Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Mai Hoa
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
31 tháng 8 2016 lúc 7:48

Hai câu hỏi này đề thuộc lớp 8: Bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1: Câu hỏi đâu?

Câu 2: 

- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

- Mọi chi tiết trong văn bản đều nhằm biểu hiện đối tượng và vần đề chính mà được đề cập đến trong văn bản. Các đơn vị ngôn ngữ đều bám sát vào của đề.

- Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong mối quan hệ giữa các phần trong văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

Phương Thảo
29 tháng 8 2016 lúc 5:20

khó nhỉ khocroi

 

Bùi Tiến Hiếu
1 tháng 9 2016 lúc 7:26

lớp bảy mà ko phải lớp tám đâu

 

Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 8 2016 lúc 18:59

Trong cuộc sống hằng ngày, đứa trẻ nào cũng cần cha mẹ dành nhiều thời gian cho mình. Trong đó có cả tôi, cha mẹ tôi rất bận nên thời gian dành cho tôi rất ít. Đôi khi tôi nghĩ gia đình mình như đang tan vỡ ra vậy. Hằng ngày đến trường nhìn thấy cha mẹ mấy bạn đưa bạn đi học mà tôi cảm thấy rất cô đơn và buồn. Tôi chỉ muốn cha mẹ dành nhiều thơi gian và cho tôi cảm nhận được tình yêu thương của họ. Đó mới là điều mà tôi cần nhất.

==> Trong đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết chặt chẽ bằng cách sử dụng lặp từ ngữ và thế đồng nghĩa.

Nội dung trên đã nêu rõ được sự mong muốn của mình về gia đình, làm không lan man sang một vấn đề khác. 

Mình cũng không chắc lắm đâu! Có gì mong thông cảm!

Nguyen Thi Mai
20 tháng 8 2016 lúc 16:25

Mình chịu thôi, mình đã học đâu

Nếu chỉ viết đoạn văn thì làm dk nhưng phần sau thì k làm dk

giupminhnha
Xem chi tiết
giupminhnha
20 tháng 8 2019 lúc 22:42

giúp mình với

hồng ánh
25 tháng 8 2019 lúc 7:30

Đoạn văn: Điều em mong muốn về gia đình của mình.

Bạn định nghĩa thế nào về một gia đình hạnh phúc: giàu sang, có nhà lầu xe hơi hay có những chuyến du lịch đó đây? Còn với tôi, hạnh phúc đến từ những điều giản dị bình thường. Đó là căn nhà nhỏ luôn rộn tiếng cười vui. Và vào mỗi tối, cả gia đình quây quần bên mâm cơm nóng hổi, kể nhau nghe những chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Tổ ấm còn là nơi mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Tôi luôn mong gia đình mình giữ được những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống này.

-

Đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết về nội dung, các câu văn liê kết về đề tài: Điều em mong muốn về gia đình mình Về hình thức, đoạn văn đã sử dụng phép thế đồng nghĩa, phép nối
Thảo Phương
26 tháng 8 2019 lúc 16:16

Trong cuộc sống hằng ngày, đứa trẻ nào cũng cần cha mẹ dành nhiều thời gian cho mình. Trong đó có cả tôi, cha mẹ tôi rất bận nên thời gian dành cho tôi rất ít. Đôi khi tôi nghĩ gia đình mình như đang tan vỡ ra vậy. Hằng ngày đến trường nhìn thấy cha mẹ mấy bạn đưa bạn đi học mà tôi cảm thấy rất cô đơn và buồn. Tôi chỉ muốn cha mẹ dành nhiều thơi gian và cho tôi cảm nhận được tình yêu thương của họ. Đómới là điều mà tôi cần nhất.

==> Trong đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết chặt chẽ bằng cách sử dụng lặp từ ngữ và thế đồng nghĩa.

Nội dung trên đã nêu rõ được sự mong muốn của mình về gia đình, làm không lan man sang một vấn đề khác.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
13 tháng 12 2017 lúc 10:51

- Phóng viên: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình là Nam đến từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Không biết có đang bậng gì không? Mình muốn phỏng vấn bạn một chút về một số vấn đề của trường ta.

