Trong văn bản“Cô Tô”, ngày thứ năm trên đảo là một ngày như thế nào?
Ngày thứ năm trên đảo cô tô là một ngày trong trẻo sáng sủa đến ...... nặng mẻ cá giã đôi.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 3: Cho biết câu" Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa" thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu trần thuật đơn có từ là gì?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ trong đoạn văn?
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích trên
Cho đoạn văn:
"Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày giông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi."
a) Nêu nội dung chính của đoạn văn.
b) Tìm các từ láy trong đoạn văn.
a, NDC: Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão, cây cối và cảnh vật sau cơn bão càng trở nên đẹp và xanh tốt hơn
b, Các từ láy: trong trẻo, sáng sủa, đậm đà
a) Nội dung: vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, tươi đẹp của đảo Cô Tô sau bão b) Sự sống, đặm đà, sáng sủa, trong trẻo
nội dung chính của đoạn văn trên là :
miêu tả cảnh thiên nhiên của Cô Tô sau những ngày dông bão
các từ láy của đoạn văn trên là
+ trong trẻo
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sửa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. (Trích Cô Tô, Ngữ văn 6, Tập II)Trong đoạn trích trên, điểm quan sát của tác giả ở vị trí nào?
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi."
(Ngữ Văn 6 – tập 2)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
c. Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy.
a) Đoạn văn được trích từ văn bản '' Cô Tô" của Nguyễn Tuân
b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả
c) Cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ: phong phú, đa dạng, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm,...
Tác dụng: Tạo liên tưởng thú vị, tạo nhịp điệu cho lời văn. Nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên nơi Cô Tô sinh động, ngập trần sức sống sau cơn bão. Đồng thời giúp bạn đọc hiểu được tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên Cô Tô.
Phân tích thành phần chủ ngữ vị ngữ , thành phần chính phụ trong văn bản sau:
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây
Xác định thành phần chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau: " ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa."
Cho biết câu văn trên thuộc kiểu câu gì
ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
Cn Vn
Kiểu câu ai là gì
" ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo,sáng sủa."
CN VN
là kiểu câu ai là gì
Xác định thành phần chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau:
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
CN VN
Kiểu câu : Ai là gì ?
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”
(Ngữ văn 6- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.
Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.
“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản " Cô Tô ". Tác giả là Nguyễn Tuân
Câu 2: PTBĐ: miêu tả
- Hoàn cảnh ra đời : được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976.
Câu 3: Văn bản Cô Tô được viết theo ngôi kể thứ nhất
⇒ Tác dụng: Người kể xưng "tôi". Có thể kể dưới nhiều hình thức. Kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Người kể không chỉ kể chuyện mà còn kể cả tâm trạng
Câu 4: Phép tu từ: ẩn dụ
⇒ Tác dụng: làm cho cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần dông bão, khẳng định dông bão không làm cho Cô Tô bị tàn phá mà làm cho nó thêm sức sống mới
TK:
Câu 1. Cô Tô của Nguyễn Tuân
Câu 2. - Được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô
- Miêu tả
Câu 3: - Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất
- Tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.
Câu 4.
Cây trên núi lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa
-Biện pháp tu từ chuyển đỏi cảm giác
->Tác dụng: Làm cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần giông bão, khẳng định giông bão ko làm cho Cô Tô bị tàn phá mà lại làm cho nó tăng sức sống mới
Câu1:Tác phẩm:Cô Tô của tác giả: Nguyễn Tuân
CÂU2:Hoàn cảnh sáng tác:được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976.
phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:Miêu tả
Câu3:Văn bản Cô Tô được viết theo ngôi kể thứ nhất
⇒ Tác dụng: + Người kể xưng "tôi" có thể kể dưới nhiều hình thức
+ Kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật
+ Người kể không chỉ kể chuyện mà còn kể cả tâm trạng
Câu 4: -So sánh: Cây trên núi đảo xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa (So sánh không ngang bằng, so sánh hơn kém)
-> Tác dụng: + Làm câu văn trở nên giàu hình ảnh,cảm xúc
+ Khiến câu văn sinh động, hấp dẫn và dễ hình dung hơn.
- Ẩn dụ: .... và cát lại vàng giòn hơn nữa. (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
->Tác dụng:giúp câu văn trở lên hay hơn, gợi cảm hơn.
đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
"Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo,sáng sủa.Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão , bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt , nước biển lại lam biếc đậm đà hơn mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày dông bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi."
a) đoạn văn trên trích trong văn bản nào?tác giả là ai?
b)phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là gì?
c)nêu nội dung của đoạn văn trên bằng 1-2 câu.
d)viết đoạn văn (khoảng 7 câu )trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên được thể hiện trong đoạn trích.
a thuộc bài CÔ TÔ tác giả là NGUYÊN TUÂN
C
mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.Câu trần thuật đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” có nội dung gì?
A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp
B. Giới thiệu về Cô Tô.
C. Tả về Cô Tô
D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm sau Cô Tô đẹp, sáng sủa.
Câu trần thuật đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” có nội dung gì?
A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp
B. Giới thiệu về Cô Tô.
C. Tả về Cô Tô
D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm sau Cô Tô đẹp, sáng sủa.