Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 8 2016 lúc 18:59

Trong cuộc sống hằng ngày, đứa trẻ nào cũng cần cha mẹ dành nhiều thời gian cho mình. Trong đó có cả tôi, cha mẹ tôi rất bận nên thời gian dành cho tôi rất ít. Đôi khi tôi nghĩ gia đình mình như đang tan vỡ ra vậy. Hằng ngày đến trường nhìn thấy cha mẹ mấy bạn đưa bạn đi học mà tôi cảm thấy rất cô đơn và buồn. Tôi chỉ muốn cha mẹ dành nhiều thơi gian và cho tôi cảm nhận được tình yêu thương của họ. Đó mới là điều mà tôi cần nhất.

==> Trong đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết chặt chẽ bằng cách sử dụng lặp từ ngữ và thế đồng nghĩa.

Nội dung trên đã nêu rõ được sự mong muốn của mình về gia đình, làm không lan man sang một vấn đề khác. 

Mình cũng không chắc lắm đâu! Có gì mong thông cảm!

Bình luận (1)
Nguyen Thi Mai
20 tháng 8 2016 lúc 16:25

Mình chịu thôi, mình đã học đâu

Nếu chỉ viết đoạn văn thì làm dk nhưng phần sau thì k làm dk

Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
28 tháng 8 2016 lúc 20:16

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng     văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.  

Thế nào là gia đình hạnh phúc? Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống. Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hạnh phúc gia đình biểu hiện như thế nào? Biểu hiện đầu tiên là các thành viên trong gia đình phải thương yêu, thấu hiểu và thông cảm cho nhau; tình cảm thiêng liêng ấy là chất keo gắn kết các thành viên thành một khối bền chặt. Biểu hiện thứ hai đó là gia đình ấy phải là điểm tựa vững chắc, là bến đỗ bình yên nhất đối với mỗi thành viên, nhất là khi ta phải đương đầu với những  sóng gió cuộc đời.

Và biểu hiện  cuối cùng là gia  đình  ấy phải  có  đời  sống  vật  chất  phù  hợp;  đây không phải điều kiện quan trọng nhất nhưng lại rất cần thiết để một gia đình có được hạnh phúc trọn vẹn. Những biểu hiện trên có thể mang tính trừu tượng cao, trên thực tế, hạnh phúc gia đình được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên trong gia đình, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong cuộc sống đời thường.  

 

Bình luận (3)
Trần Lê Hữu Vinh
6 tháng 9 2016 lúc 11:23

Một gia dình hạnh phúc theo bạn là như thế nào: giàu có ,cao sang hay lộng lẫy theo bản thân tôi thì một gia đình đích thực chỉ cần có một bữa cơm tối đầm ấm cả nhà quây quần bên nhau không cần phải là sơn hào hải vị không cần là bít tết hay thứ gì đó đắt tiền,mà chỉ cần những món cơm canh đạm bạc bình dân ,quan trọng là cả nhà vui vẻ trò chuyện với nhau về những việc hàng ngày những chuyện đàm tiếu thú vị cững đủ rồi.Mỗi buổi tối cả nhà cùng xem tivi cùng cười toe toét cả lên anh em thì đùa giỡn với nhau rồi bị bố mẹ la mắng rồi cười chúm chím xin lỗi bố mẹ cho qua chuyện rối lại vui vẻ bên nhau.Mỗi chủ nhật cả nhà lại đi công viên giải trí cùng chơi tàu lượn siêu tốc la toán cả lên,đi sở thú xem con này con kia rồi lại về thăm ông bà dưới quê ai cũng mong muốn được một lần sống trong một gia đình như vậy.Có những người xem công việc là trên hết mà quên mất gia đình của mình quên mất rằng họ đã từng có một gia đình hạnh phúc.Nhưng đối với riêng bản thân tôi, gia đình là tất cả,mỗi khi đi học về mái ấm ấy tôi lại cảm giác như bao mệt mỏi đều tan biến với một niềm hạnh phúc lớn lao bên những người thân yêu củ mình,một gia đình hạnh phúc.

Bình luận (1)
Trần Lê Hữu Vinh
6 tháng 9 2016 lúc 11:25

tui có đánh ai vài chỗ mog mọi người sử lại

 

Bình luận (0)
giupminhnha
Xem chi tiết
giupminhnha
20 tháng 8 2019 lúc 22:42

giúp mình với

Bình luận (0)
hồng ánh
25 tháng 8 2019 lúc 7:30

Đoạn văn: Điều em mong muốn về gia đình của mình.

Bạn định nghĩa thế nào về một gia đình hạnh phúc: giàu sang, có nhà lầu xe hơi hay có những chuyến du lịch đó đây? Còn với tôi, hạnh phúc đến từ những điều giản dị bình thường. Đó là căn nhà nhỏ luôn rộn tiếng cười vui. Và vào mỗi tối, cả gia đình quây quần bên mâm cơm nóng hổi, kể nhau nghe những chuyện trong cuộc sống hàng ngày. Tổ ấm còn là nơi mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Tôi luôn mong gia đình mình giữ được những hạnh phúc bình dị trong cuộc sống này.

