Những câu hỏi liên quan
Fer con
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
22 tháng 5 2021 lúc 13:26

Sau khi học xong văn bản "Chiếu dời đô", em đã cảm nhận được nhiều điều sâu sắc. Thật vậy, theo em, đây chính là văn kiện lịch sử có tính quan trọng đối với vận mệnh của VN. Đầu tiên, em thấy được vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn. Chao ôi , ông chính là người lo lắng cho vận mệnh của dân tộc! Vì yêu nước thương dân mà vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô để có thể yên ổn đời sống cho nhân dân. Sự dời chuyển kinh đô này chính là để tạo tiền đề cho sự phát triển hùng mạnh của dân tộc, là ý chí khát vọng tự cường ngàn đời của đất nước. Ông là người lãnh đạo anh minh, đặt lợi ích của nhân dân và dân tộc lên ưu tiên hàng đầu. Phải chăng quyết định rời chuyển kinh đô của Lý Công Uẩn là do ông sớm nhận ra điều kiện ở cố đô Hoa Lư không còn thích hợp cho nhân dân phát triển? Thứ hai, điều mà em cảm nhận được đó là sự trường tồn vĩnh cửu lâu bền hơn 1000 năm nay nhờ quyết định dời đô về thành Đại La của vua Lý Công Uẩn. Là một học sinh thủ đô, em ý thức được vai trò của mình trong việc cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước, tiếp bước cha anh mình.

Bình luận (0)
Trang Huyen
23 tháng 5 2021 lúc 8:36

Trong 215 năm trị vì (từ 1010 đến 1225) của nhà Lý, có thể nói vị vua được nhắc đến nhiều nhất là vua Lý Thái Tổ - người đã khởi dựng triều đại nhà Lý, người đã xác lập cho nước ta một thủ đô chính thức khá sớm (từ năm 1010). Việc chọn Đại La (Thăng Long – tức Hà Nội bây giờ) làm trái tim của đất nước của Lý Thái Tổ đã khởi đầu lịch sử thủ đô Thăng Long-Hà Nội và góp phần tạo dựng truyền thống văn hiến và anh hùng của đất kinh kỳ.

 

Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là “theo ý trời”)(1). Quê làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), sinh năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi ông còn nhỏ tuổi, nhờ sự nuôi dạy của hai thiền sư nổi tiếng uyên bác lúc bấy giờ là Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh ngay từ thuở nhỏ nên Lý Công Uẩn đã trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn.

Chí lớn tỏ rõ khác thường

Theo truyền thuyết, trước khi mẹ Lý Công uẩn (lúc này đang mang thai) đến chùa Ứng Tâm để xin ngủ nhờ thì sư trụ trì chùa Ứng Tâm đêm trước nằm mơ thấy Long thần báo mộng rằng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch có Hoàng đế đến”. Truyền thuyết đã diễn tả cảnh Lý Công Uẩn ra đời như sau: Một đêm khu tam quan của chùa sáng rực hẳn lên, hương thơm ngào ngạt lan toả. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai hai bàn tay có bốn chữ son “Sơn hà xã tắc”.

Lớn lên, Lý Công Uẩn rất khôi ngô tuấn tú, lại thêm thông minh, dần dần biểu lộ một tính cách, chí khí đặc biệt. Có nhiều truyền thuyết về ông rất kỳ bí, ví như: Có một lần, nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước. Không hiểu sao nhà sư lại phát hiện được, bèn trách mắng Công Uẩn. Cậu tức lắm, cho là bức tượng Hộ pháp nhìn thấy đã mách sư, bèn đánh tượng ba cái tát, rồi lấy son viết mấy chữ “Đồ tam thiên lí” (Đày ba ngàn dặm) vào sau lưng tượng. Đêm đó sư Khánh Vân nằm mơ, thấy Hộ pháp buồn rầu, đến ngỏ lời từ biệt: “Hoàng đế đã phạt đày tôi đi xa, xin chào ông ở lại”. Sáng sớm, sư Khánh Vân lên chùa xem hư thực thế nào, thì quả thấy sau lưng bức tượng Hộ pháp có dòng chữ viết kết án như ông đã nằm mơ. Nhà sư bèn sai mấy chú tiểu múc nước rửa đi, nhưng chùi thế nào cũng không sạch. Khi cho gọi Lý Công Uẩn đến rửa, thì cậu chỉ lấy tay xoa xoa thì chữ đã biến mất!Ngày càng lớn thì chí khí và tầm hiểu biết của Công Uẩn ngày càng nâng cao, học một biết mười, rất giỏi giang, nhưng vẫn tinh nghịch như một đứa trẻ.

Tương truyền một lần, Công Uẩn bị sư Vạn Hạnh phạt, trói suốt đêm nơi cửa chùa. Bị muỗi đốt không ngủ được, Công Uẩn tức cảnh đọc bốn câu thơ đầy khẩu khí, bằng tiếng Hán, dịch Nôm ra như sau:

“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Cùng trăng thanh thả giấc thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng!”

