.

Tạo hóa đã ban tặng cho con người loài hoa sen quý giá, với vẻ đẹp riêng, một lối sống riêng và nó luôn bất tử trong lòng người dân Việt Nam.

Ú Bé Heo (ARMY BLINK)
28 tháng 12 2020 lúc 21:37

* Dàn ý bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về hoa sen: Gắn liền với con người Việt Nam.

2. Thân bài:

- Nguồn gốc: Có truyền thống lâu đời, có nguồn gốc từ Châu Á

- Ý nghĩa:

+ Chiếm một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa đặc biệt của phật giáo

+ Là biểu tượng của người con gái Việt Nam

+ Là quốc hoa của nước ta

- Cấu tạo: Gồm cuống đài cánh và nhụy

+ Cánh và nhụy cấu tạo thành một hoa sen với một vẻ đẹp thanh thoát

+ Hoa sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên trên mặt nước để khoe vẻ đẹp thanh thoát của mình

+ Lá sen rất xanh và lớn. Trên mặt lá có một lớp nhung trắng, khi có ánh nắng chiếu vào làm cho lớp nhung đó óng ánh li ti huyền ảo rất đẹp

- Công dụng: Có rất nhiều công dụng

+ Dùng để trang trí làm cho ngôi nhà thêm đẹp và trang trọng

+ Hạt sen nhỏ màu vàng là loại thuốc rất tốt để chữa bệnh mất ngủ, suy nhược,...

+ Cánh và gạo sen dùng để làm trà ăn với cốm thì rất tuyệt

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của hoa sen.

- Nêu cảm nghĩ về hoa sen.

Chúc bạn học tốt. Nhớ tick nha

Ú Bé Heo (ARMY BLINK)
28 tháng 12 2020 lúc 21:45

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Cây hoa sen cứ thế đi vào trong tiềm thức người dân Việt Nam một cách bình dị nhưng cũng đầy sự gắn bó, tao nhã. Một loài hoa mang trong mình những đặc điểm tượng trưng cho cả một dân tộc. Cây hoa sen thực sự là một trong những loài cây có một “vị thế không nhỏ trong lòng mỗi người con Việt.

Về nguồn gốc, không một ai biết rõ ràng về sự ra đời của loài cây này từ bao giờ. Có ý kiến cho rằng, sen là một loài thực vật sống ở dưới môi trường nước, có nguồn gốc từ Châu Á từ rất sớm, và chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội xưa của lịch sử loài người. Còn ở Việt Nam sen được trồng ở rất nhiều các tỉnh thành trên mọi miền đất nước.

Hoa sen thường sống phổ biến trong các ao, hồ, đầm... những nơi khá nhiều bùn lầy, ẩm ướt. Tuy nhiên sống trong môi trường đó nhưng vẫn “ không hôi tanh mùi bùn”, sen vẫn mang trên mình một vẻ đẹp thanh tao đến thuần khiết. Đó cũng là lí do mà hoa sen thường tượng trưng cho sự trong sạch, không vấy bẩn, thể hiện đức tính bản thiện, không dục vọng, tham sân si của loài người.

Sen được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận. Củ sen được tạo thành bởi nhiều những nốt có hình trứng nối đuôi nhau, mang một màu trắng ngà. Ngó sen có hình dạng như chiếc đũa, có độ dài trung bình khoảng 30-50 cm. Ngó sen cũng mang màu trắng. Cuống sen thì có dạng hình tròn, bên trong rỗng mang một màu xanh nhưng hơi nâu, đặc biệt là có các gai li ti nho nhỏ mọc quanh cuống giúp có thể phần nào bảo vệ cây khỏi những tác động bên ngoài. Lá sen hình tròn, tâm giữa lá hơi sâu, hơi nhúm. Những gân trên lá hiện ra rất rõ, khá to và chắc chắn để chống đỡ lá. Đặc điểm đặc biệt của lá sen đó là không thấm nước, dù bạn có đổ bao nhiêu nước vào lá nhưng những giọt nước ấy chỉ có 1 đường là trôi tuột và không để lại dấu vết của sự ướt át. Về phần búp sen thì có màu xanh lục đặc trưng, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen có màu hồng thắm phía đầu cánh hoa, phía trong cánh hoa có màu hồng nhạt. Các cánh xếp thành từng lớp từng lớp. Nhưng cũng có hoa sen màu trắng rất đẹp. Khi cánh hoa sen rụng thì ta sẽ lấy gương sen. Gương sen có hình dạng phễu, trên mặt tròn của gương có nhiều lỗ, mỗi một lỗ chứa một hạt sen bé nhỏ.