- Bạn: Chào bạn, hiện tại mình đang rảnh. Bạn có Câu gì mình sẽ trả lời.

- Phóng viên: Cảm ơn bạn. Câu đầu tiên bạn có nhận xét gì về tình hình vệ sinh của lớp của bạn cũng như của trường mình.

- Bạn: Về tình hình vệ sinh lớp mình luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc trực nhật hàng ngày để lớp luôn sạch và gọn gang. Còn trường mình thì nhận thấy luôn tươi sạch, trong lành và mát mẻ.

- Phóng viên: Bạn có thể kể một chút về buổi sinh hoạt lớp của lớp bạn không?

- Bạn: Cũng không có gì đặc biệt. Cũng như mọi lớp khác, bọn mình tuyên dương, phê bình và tổng kết lại một tuần học tập. Nêu mục tiêu của tuân tiếp theo

- Phóng viên: Cũng sắp nghỉ hè rồi, bạn có dự định kế hoạch gì chưa?

- Bạn: Mình dự định sẽ học tập và vui chơi theo kế hoạch đã đề ra.

- Phóng viên: Cảm ơn bạn rât nhiều về buổi phỏng vấn này.

- Bạn: Không có gì. Cảm ơn bạn.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
18 tháng 5 2017 lúc 8:11

Không muốn nghe trẻ nói

Đó là tâm lý của nhiều người lớn, trong đó có cả thầy cô giáo ở trường và cha mẹ ở nhà. Theo số liệu điều tra năm 2010, ở các tỉnh miền Nam 77,4% cha mẹ được hỏi có thái độ lắng nghe ý kiến của trẻ em, 52% khuyến khích trẻ tham gia ý kiến, 6% không muốn nghe trẻ em nói và 5,7% trách mắng trẻ. Ở các tỉnh miền Bắc tỷ lệ lắng nghe và khuyến khích trẻ tham gia ý kiến thấp hơn miền Nam: 42,6% và 40,1%, tỷ lệ không muốn nghe trẻ em nói và trách mắng trẻ em cao hơn.

Với người Việt Nam, thói quen trói buộc trẻ em dường như đã trở thành một “căn bệnh nan y” mà không phải ai cũng nhận ra. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai trách phụ huynh mong muốn con em mình thành đạt.

Thế nhưng, nhiều người để thực hiện được mong muốn của mình đã mặc quyền thay con định đoạt mọi chuyện với quan niệm “rút kinh nghiệm đời bố, củng cố đời con”.

Vì thế, mới có những câu chuyện mỗi mùa thi cử, hàng loạt Câu được đặt ra là chọn nghề theo đam mê hay theo ý của bố mẹ, bố mẹ ép đi du học, bị bắt làm những điều mà các em không muốn… Thậm chí, ngay cả mặc gì, ăn gì, chơi như thế nào, nhiều đứa trẻ cũng không được quyền tự chọn.

Uyên Bui
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
22 tháng 12 2020 lúc 19:18

Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:

+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...

+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...

Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:

+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn

+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...

+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.

Cathy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 11 2016 lúc 21:44

Tất nhiên là có rồi. Mọi người cần bỏ đi cái tôi của mình, cái sở thích riêng của mình để tập trung hòa hợp lại với nhau, tạo nên một sự đoàn kết, có thể xây dựng nên gia đình văn hóa.

Nguyễn Tùng
18 tháng 11 2017 lúc 11:24

Có nhưng rất khó khăn để tạo nên 1 gđ văn hóa nhé

lưu thị ngọc mai
27 tháng 11 2019 lúc 20:34

:)))

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 17:24

Một số việc làm em có thể tham khảo:

- Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia

- Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau

Gợi ý: Cảm ơn bạn luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, cùng nhau giúp đỡ trong học tập cũng như cuộc sống. Đôi khi chúng mình có những hiểu lầm, cãi vã nhau nhưng cuối cùng chúng mình vẫn lại làm lành với nhau và tôn trọng nhau, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Mong rằng chúng ta vẫn mãi mãi là bạn thân như thế.

 

Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 14:59

Tham khảo
 

Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia

Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau

Rip_mochi
Xem chi tiết