(Lê Văn Uông dịch)

Sư Vạn Hạnh nghe được tự nhủ thầm: “Đứa bé này không phải người thường, sau lớn lên ắt có thể giải nguy, gỡ rối, làm bậc minh chúa trong thiên hạ đây!”, bèn hết sức chăm sóc dạy bảo(2).

Công Uẩn có tính không màng của cải vật chất, chỉ chú tâm vào việc tìm hiểu chữ nghĩa của thánh hiền. Nhưng khi học cậu không câu nệ vào kinh sử và nhờ sáng dạ nên rất chóng hiểu, biết dùng những điều học được để suy ngẫm việc đời.

Nhờ có học vấn, tài cán và với chí lớn tỏ rõ khác thường nên Công Uẩn sớm được tiến cử vào triều làm quan nhà Tiền Lê từ đời vua Lê Đại Hành (941 – 1005), đến đời Lê Ngọa Triều (986 – 1009) tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ cao cấp, chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô.

Khi vua Lê Đại Hành đã mất, các vua sau này chơi bời trụy lạc, tranh giành ngôi vị chém giết lẫn nhau. Nhân dân trong nước đã tỏ ra quá chán ghét. Nhưng mãi đến năm 1010, khi Lê Long Đĩnh mất, lúc này Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tự Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn đang là chỉ huy quân túc vệ trong coi cung cấm với tài học vấn uyên thâm và nhiều tài cán nên được quan Chi hậu nhà Tiền Lê là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn lên ngôi vua. Và đó chính là Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý. Vua trị vì 19 năm thì mất, mất năm Mậu Thìn (1028), thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ, miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế(3).

Tầm nhìn xa, trông rộng

Lên ngôi vua, công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô. Mặc dù đất Hoa Lư vốn là kinh đô của nước ta hơn bốn chục năm trời suốt từ thời Đinh (968 – 979) đến thời Tiền Lê (980 – 1009)(4) nhưng Lý Thái Tổ nhận thấy vùng đất này rất chật hẹp không đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước thời bấy giờ, nên đã quyết định chọn vùng đất khác là Đại La, một trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự… làm thủ đô cả nước. Trong chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã lập luận một cách xác đáng như sau: “… Đại La… ở chính giữa bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, vị trí chính phương Đông, Tây, Nam, Bắc – tiện cho chiều hướng thuận nghịch của núi sông. Ở đó, địa thế vừa rộng, vừa phẳng, vùng đất vừa cao vừa sáng, dân cư không lo nạn lụt lội đắm đuối, muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi. Ngắm khắp nước Việt ta duy đó là thắng địa, thật là nơi then chốt của bốn phương hội lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời…” (trích dịch theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư). Vị vua khởi xướng triều đại nhà Lý đã chọn cho nước ta một thủ đô mới, điều đó đã thể hiện tầm nhìn xa, trông rộng của ông rất đúng đắn.

Tháng 7 năm năm 1010 vua khởi sự dời đô từ thành Hoa Lư dời đô ra phủ thành Đại La. Tương truyền khi thuyền vua đang tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự. Vua nhân đó gọi Đại La là Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên”, đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Từ đó, biết bao thế hệ cha ông ta đã gắn bó máu thịt để xây dựng, bảo vệ, mở mang liên tục vùng đất Thăng Long thiêng liêng ấy. Trãi qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay Thăng Long đã trở thành thủ đô Hà Nội, trái tim của đất nước, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm trị vị, vua đã chỉnh đốn việc cai trị chia nước làm 24 lộ, gọi Hoang Châu và Ái Châu là trại, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo đời sống chính trị, tư tưởng, kinh tế và xã hội cho nhân dân, được chính sử đánh giá là “khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng đế vương”(5). Lý Thái Tổ đã xây dựng một nền móng vững chắc cho vương triều của mình, đem lại cho nhân dân cuộc sống an nhàn và thịnh vượng.

Lý Công Uẩn, với tất cả trí thông minh, chí khí lớn, sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng của mình thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt về dựng, giữ nước và để lại những dấu ấn đẹp đẽ trong kí ức và tình cảm của nhân dân. 

Bình luận (0)
Phạm Thanh Bình
Xem chi tiết
Pham Dac Thinh
20 tháng 3 2018 lúc 10:15

tfrgthgthghjnhyt

Bình luận (0)
Quỳnh Hương
Xem chi tiết
nguyen do nhat uyen
2 tháng 11 2016 lúc 19:07

viet thanh bai van hay sao ban

 

Bình luận (3)
Hoàng Khánh Ly
11 tháng 11 2016 lúc 20:46

Em rất yêu quê hương ! Em tự nhủ sẽ cố gắng chăm lo học hành để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh .

Bình luận (0)
Xuân An Ngô
Xem chi tiết
Xử Nữ Chính Là Tôi
Xem chi tiết
nguyễn thị kim huyền
23 tháng 11 2017 lúc 21:24

bác là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và bác còn có tấm long nhân hậu sẵn sàng hi sinh vì đất nước

Bình luận (0)
Tên mk là thiên hương yê...
23 tháng 11 2017 lúc 21:16

bác là người yêu thiên nhiên , yêu đất nước , sẵn sàng hi sinh tính mạng của mk để cứu đât nước

Bình luận (0)
nguyen le chau anh
26 tháng 11 2017 lúc 21:20

cảm nhận về đêm trăng của hai bài thơ đều chứa đầy tình cảm của bác hồ.Đêm trăng sáng rực rỡ và tròng trịa

Bác là người yêu thiên nhiên,yêu cả thơ ca và yêu quê hương,đất nước,con người

em học đượcc của bác phẩm chất yêu thiên nhiên,đất nước,trân trọng những thứ bình dị xung quanh ta

Bình luận (0)
Dương Hoàng Thuỷ Trà
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thuỷ Trà
25 tháng 2 2023 lúc 15:37

Hépp

Bình luận (0)
Dương Cô Nương.
Xem chi tiết
Long Sơn
9 tháng 2 2022 lúc 14:12

Tham khảo

Sau khi học xong bài thơ :''Đêm nay Bác không ngủ'', hình ảnh Bác Hồ đã để lại trong em những ấn tượng rất sâu sắc và khó quên. Tuy làm chủ tịch nước Hồ Chí Minh nhưng Bác không ngại khó khăn và gian khổ tham gia theo dõi và chỉ huy chiến dịch Biên Giới 1950. Trong một lần dừng chân nghỉ ngơi ở mái lều tranh che mây, mưa kéo dài không dứt. Đêm nay Bác không ngủ được vì thương cho dân công đêm nay ngủ ngoài rừng rải là lắm chiêu và manh áo làm chăn. Em rất yêu kính và cảm phục Bác vì những việc làm mà Bác đã làm vì dân công - Người cha của dân tộc - Người mà luôn làm theo quy luật :''Nâng niu tất cả chỉ quên mình.''

Bình luận (0)
︵✰Ah
9 tháng 2 2022 lúc 14:12

Tham Khảo 

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được

truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Huyền
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Dat_Nguyen
9 tháng 8 2016 lúc 15:22

đánh mấy thì hơi lâu anh cắt một số đoạn hay để cho em tham khảo nhé:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."

Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. "Khóa xuân" ở đây không phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng kiều. Nàng trơ trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế. Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thân phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngắn, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiểu thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ còn biết làm bạn với mây và đêm. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé:

"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"

Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó là sự cô đơn, vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ sưng tấy.

Tạm quên đi những chia xẻ trong lòng. Kiều nhớ về những người thân:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ".

Đối với những quy định phong kiến. Kiều nhớ về người yêu rồi nhớ đến cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau đớn tình người yêu nữa còn xa xiết. Kỷ niệm còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh mua chuộc, ssớm đó bị đưa vào lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:

"Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ nàng đã hy sinh bán mình nên phần nào đã đền đáp được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, tối hẹn. Trong tâm cảnh như thế, để Kiều Nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc, một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim rỉ máu. Kiểu đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xã, ân hận, tủi hổ. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một con người.

Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với lí do buồn khác nhau, trong lòng Kiều đã buồn tác động lại khiến càng buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh liệt hơn.


"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."


Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy là bể lúc chiều hôm:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"

Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh đã gợi trong lòng người tha thương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:

"Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu!"


Cách làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển một cách hoa giữa dòng nước là cảnh của một nội cỏ.

"Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".

Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biêé bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của Thúy Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."


Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng chỉ là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy luật "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Và đó cũng là hiện thân, là tang vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp

 Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng là bốn cảnh và cặp câu được liên kết nhớ điệp ngữ "buồn trông".

"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Buồn trông ngọn nước mới xa
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh".


"Buồn trông" là nhìn xưa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà vô vọng. "Buồn trông" có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang nửa. Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh đứng sau cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang sâu lắng, vô vọng đến vô tận. "Buồn trông" trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tớ bình tâm trạng hết sức độc đáo và xúc động.Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này" thật độc đáo tạo nên đoạn thơ tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đúng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình vô cùng tinh luyện. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh : Cảnh và tình hòa hợp sống động, hình tượng biểu cảm. Đọc đoạn trích, em cảm thấy xót thương cho số phận Thúy Kiều. Chính vì vậy, đoạn thơ có giá trị nhân văn sâu sắc. Nó rấy lên trong lòng mỗi học sinh chúng em niềm cảm thương cho người con gái tài hoa bạc mệnh, từ đó thấy được số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

 Hơi bị dài nên e chịu khó đọc rồi lược bớt nhé!

Chúc em học tốt!!!!!!hihi
 

 

Bình luận (0)
☺Trần☺Đức☺
14 tháng 8 2016 lúc 20:25

Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.

Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.

Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.

camnhanvethuykieu-kieuolaungungbich

Cảm nhận về Thúy Kiều

Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm

Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.

Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.

Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:

Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.

Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Một bức tranh chỉ có màu “buồn”, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu “xanh xanh”, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đến thê lương cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

 

Bình luận (0)