Ở Việt Nam ta, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa) gồm: Lan, Sen, Cúc, Mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng Tùng, Cúc, Trúc, Mai. Hoa Sen rất thích hợp môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc chí Nam, sen có mặt ở mọi nơi, gần gũi với mọi người dân như: Tre, Đa,... Ở miền Bắc hoa Sen chỉ nở vào độ hè còn trong Nam thì Sen quanh năm sinh sống phát triển tươi tốt.

Cây hoa Sen mang trong nó những vẻ đẹp vạn người say triệu người mê, và bên cạnh đó Sen còn đem đến cho đời sống cho chúng ta những thức quà bổ ích chiết xuất từ thiên nhiên. Những thức quà như: chè sen, cháo sen... có lẽ luôn in đậm trong tâm trí mỗi người. Một thức quà bổ ích cho sức khỏe, giải nhiệt, là món ăn không thể thiếu mỗi khi đói lòng. Thêm vào đó ta có thể lấy củ sen, một trong những nguyên liệu để chế biến các món ăn (hầm đuôi bò, thịt bò, xương heo...). Làm món gỏi ngon bổ thì không thể thiếu ngó sen. Dùng cuống sen phơi khô, đun lên để chữa người bị viêm mũi rất hiệu quả. Và cũng đừng lo về chứng mất ngủ khi có tim sen trong tay.

Có ích trong đời sống hàng ngày là vậy, Sen cũng góp một vai trò quan trọng đến đời sống tinh thần không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam ta. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa Sen có vị trí rất quan trọng, biểu tượng cho tình thần “cư trần bất nhiễm trần”, giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện hiền lương. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của Việt nam, Sen luôn trở thành một hình tượng nghệ thuật tiêu biểu và lí tưởng. Phải kể đến như công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng như “Chúa Một Cột” ở Hà Nội được xây dựng và thiết kế vào thời vua Lý Thái Tông. Đó là một hình ảnh cho sự giác ngộ, một giấc mộng muốn được giải thoát khỏi xấu xa, khổ ải.

Thêm vào đó, trong cuộc sống ngày nay sen vẫn là biểu tượng cao quý, xuất hiện mọi nơi. Hình ảnh bông Sen trên mỗi chiếc máy bay của hãng hàng không Việt Nam - Airline phần nào thể hiện tính dân tộc, mong muốn đưa hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè năm châu lục. Qua đó thể hiện những đức tính giản dị mộc mạc, văn hóa đậm đà, phong tục đa dạng của một dân tộc có chủ quyền muốn khẳng định mình.

Cây hoa Sen, một loài hoa, một con người, một bản sắc và cũng là cả một dân tộc. Giản dị, mộc mạc nhưng đầy sự thanh tao, cao quý, thuần khiết...chính là những gì mà Sen mang trong mình. Thật đáng tự hào đối với mỗi người dân Việt về “quốc hoa” của chính dân tộc mình.

nguyen phuong thao
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
16 tháng 12 2016 lúc 13:22

Hàng năm mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào sẽ tô thêm vẻ đẹp cho hương sắc của mùa xuân, khiến cho cái tết của mọi nhà thêm ấm áp. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ đều coi hoa đào là đặc trưng trong ngày tết của mình.

Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. Khi tiết trời báo hiệu mùa xuân sắp đến, chúng ta có thể ghé thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hà ở Hà Nội…chúng ta sẽ được hưởng một cảm giác vô cùng mới mẻ của rừng đào bạt ngàn.

Người ta đã đặt cho đào với tên khoa học là Prunus Persica. Có nhiều giống đào nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm, loại này được trồng để chỉ lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng, được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc, nên ít được người ta trồng.