-

Đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết về nội dung, các câu văn liê kết về đề tài: Điều em mong muốn về gia đình mình Về hình thức, đoạn văn đã sử dụng phép thế đồng nghĩa, phép nối
Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 8 2019 lúc 16:16

Trong cuộc sống hằng ngày, đứa trẻ nào cũng cần cha mẹ dành nhiều thời gian cho mình. Trong đó có cả tôi, cha mẹ tôi rất bận nên thời gian dành cho tôi rất ít. Đôi khi tôi nghĩ gia đình mình như đang tan vỡ ra vậy. Hằng ngày đến trường nhìn thấy cha mẹ mấy bạn đưa bạn đi học mà tôi cảm thấy rất cô đơn và buồn. Tôi chỉ muốn cha mẹ dành nhiều thơi gian và cho tôi cảm nhận được tình yêu thương của họ. Đómới là điều mà tôi cần nhất.

==> Trong đoạn văn trên đã đảm bảo tính liên kết chặt chẽ bằng cách sử dụng lặp từ ngữ và thế đồng nghĩa.

Nội dung trên đã nêu rõ được sự mong muốn của mình về gia đình, làm không lan man sang một vấn đề khác.

Bình luận (0)
Phạm Đức Vũ
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
27 tháng 2 2022 lúc 20:32

Bài 1 : Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức vì như vậy sẽ khiến cho các câu văn trong đoạn văn mạch lạc, không rời rạc và liền mạch hơn về cấu trục.

Bài 2: * Liên kết về nội dung có 2 phép liên kết là :

`-` Liên kết chủ đề : các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.

`-` Liên kết lô - gic : các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

* Liên kết hình thức có 4 phép liên kết là :

`-` Phép lặp

`-` Phép nối

`-` Phép thế

`-` Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Bài 3 : 

`-` Phép thế : "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".

`-` Phép nối : Nhưng

Bài 4 : 

a, `-` Lỗi thay thế : nó (từ nó này không thể thay thế cho loài nhện)

`-` Sửa : nó `->` chúng

b,

`-` Lỗi : dùng từ không thống nhất, mạch lạc, hội trường và văn phòng là hai danh từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau.

`-` Sửa : hội trường `->` văn phòng.

 

Bình luận (2)
Trần Thị Ngọc Lan
27 tháng 2 2022 lúc 20:51

1. Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức để đảm bảo sự thống nhất trong toàn văn bản, làm văn bản có ý nghĩa, dễ hiểu.

2. Về nội dung có các phép liên kết: liên kết chủ đề, liên kết lô-gic. Về hình thức có các phép liên kết: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng.

3. Phép thế: sử dụng các từ: "ấy, đó"

Bình luận (0)
Duy em
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
26 tháng 9 2021 lúc 11:50

tham khảo:

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm  lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương  lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường,  tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…
Các từ thay thế: in đậm
Bình luận (0)
Duy em
26 tháng 9 2021 lúc 11:51

Các cậu giúp mình với

Bình luận (0)
minh nguyet
26 tháng 9 2021 lúc 11:55

Em tham khảo:

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Phép liên kết nội dung đã được bảo đảm trong đoạn văn

Phép liên kết hình thức: Phép lặp

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 3 2017 lúc 9:04

Chọn đáp án: A.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 4 2017 lúc 11:59

Em chọn một bài viết tiêu biểu của mình, rồi liệt kê ra các phép liên kết: phép thế, phép lặp, phép liên tưởng, phép nối…

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 5 2019 lúc 9:10

Liên kết nội dung: giới thiệu về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu

- Liên kết hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng

Bình luận (0)
Dương Trương Trâm Anh
Xem chi tiết
Mun Tân Yên
14 tháng 5 2021 lúc 14:16

Câu 1:

- PTBĐ: biểu cảm

- Nội dung : Nói lên tình yêu thương, sự gắn bó của người da đỏ đối với đất đai trên quê hương mình, coi đất đai, mọi thứ trên mảnh đất ấy như người thân gia đình.

Câu 2:

- BPTT: nhân hóa

→ Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi.

→ Bởi lẽ mảnh đất này là người mẹ của người da đỏ.

→ Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

- Tác dụng của biện pháp tu từ: miêu tả rõ tình yêu của thủ lĩnh da đỏ đối với chủng tộc của mình, nêu lên những giá trị quý báu của thiên nhiên, con người trên mảnh đất của người da đỏ, nêu lên hình ảnh đẹp, thân thương của mọi vật với người Anh - điêng.

Câu 3: 

- Câu nói thể hiện sự gần gũi, gắn bó của người da đỏ với đất. Cho nên người da đỏ thân thuộc với mảnh đất họ sinh ra và lớn lên thật quý báu không thể bán bằng tiền.

Câu 4:

Đất đai là mẹ là một phần tất yếu trong cuộc sống này. Nên chúng ta phải biết bảo vệ phải giữ cho đất mẹ và môi trường sống xanh sạch đẹp.

 

Bình luận (0)