Những câu hỏi liên quan
Trần Phương Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 7 2021 lúc 19:58

Tham khảo nha em:

Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Ôi! Quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu cảm thán: In đậm nghiêng

Bình luận (0)
Sad boy
29 tháng 7 2021 lúc 19:58

Tham khảo

Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi! quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

câu cảm thán là câu đc bôi đen

Bình luận (0)
Phong Thần
29 tháng 7 2021 lúc 19:59

Tham khảo

Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy! (Cảm thán) Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.

Bình luận (0)
Ối dồi ôi
Xem chi tiết
Bảo Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Lân
Xem chi tiết
Nguyễn ghân
Xem chi tiết
nthv_.
9 tháng 9 2021 lúc 17:06

Tham khảo:

Bác Hồ có lối sông rất giản dị. Thật vậy điều này là hoàn toàn đúng. Điều này đã được minh chứng rõ nét qua tác phẩm "Đức tính giản dị của Bác Hồ". Vậy lối sống giản dị là gì? Đó là lối sống không giàu sang, không có nhiều thứ quý giá mà nó chỉ đơn thuần là những thứ thanh tao, nhã nhặn. Lối sống ấy như phản ánh con người Bác vậy. Người đã khiến cho cả thế giới sửng sốt rằng, chưa có một vị chủ tịch nào lại chỉ mặc bộ quần áo kaki đã cũ kĩ, đi dép cao su, ăn những món ăn hết sức giản đơn. Hằng ngày, Bác chẳng cần ăn uống những đồ quý giá như sơn hào hải vị mà chỉ đơn thuần là cá kho, canh chua. Những món ăn dân dã như những món ăn của người nông dân Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà Bác ở cũng chẳng phải là nhà lầu mà chỉ là một căn nhà sàn. Một căn nhà chỉ có vẻn vẹn ba phòng. Bác còn cười nói "Bác chỉ ở có một mình, đâu cần nhà to". Chưa dừng lại ở đó, cạnh bên nhà sàn của Người còn có một ao cá vàng và sân vườn thoáng mát. Khi rảnh rỗi, Bác thường ra đó để tập thể dục và nuôi cá. Thật vậy, lối sống của Bác khiến cho người người phải ngưỡng mộ. Khâm phục không chỉ ở lối sống mà còn ở chính con người nhã nhặn, điềm đạm và thanh tao ấy.

Bình luận (0)
B u s s
Xem chi tiết
NGUYỄN MẠNH DŨNG
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 3 2022 lúc 22:34

Em tham khảo nha:

Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Phải chăng đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông? (Câu hỏi tu từ). Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Và (Phép nối) ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Minh Nhân
19 tháng 6 2021 lúc 5:37

Tham Khảo !

Xã hội càng hiện đại, sự giao lưu văn hóa quốc tế càng được đẩy mạnh. Do đó, giới trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Chúng ta rất dễ quên đi các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước tình hình đó, bản sắc văn hóa dân tộc rất cần được gìn giữ và phát huy. Trước tiên, mỗi cá nhân cần chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong văn hóa dân tộc mình. Từ đó khơi gợi lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc; kêu gọi mọi người cùng chung tay gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời cần biết ngợi ca và trân trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ chính là những người đang giữ lấy cái hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên, gìn giữ bản sắc không có nghĩa là "bế quan tỏa cảng", việc học hỏi những nét riêng của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm giàu thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được quảng bá, giao lưu với bạn bè thế giới. Tuy nhiên "hòa nhập nhưng không hòa tan", ta cần biết giữ lấy nét riêng của dân tộc mình. Qua đó, ta cần phê phán những cá nhân thờ ơ với dân tộc, bôi nhọ giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của đất Việt. 

 
Bình luận (0)
Ngô Hải Nam
19 tháng 6 2021 lúc 10:21

tick cho mình nha

Xã hội càng hiện đại, càng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa quốc tế. Vì vậy, các bạn trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều thể loại âm nhạc đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Người ta dễ dàng quên đi loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đứng trước thực trạng này, bản sắc văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và phát huy. Trước hết, mỗi người cần chủ động khám phá những cái hay, cái đẹp trong chính văn hóa dân tộc mình. Khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời phải biểu dương, tôn trọng các nghệ nhân văn hóa dân tộc. Họ là những người canh giữ linh hồn của dân tộc. Tuy nhiên, giữ gìn bản sắc không có nghĩa là “biệt xứ giữa biển”. Học hỏi những nét độc đáo của các nền văn hóa khác cũng sẽ làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa cũng cần được phát huy và giao lưu với bạn bè năm châu.Tuy nhiên, để “hòa nhập mà không tan rã”, chúng ta cần biết cách giữ vững trọng tâm của chính đất nước mình. Vì vậy, chúng ta cần phê phán những kẻ thờ ơ với dân tộc, làm mất uy tín giá trị văn hóa truyền thống của mảnh đất Việt Nam ngàn đời nay.

Bình luận (1)
me may
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 21:35

Em tham khảo:

       Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Trạng ngữ: In đậm nghiêng

Đây là đoạn văn diễn dịch

Bình luận (1)
me may
12 tháng 9 2021 lúc 21:30

Giúp mik với mik cần gấp trong 5p ( giúp mik like cho ạ)

Bình luận (0)