Mùa xuân đến hoa đào nở rộ, cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung, có những năm khi tết đã đến, xuân về nhưng tiết trời lạnh, hoa đào không thể nở được. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Để cho ra một cây hoa đào đẹp, người trồng đào phải mất rất nhiều thời gian và công sức để trồng đào. Đào trồng để ăn quả thì không phải chăm sóc nhiều. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước tết khoảng 15 ngày, người trồng đào phải tuốt lá để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Ngày tết mà có cảnh đào trong nhà, sẽ tạo nên sự ấm cúng, một năm mới đủ đầy của mỗi nhà. Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ, góp phần tăng thêm hương vị cho ngày tết. Đào không chỉ góp phần tô đậm thêm cho hương sắc của mùa xuân mà còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tùy thuộc vào mức độ đẹp và to nhỏ khác nhau mà mỗi cây đào có gía khác nhau, chúng có giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

Hoa đào cùng với bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam coi cành đào là món quà mang giá trị tinh thần lớn, những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương, như được sống với không khí tết của quê hương mình. Cây đào không chỉ để làm cảnh, lấy quả mà còn dùng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. Hoa đào còn được chế thành thuốc chữa bệnh thuỹ tũng và bí đại tiện rất hiệu qủa.

Xã hội phát triển, con người có nhiều thứ để bày trong ngày tết, nhưng hoa đào vẫn luôn được mọi người yêu thích. Dù có những lễ vật sang trọng đến đâu, người ta vẫn muốn có một cây đào đẹp trong ngôi nhà của mình vào dịp tết.

Trần Văn Thái
18 tháng 1 2017 lúc 19:37
Hằng năm khi sắc vàng tươi của hoa mai đó rực rỡ khắp Nam Bộ, trong tiết trời se lạnh của mựa xuõn những cành hoa đào cũng bắt đầu nở rộ. hoa đào từ lâu đó chở thànhloài cõy khụng thể thiếu với mựa xuõn ở Bắc Bộ.
Hoa đào có nhiều ở vùng ôn đới khí hậu ôn hoà. Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lõu đời. mùa xuân khi đến thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hoà ở Hà Nội…bạn sẽ thấy ngút ngàn những hàng đào nở rộ. ở nhiều vùng núi phía bắc có những rừng đào mọc tự nhiên với những gốc đào nở rộ.
Tên khoa học của đào là Prunus Persica. Có bốn giống đào chính. Giống đẹp nhất có lẽ là bích đào. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lờn nhau màu hồng thẫm. Bích đào được trồng để lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng. Đào phai sai hoa sai quả được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc.
Hoa đào nở vào cuối mùa đông, đầu xuân khi cái rét mướt đó nhường chỗ cho tiết trời ấm áp. Trong làn mưa phùn lất phất, hoa đào xoè cánh đón lấy cái tinh tuý của trời đất. Cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thỡ tàn. Hao đào rất đẹp nhưng để có được cành đào đẹp trong ngày tết thỡ khụng phải dễ dàng. Đào trồng lấy quả thỡ ớt cụng chăm sóc nhưng đào lấy canh để bỏn thỡ phải chăm bón rất công phu. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. trước tột khoảng 15 ngày tên tuôta là để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Hoa đào góp phần tôn lên vẻ đẹp của khu vườn núi rừng và căn nhà nhỏ của bạn trong dịp tết đến xuân về. Bên cạnh bỏnh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ đem lại sự ấm cúng cho mỗi gia đỡnh. Đào cũng lại thu nhập cao trong ngày tết cho người trồng cành đào thường có giá từ 30-45 nghỡn đồng, cồn ở các làng hoa mỗi cây có khoảng từ một trăm nghỡn đến một triệu đồng tuỳ từng loại. Hoa đào cũng gắn với thú chơi đào ngày tết của những người chuộng cây cảnh. họ tự tay uốn tỉa cành theo óc thẩm mĩ của riờng mỡnh. Đào là loài hoa thiêng liêng cựng với bánh chưng xanh khụng thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dõn tộc. Khách du lịch đến Việt Nam thường chọn cành đào về làm quà. Những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương của mỡnh.
Từ xa xưa, đào đó được coi như một thi đề quen thuộc trong thơ ca. những tác phẩm tiêu biểu như truyện Kiêự của nguyễn Du, Ông Đồ của Vũ Đỡnh Liờn….đều có sắc thắm đào đỏ
Ngoài ra, đào được sử dụng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. cùng với một số dược liệu khác, đào chế thành thuốc chữa bệnh thuỹ tũng và bí đại tiện rất hiệu quả. Danh y Tuệ tĩnh đó nhắc nhiều về cụng dụng của hoa đào trong cuốn sách y học nổi tiếng của mỡnh.
Mùa xuân tiếp nối mùa xuân,thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, cuộc sống có vô vàn sự thay đổi nhưng hoa đào vẵn là loài hoa không thể thiếu trong mỗi dịp tết cổ truyền của dân tộc ta.
pham huu huy
26 tháng 11 2017 lúc 16:47

Hàng năm mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào sẽ tô thêm vẻ đẹp cho hương sắc của mùa xuân, khiến cho cái tết của mọi nhà thêm ấm áp. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ đều coi hoa đào là đặc trưng trong ngày tết của mình.

Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. Khi tiết trời báo hiệu mùa xuân sắp đến, chúng ta có thể ghé thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hà ở Hà Nội…chúng ta sẽ được hưởng một cảm giác vô cùng mới mẻ của rừng đào bạt ngàn.

Người ta đã đặt cho đào với tên khoa học là Prunus Persica. Có nhiều giống đào nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm, loại này được trồng để chỉ lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng, được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc, nên ít được người ta trồng.

Mùa xuân đến hoa đào nở rộ, cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung, có những năm khi tết đã đến, xuân về nhưng tiết trời lạnh, hoa đào không thể nở được. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Để cho ra một cây hoa đào đẹp, người trồng đào phải mất rất nhiều thời gian và công sức để trồng đào. Đào trồng để ăn quả thì không phải chăm sóc nhiều. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước tết khoảng 15 ngày, người trồng đào phải tuốt lá để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Ngày tết mà có cảnh đào trong nhà, sẽ tạo nên sự ấm cúng, một năm mới đủ đầy của mỗi nhà. Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ, góp phần tăng thêm hương vị cho ngày tết. Đào không chỉ góp phần tô đậm thêm cho hương sắc của mùa xuân mà còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tùy thuộc vào mức độ đẹp và to nhỏ khác nhau mà mỗi cây đào có gía khác nhau, chúng có giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

Hoa đào cùng với bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam coi cành đào là món quà mang giá trị tinh thần lớn, những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương, như được sống với không khí tết của quê hương mình. Cây đào không chỉ để làm cảnh, lấy quả mà còn dùng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. Hoa đào còn được chế thành thuốc chữa bệnh thuỹ tũng và bí đại tiện rất hiệu qủa.

Xã hội phát triển, con người có nhiều thứ để bày trong ngày tết, nhưng hoa đào vẫn luôn được mọi người yêu thích. Dù có những lễ vật sang trọng đến đâu, người ta vẫn muốn có một cây đào đẹp trong ngôi nhà của mình vào dịp tết.

Đoàn Thị Thanh hải
Xem chi tiết
Hoàng Tuấn Đăng
14 tháng 12 2016 lúc 12:41

Mở bài:

Sân nhà em được che rợp một giàn thiên lí.

Năm ngoái chữa nhà, lát lại cái sân, một vài thứ có thể đổi thay, nhưng cái giàn thiên lí thì bà và mẹ cố giữ, nhất định giữ lại. Giàn thiên lí này do chú Trọng bắc, ba gốc thiên lí do chú Trọng trồng, trước khi chú đi vào chiến trường miền Nam thời đánh Mĩ. Chú đi mãi, không bao giờ về nữa.

Kết bài:

Cuối thu, mùa hoa thiên lí vãn. Bầy ong đến hút nhụy hoa, tìm mật hoa cũng thưa thớt dần. Thỉnh thoảng mới thấy một hai con ong bầu đen nhánh chập chờn lượn qua lượn lại. Nhưng giàn thiên lí vẫn xanh. Với bà, với mẹ, giàn thiên lí là tình nhớ thương, nỗi đợi chờ. Với em, giàn thiên lí là mảnh trời năm tháng tỏa mát tâm hồn và ngôi nhà be bé xinh xinh ngào ngạt hương hoa.

Năm nay, xuân đến sớm. Mùa xuân đã về. Mùa hoa thiên lí lại dâng hương


 

Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 12 2016 lúc 12:39

Mở bài:

Tâm tư tình cảm, cảm xúc của con người đã một phần dung hòa cùng thực vật thiên nhiên. Và cây hoa thiên lí đã trở thành một bàn tay nhẹ làm đẹp nên cái cuộc sống con người vui tươi.

Kết bài:

Cây thiên lí với nhiề lợi ích như vậy, chúng ta cần cố gắng bảo vệ thiên lí để có nên một không gian đẹp.

linh nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

Dù là biểu tượng cho mùa xuân của phương nam nhưng hoa mai không mang dáng vẻ uy nghi, bề thế như một số loài cây quý khác. Mai mộc mạc, nhẹ nhàng, có chút đổi phóng khoáng như chính con người miền Nam vậy. Cây mai vốn là một loại cây rừng. Ngày xưa, khi đi khai khẩn đất phương nam, ông cha ta tìm thấy một loại hoa rừng cũng có năm cánh, cũng nở vào dịp Tết như hoa đào nên đem về nhà chưng để tưởng nhớ về cái Tết nơi quê nhà. Từ đó, chưng hoa mai đã trở thành phong tục ngày Tết của mỗi gia đình miền Nam. Cây mai có rất nhiều loại. Mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại hơn cành đào. Loài cây này thường rụng lá vào mùa đông, đến mùa xuân thì bắt đầu nở hoa. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp của khí hậu miền Nam. Cánh mai tỏa hương thơm thoang thoảng, kín đáo. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc. Ngoài ra, còn có nhiều loại mai được các gia đình Việt Nam rất ưa chuộng, dùng làm cây kiểng trong vườn. Đầu tiên phải kể đến là loài mai tứ quý có thể ra hoa cả bốn mùa. Điều đặc biệt là hoa mai tứ quý nở lần đầu có năm cánh màu vàng nhưng sau đó, các cánh hoa rơi rụng dần rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, trông như một bông hoa mai màu đỏ, rất đẹp. Đó là lý do vì sao mai tứ quý còn có tên gọi là nhị độ mai, nghĩa là hoa mai nở hai lần, trước vàng sau đỏ. Còn có loài mai chiếu thủy thân hình bé nhỏ, cho những chùm hoa màu trắng bé xinh xinh, tỏa hương thơm dịu dàng. Chúng thường được người ta trồng trên các hòn non bộ. Dù họ nhà mai đa dạng và phong phú, nhưng hoa mai nào cũng được con người xem như biểu trưng của sự tinh khiết, thanh bạch, của tấm lòng tri ân, tri kỷ. Hơn nữa, hoa mai còn được cho là mang đến sự may mắn nếu cây mai bắt đầu nở hoa vào đúng thời khắc giao thừa. Vào dịp Tết, trong mỗi nhà người dân Nam bộ, cây mai hay cành mai luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Nếu thiếu sắc mai vàng thì có lẽ cái Tết miền Nam sẽ không thể trọn vẹn được. Người ta có thể trồng mai trong bồn, trong chậu hay ngoài vườn đều được. Cây mai rất ưa ánh sáng và đất ẩm. Thế nên, mỗi khi gần đến dịp Tết, chỉ cần khí hậu ấm áp, ẩm ướt là hoa mai nở rộ. Nhưng chưa đến giao thừa mà hoa mai đã nở sớm thì trong ba ngày Tết hoa mai rụng sẽ bị cho là điềm xui và cây mai sẽ trông không đẹp nữa. Vì thế, các nghệ nhân trồng mai trong dịp cận Tết luôn bận rộn chăm sóc cho vườn mai của mình, dùng mọi cách để giữ sao cho hoa mai nở rộ vào đúng ba ngày Tết, mang đến may mắn cho mọi nhà. Ngoài ra, các nghệ nhân còn dùng kỹ thuật ghép để tạo ra những cây mai cho hoa rất nhiều cánh. Thậm chí còn có nhiều hoa mai màu khác nhau nở trên cùng một cây. Quả thật, bàn tay kỳ diệu của con người đã góp phần giúp họ nhà mai thêm đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Mai vàng không những đẹp mà còn tượng trưng cho nếp sống văn hóa lâu đời của nhân dân ta. Hoa mai đối với miền Nam cũng như hoa đào đối với miền Bắc, đều là những loài hoa gắn liền với truyền thống dân tộc. Có lẽ vì thế, dù đi đến bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy ấm lòng như đang ở chính quê hương của mình.

 

Dung Viet Nguyen
Xem chi tiết
Dung Viet Nguyen
17 tháng 1 2018 lúc 19:09

Những ngày cuối thu đang đến cũng chính là lúc hương thơm hoa sữa làm nứt lòng những con người Thủ đô. Nơi đây, hoa sữa như bao trùm khoảng không gian của những phố, phường tấp nập xe cộ.

Cái cảm nhận đầu tiên khi ta nhắc đến loài hoa này đó là hương thơm của nó, không lẫn vào đâu được. Mỗi người có những cảm nhận riêng về vị hương của loại hoa này. Có người thấy hương hoa này cực kì thơm nhưng cũng có người không quen khi ngửi hương thơm hoa sữa. Con riêng em, hoa sữa mang hương thơm của sự quyến rũ. Ban đầu là mùi hương lướt qua mũi thấy thật nhẹ nhàng nhưng nếu đứng lâu dưới gốc cây hoa sữa thì mùi của nó càng ngày càng đậm dần lên.

Em có thể ví hoa sữa như những chai nươc hoa của chúng ta vậy, khi chỉ thoáng qua thì nghe mùi nhẹ nhàng, tinh tế làm sao; còn khi ngửi lâu hơn thì nó mang lại sự nồng nàn của hương thơm đó. Ắt hẳn vì hương thơm của loại hoa này nên con người cảm nhận nó mang hơi thở tình yêu. Đó là tình yêu từ nhẹ nhàng đến mãnh liệt. Tình yêu đôi lứa dưới những cây hoa sữa thật lãng mạn và xao xuyến lòng làm sao.

Hương hoa cuốn theo ngọn gió mang sắc hương lan cả một vùng trời Hà Nội. Sang thu là đông cũng chính là lúc con người cảm thấy lạnh se trong lòng cộng hưởng với vị hoa sữa ngào ngạt làm con người muốn mùa đông nhanh tới hơn. Cái lạnh giá của Hà Nội được mọi người yêu thích cũng chính là bởi cái lạnh Thủ đô mang hương vị loài hoa này.

Những bông hoa sữa nhỏ nhắn, xinh xinh nhìn thoàng qua như những bông cẩm tú cầu thu bé lại. Những làn mưa lất phất, đứng dưới những cây hoa sữa mà ngắm hoa rơi, ngửi mùi hương nồng nhiệt dâng trào thì còn gì tuyệt vời hơn.

Hoa sữa dường như khiến cho con người ta trở về những hoài niệm xa xôi

Hoa sữa là loài hoa tinh túy biết bao; em rất thích những ngày đông về để có thể ngắm những bông hoa xinh xinh đó và ngửi mùi hương nồng nàn mà em rất thích. Những màn đêm Hà Nội kéo tới cũng chính là lúc loài hoa này đi vào lòng người, càng ngửi càng thấy dịu êm, nhẹ nhàng  trong lòng biết bao

Cô nàng Thiên Bình
17 tháng 1 2018 lúc 19:09

Những ngày cuối thu đang đến cũng chính là lúc hương thơm hoa sữa làm nứt lòng những con người Thủ đô. Nơi đây, hoa sữa như bao trùm khoảng không gian của những phố, phường tấp nập xe cộ.

Cái cảm nhận đầu tiên khi ta nhắc đến loài hoa này đó là hương thơm của nó, không lẫn vào đâu được. Mỗi người có những cảm nhận riêng về vị hương của loại hoa này. Có người thấy hương hoa này cực kì thơm nhưng cũng có người không quen khi ngửi hương thơm hoa sữa. Con riêng em, hoa sữa mang hương thơm của sự quyến rũ. Ban đầu là mùi hương lướt qua mũi thấy thật nhẹ nhàng nhưng nếu đứng lâu dưới gốc cây hoa sữa thì mùi của nó càng ngày càng đậm dần lên.

Em có thể ví hoa sữa như những chai nươc hoa của chúng ta vậy, khi chỉ thoáng qua thì nghe mùi nhẹ nhàng, tinh tế làm sao; còn khi ngửi lâu hơn thì nó mang lại sự nồng nàn của hương thơm đó. Ắt hẳn vì hương thơm của loại hoa này nên con người cảm nhận nó mang hơi thở tình yêu. Đó là tình yêu từ nhẹ nhàng đến mãnh liệt. Tình yêu đôi lứa dưới những cây hoa sữa thật lãng mạn và xao xuyến lòng làm sao.

Hương hoa cuốn theo ngọn gió mang sắc hương lan cả một vùng trời Hà Nội. Sang thu là đông cũng chính là lúc con người cảm thấy lạnh se trong lòng cộng hưởng với vị hoa sữa ngào ngạt làm con người muốn mùa đông nhanh tới hơn. Cái lạnh giá của Hà Nội được mọi người yêu thích cũng chính là bởi cái lạnh Thủ đô mang hương vị loài hoa này.

Những bông hoa sữa nhỏ nhắn, xinh xinh nhìn thoàng qua như những bông cẩm tú cầu thu bé lại. Những làn mưa lất phất, đứng dưới những cây hoa sữa mà ngắm hoa rơi, ngửi mùi hương nồng nhiệt dâng trào thì còn gì tuyệt vời hơn.

Hoa sữa dường như khiến cho con người ta trở về những hoài niệm xa xôi

Hoa sữa là loài hoa tinh túy biết bao; em rất thích những ngày đông về để có thể ngắm những bông hoa xinh xinh đó và ngửi mùi hương nồng nàn mà em rất thích. Những màn đêm Hà NỘi kéo tới cũng chính là lúc loài hoa này đi vào lòng người, càng ngửi càng thấy dịu êm, nhẹ nhàng  trong lòng biết bao

Nguyễn Đặng Linh Nhi
17 tháng 1 2018 lúc 19:09

Cơn gió heo may cuốn những chiếc lá ngả vàng đi. Trên cây bây giờ còn lại những chùm hoa trắng muốt. Hương hoa quấn vào mái tóc người đi đường, núp trong chiếc áo gió mỏng, nồng nàn, tha thiết. Và tên cây cũng ngọt ngào, gợi lên bao yêu thương, ấm áp: cây hoa sữa.

Cây hoa sữa được trồng nhiều trên đường cổ Ngư, một phố nhỏ trên con phố Kim Mã tấp nập. Những tầng lá xanh dịu nổi bật trên nền trời thu trong xanh, để rồi mỗi khi ngước nhìn lên, ta như thấy lòng mình dịu đi, bao lo toan dường như cũng được gió cuốn đi hết. Lá xanh như bao bọc, như chở che và âu yếm những chùm hoa nhỏ. Hoa sữa trắng tinh khiết. Màu trắng gợi nhớ tới những tà áo dài thân thương. Màu trắng như khiến ta liên tưởng tới những tâm hồn trong sáng, những trang vở học trò và cả những gia đình hạnh phúc. Hoa sữa rơi, trắng như bông tuyết, xoay nhẹ mình trong không gian rộng mở. Cả con đường nồng nàn hương hoa sữa. Hương hoa đầu mùa thơm dịu như mở rộng tâm hồn ta. Khi thu đã sang hẳn, hoa sữa nồng nàn, lôi cuốn những người qua đường phải ngước nhìn lên, bâng khuâng khi nhớ lại một kỉ niệm xưa...

Sống ở Hà Nội, là người Tràng An, mỗi khi thu về, ta lại ngước nhìn lên những vòm lá xanh, đón chờ những bông hoa sữa bé nhỏ. Trong kí ức của người Hà Nội, mùa thu mà không được nhìn ngắm và thưởng thức hương hoa sữa nồng nàn thì mùa thu ấy không thể nói là đã toàn vẹn. Người Hà Thành thanh lịch dạo bước trên con đường Cổ Ngư, không thể quên đứng lại, giới thiệu cho bạn bè nước ngoài về loài cây gắn bó, thân quen đầy ắp kỉ niệm này. Với những người xa thành phố đã lâu và những người từ nơi khác về Thủ đô vào dịp thu, không ai là không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí là ngơ ngẩn khi hương hoa sữa tràn ngập trên hè phố, đưa vào sâu trong tâm trí một sự tỉnh táo lạ kì. Sắc hoa trắng tinh khiết rơi trên vai tà áo dài người thiếu nữ, duyên dáng, đáng yêu biết mấy! Hình ảnh ấy in đậm trong tim mỗi người, theo chân họ về tới những con ngõ nhỏ, những căn nhà nhỏ ấm áp tiếng cười.

Yêu làm sao sự cống hiến thầm lặng của hoa sữa! Có ai cảm thấy hoa sữa đang toả hương khi cuộc sống bề bộn vẫn còn trước mắt. Chỉ đến khi thành phố đã lên đèn, nhịp sống con người đã tạm chậm lại thì chùm hoa nhỏ bé ấy mới được để ý nhiều. Họ gạt đi bao lo toan của cuộc sống để đặt ra một câu hỏi: “Từ bao giờ, cây đã ra hoa đẹp tới vậy?". Giữa khói bụi của thành phố ban ngày, có ai cảm thấy hương hoa đang quấn quanh mình, làm lòng mình dịu đi không? Hoa sữa âm thầm cống hiến cho đời hương thơm, cho lòng người dịu mát nhưng cuộc sống đã cuốn những người Tràng An thanh lịch đi và chỉ lắng lại khi bất chợt một hôm nào đó, trái tim họ thổn thức, hít căng tràn hương hoa nồng nàn bấy nay.

Ai cũng có những kỉ niệm đẹp với cây hoa sữa và tôi chắc rằng, đó cũng là kỉ niệm đẹp như tôi đã có. Hàng cây hoa sữa xanh mát là điểm đến của tôi và Trinh mỗi trưa hè. Tôi và Trinh chơi thân với nhau từ nhỏ, cây hoa sữa đã chứng kiến biết bao hiểu lầm, những lần giận dỗi và cả những ngày tươi đẹp của chúng tôi. Những ngày mùa thu trong xanh, chúng tôi dạo bước dưới sắc hoa trắng muốt, đắm mình trong hương hoa nồng nàn và những bản nhạc cổ điển. Cây khẽ đung dưa như chào đón chúng tôi. Nhưng rồi, khi ngưỡng cửa cấp hai mở ra, chỉ vì một hiểu lầm nho nhỏ mà chúng tôi giận nhau và không còn cơ hội gặp lại khi Trinh chuyển vào Nam sống cùng bố mẹ. Hàng hoa chỉ còn mình tôi lẻ bước, đơn côi. Cây khe khẽ đung đưa như an ủi tôi, cổ vũ tôi tiếp tục bước đi trên những chặng đường tiếp theo.

Tôi yêu hoa sữa bởi rất nhiều lí do. Nhưng có lẽ, lí do lớn nhất là vì hoa sữa đã gắn bó với tôi từ khi lọt lòng. Hoa sữa gợi lại trong tôi biết bao kỷ niệm, cảm xúc, bởi hương thơm và màu sắc của mình. Tình yêu của tôi với cây sẽ không bao giờ thay đổi, vẫn nồng nàn và lắng đọng như cách mà hương hoa đã thầm lặng trao tặng cho đời.

Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Ngọc Tô thị
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
31 tháng 12 2022 lúc 13:36

 

Bạn tham khảo nha :

1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

2) Thân bài

a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.